Mỹ thất bại trong việc thúc đẩy ASEAN đối đầu với Trung Quốc?
Phải chăng Trung Quốc đã thành công phân hóa nội bộ Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)? Tại Thượng đỉnh lần thứ 26 các nước ASEAN, kết thúc ngày 27/04/2015, nước đương kim Chủ tịch ASEAN là Malaysia đã chọn thái độ ôn hòa đối với Trung Quốc trong khi Philippines thúc giục các nước thành viên “đương đầu” với âm mưu lấn chiếm toàn vùng biển Đông, theo bình luận của RFI.
ASEAN vẫn do dự trong việc tìm kiếm một liên minh đối trọng với Trung Quốc. Ảnh Reuters
Theo giới phân tích, bất đồng quan điểm trong ASEAN sẽ cản trở Hoa Kỳ thành lập một liên minh NATO châu Á. Sự kiện Trung Quốc tăng tốc lấn chiếm biển Đông nam Á, xây dựng cơ sở tính chuyện chiếm đóng lâu dài gây lo âu cho nhiều nước khu vực.
Tuy nhiên, phản ứng của mỗi thành viên ASEAN không giống nhau. Nếu Tổng thống Philippines Benigno Aquino dứt khoát lên án Bắc Kinh đang hoàn tất kế hoạch “đương nhiên kiểm soát biển Đông, phá hoại hòa bình ổn định” thì Malaysia gạt lập trường cứng cỏi này qua một bên.
Trong diễn văn kết thúc Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã đưa ra một đường lối tránh xung đột với Trung Quốc và cũng là lập trường “chính thức” của các nước Đông Nam Á: thuyết phục Bắc Kinh đàm phán với ASEAN một giải pháp “xây dựng”.
Theo nhà phân tích Jean-Paul Baquiast của Mediapart, trang báo điện tử có uy tín tại Pháp, đằng sau những tuyên bố dị biệt của các lãnh đạo Đông Nam Á là cả một cuộc đối đầu càng ngày càng lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington muốn tăng cường hiện diện quân sự và kinh tế trong vùng châu Á Thái Bình Dương trong khi Trung Quốc cũng muốn bành trướng thế lực.
Trong khu vực này, Hoa Kỳ có hai nhóm đồng minh thân thiết. Ở Đông Bắc Á, Washington trông cậy vào Hàn Quốc và nhất là Nhật Bản mà trong chuyến công du của thủ tướng Shinzo Abe, hai bên đã quyết định tăng cường hợp tác quân sự, cho phép quân đội Nhật mở rộng thẩm quyền can thiệp ra bên ngoài biên giới.
Video đang HOT
Ở phía nam, theo nhà báo Jean-Paul Baquiast, nhiều nước Đông Nam Á cũng đặt kỳ vọng vào sự can thiệp của Mỹ và muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ nhưng lại không dám trực tiếp đương đầu với Bắc Kinh dù chỉ qua những tuyên bố.
NATO Á Châu ?
Trong khuôn khổ kế hoạch “tái định vị” hay “chuyển trục” về Châu Á để đối phó với hiểm họa Trung Quốc tuy Mỹ không nói thẳng ra, nhiều nhà phân tích cho rằng Tổng thống Barack Obama muốn thành lập một liên minh quân sự theo mô hình tổ chức Bắc Đại Tây dương NATO, cũng do Hoa Kỳ lãnh đạo với các thành viên là một số nước ASEAN.
Đặc biệt, Tổng thống Barack Obama kỳ vọng vào quyết tâm của Philippines, Việt Nam, của Malaysia và Brunei để củng cố vị thế chiến lược trong khu vực.
Trước thượng đỉnh Kuala Lumpur, cơ quan tình báo Mỹ đã tiết lộ một số hình ảnh vệ tinh liên quan đến những hoạt động xâm lấn của Trung Quốc, xây dựng phi trường trong lãnh hải của Philippines.
Tổng thống Benigno Aquino cho biết thêm những động thái khác của hải quân Trung Quốc uy hiếp ngư dân Philippines. Được Washington khuyến khích, Manila muốn Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 là cơ hội để đưa ra một lập trường chung mạnh mẽ lên án Trung Quốc, bất chấp rủi ro xảy ra hải chiến.
Tuy nhiên, nhiều thành viên khác của Hiệp hội Đông Nam Á xem trọng quyền lợi thương mại và quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh hơn là chủ quyền biển đảo.
Hoa Kỳ có thể đã thất bại huy động Đông Nam Á vào chiến lược “chuyển trục” của mình nhưng liệu lập trường “mềm mỏng” của một số nước thành viên ASEAN có sẽ thành công buộc Trung Quốc đàm phán nghiêm túc? Hay trái lại, nói theo ngôn ngữ của ngư dân : ASEAN có nguy cơ mất cả chì lẫn chài, vẫn theo bình luận của RFI.
Theo VOV/Biz Live
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á-Phi thúc đẩy hợp tác kinh tế
Tham dự hội nghị có 500 đại biểu gồm các quan chức chính phủ, nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp từ các nước châu Á và châu Phi.
Ngày 21/4, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Jakarta, Indonesia diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á - Phi (AABS 2015), với chủ đề "Hiện thực hóa Quan hệ đối tác Á-Phi vì Tiến bộ và Thịnh vượng". Hội nghị diễn ra một ngày, là cơ hội để các nước bàn thảo những biện pháp thúc đẩy hợp tác hai châu lục. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Á-Phi 2015 đang diễn ra tại Indonesia.
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á - Phi (AABS 2015) (ảnh: Reuters)
Tham dự hội nghị có 500 đại biểu gồm các quan chức chính phủ, nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp từ các nước châu Á và châu Phi. Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề về hàng hải, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, đầu tư và thương mại.
Theo các đại biểu, châu Á và Phi hiện đều ưu tiên vào phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu, đồng thời tăng cường liên kết khu vực và liên khu vực. Với đà tăng trưởng nhanh của hai khu vực hiện nay, hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Á-Phi là cơ hội cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ cả hai khu vực thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực tư nhân và tăng cường hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định, đây là thời điểm để châu Á - châu Phi thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư, cũng là lúc để giới kinh doanh có vai trò lớn hơn nhằm cụ thể hóa tinh thần của Hội nghị Bandung.
Ông Widodo nói: "Tôi tin rằng diễn đàn doanh nghiệp là nơi hiện thực hóa và tăng cường tinh thần Bandung thông qua hợp tác và đầu tư, đảm bảo những lợi ích song phương. Hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển và người dân. Tôi hi vọng sẽ có sự đột phá tại hội nghị này, giúp tăng cường sự hợp tác của hai châu lục".
Các đại biểu cũng cho rằng, là khu vực chiếm tới 75% dân số của thế giới, châu Á và châu Phi có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy vậy, sự hợp tác của hai châu lục thời gian qua vẫn chưa đem lại được nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho người dân hai khu vực.
Phó Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tham dự hội nghị kêu gọi các nhà lãnh đạo Á-Phi giải quyết sự mất cân bằng thương mại đang tồn tại giữa hai châu lục. Ông Cyril Ramaphosa nhấn mạnh: "Chúng ta cần tăng cường thương mại giữa hai khu vực châu Á và châu Phi để đảm bảo thực hiện hóa các triển vọng trong chương trình phát triển kinh tế. Chúng ta cũng cần giải quyết được sự mất cân bằng thương mại tồn tại giữa hai châu lục. Bằng việc tăng cường hợp tác, hai bên sẽ bắt đầu một giai đoạn mới trong thương mại toàn cầu".
Nước chủ nhà Indonesia trước đó cũng có kế hoạch thành lập một hội đồng doanh nghiệp để tăng cường đầu tư và thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Á và châu Phi. Hội đồng doanh nghiệp Á-Phi sẽ giúp tổ chức các cuộc gặp thường xuyên giữa những nhà doanh nghiệp hàng đầu hai châu lục, thúc đẩy việc thực hiện một cách hiệu quả và kịp thời bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa hai bên.
Bên lề hội nghị cũng diễn ra nhiều cuộc gặp song phương giữa quan chức các quốc gia của hai châu lục. Qua đó, cụ thể hóa những mục tiêu hợp tác, mang lại những hiệu quả thiết thực của hội nghị.
Ngày 22/4, Hội nghị Á-Phi sẽ bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh với sự tham dự của 34 nhà lãnh đạo các nước. Đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu tham dự hội nghị./.
Phạm Hà Tổng hợp
Theo_VOV
Khủng hoảng Yemen: Mỹ và Iran đối đầu trên mặt trận mới Hai nước tỏ ra chân thành trong vấn đề hạt nhân nhưng lại lập tức ở vào thế căng thẳng trong vấn đề Yemen. Trong một phản ứng nhằm phản đối Iran hỗ trợ nhóm phiến quân Houthi tại Yemen, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (20/4) điều động một tàu sân bay và một tàu tuần tiễu tới vùng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

'Canh bạc' khó lường

Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược
Có thể bạn quan tâm

Màn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãi
Sao việt
19:41:26 03/04/2025
Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội
Tin nổi bật
19:29:06 03/04/2025
Đi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệt
Netizen
19:21:27 03/04/2025
Luis Diaz tái lập kỳ tích của Salah ở trận derby Merseyside
Sao thể thao
18:26:02 03/04/2025
Sao nhí đẹp trai như "xé truyện bước ra" bị tóm gọn với hình ảnh nhan sắc gây choáng
Sao châu á
18:15:42 03/04/2025
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ
Pháp luật
17:27:41 03/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"
Ẩm thực
17:01:36 03/04/2025
Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa
Phim âu mỹ
16:58:10 03/04/2025
Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở
