Mỹ thành lập liên minh chống bạo lực súng đạn
200 nhà lập pháp Mỹ đã thành lập một liên minh phi đảng phái trên toàn quốc nhằm chống lại vấn nạn bạo lực súng đạn, theo Reuters ngày 9.12.
Tổng thống Mỹ Barack Obama – Ảnh: Reuters
Ông Brian Kavanagh, người sáng lập, cho biết khoảng 200 nhà lập pháp đến từ 50 tiểu bang đã đồng ý tham gia liên minh Phòng ngừa bạo lực súng đạn Mỹ.
Liên minh sẽ tập trung vào những cải cách kiểm soát súng đạn cấp nhà nước, bao gồm cả công tác phòng chống buôn bán súng giữa các bang và thắt chặt kiểm tra lý lịch người mua, theo ông Kavanagh, thành viên hội đồng lập pháp bang New York.
“Quốc hội đã &’không hoàn thành trách nhiệm của mình’ trong việc ngăn chặn bạo lực súng. Chúng ta không thể cùng đi chung con đường đó nữa”, Reuters dẫn lời thượng nghị sĩ Dân chủ Jose Rodriguez đến từ bang Texas.
Trước đó, Tổng thống Barack Obama tuyên bố sẽ ngăn chặn bạo lực súng đạn sau vụ sát thủ 20 tuổi xả súng làm chết 26 người, chủ yếu là trẻ em, tại một trường học bang Connecticut vào năm 2012. Tuy nhiên, Thượng viện đã bác bỏ dự luật của ông Obama về việc mở rộng diện kiểm tra hồ sơ lý lịch của những người mua súng.
Súng được bày bán tại một cửa hàng ở bang Missouri (Mỹ) – Ảnh: Reuters
Liên minh lần này có sự tham gia của các nhà lập pháp đến từ cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa. Thông tin về nhà tài trợ không được công bố; tuy nhiên theo ông Kavanagh, các chiến dịch gây quỹ đã được tiến hành. Cuộc họp đầu tiên dự kiến diễn ra vào ngày 9.12.
Video đang HOT
Một chiến dịch ngăn ngừa bạo lực súng đạn năm ngoái đã thông báo các tiểu bang đi đầu trong việc thông qua luật kiểm soát súng. Tám tiểu bang, đứng đầu là California, đã ban hành những cải cách lớn về súng đạn sau vụ xả súng tại bang Connecticut, theo Reuters.
Cử tri tại bang Washington tháng 11 cũng đã tán thành luật mở rộng kiểm tra lý lịch người mua súng, theo Reuters.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Cánh cửa liên minh quân sự Nga - Trung hé mở
Trong khi Moscow lâm vào căng thẳng với phương Tây, còn Bắc Kinh muốn sở hữu công nghệ và vũ khí hiện đại của Nga, ý tưởng về một hiệp ước quân sự Nga - Trung, dù có thể còn xa vời, đang ngày càng trở nên hấp dẫn với hai bên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh:Reuters
Nga và Trung Quốc đang có kế hoạch tổ chức tập trận hải quân chung quy mô lớn ở Địa Trung Hải và Thái Bình Dương vào năm sau. Sự tăng cường hợp tác kinh tế và chính trị dường như sẽ đưa hai cường quốc xích lại gần nhau và có thể thảo luận về việc hình thành một khối quân sự, tờ CS Monitornhận định.
Hai nước đều đang ráo riết tăng chi tiêu quân sự và hiện đại hóa lực lượng. Trung Quốc dự kiến sẽ chi khoảng 132 tỷ USD cho quốc phòng đến hết năm nay. Trong khi đó, Nga đang triển khai chương trình tái vũ trang trên diện rộng kéo dài 5 năm, trị giá 700 tỷ USD. Nga gần đây nối lại hoạt động của máy bay tuần tra ném bom có từ thời Xô Viết trên hầu khắp vùng trời phương Tây. Theo các quan chức Nga, cuộc tập trận hải quân sắp tới nhằm chứng minh rằng các hạm đội Nga và Trung Quốc có thể phối hợp cùng nhau trong một vùng biển.
Hợp tác giữa Bắc Kinh và Moscow vẫn còn lâu mới đến mức có thể trở thành "NATO của phương Đông", nhưng đây là viễn cảnh mà các chuyên gia đang dự đoán.
Nga và Trung Quốc không phải là đồng minh chính thức, tuy nhiên, quan hệ kinh tế song phương đã đạt được bước nhảy vọt với hai thỏa thuận năng lượng khổng lồ tổng trị giá gần 1 nghìn tỷ USD, được ký kết trong vài tháng gần đây. Khi căng thẳng Nga - phương Tây ngày càng leo thang và Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ với những nước đồng minh của Mỹ trong khu vực, các quan chức Nga lần đầu gợi ý về việc thiết lập một liên minh an ninh lâu dài.
Lực đẩy đến gần nhau
Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc gần đây "rõ ràng đã mở rộng và có tính hệ thống", Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu nói với các phóng viên trong chuyến thăm Bắc Kinh, dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) hồi đầu tháng. Trung Quốc và Nga ngày càng quan tâm đến "nỗ lực của Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và chính trị trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương", ông nói. Do đó, "chúng tôi tin rằng mục tiêu chính của việc kết hợp hai bên là nhằm hình thành một hệ thống an ninh khu vực chung".
Nếu khối quân sự Nga - Trung được thiết lập, nó sẽ thống trị lục địa Á - Âu với căn cứ hải quân trải dài từ vùng Baltic, qua Bắc Cực, Thái Bình Dương và Biển Đông. Các loại vũ khí tân tiến của Nga cùng dân số và nền công nghiệp lớn của Trung Quốc, khi kết hợp với nhau có thể tạo ra một "người khổng lồ", có khả năng ganh đua với NATO.
Sức ép hiện tại từ biện pháp trừng phạt và nỗ lực cô lập Nga về chính trị của phương Tây, cộng với tham vọng tăng cường sức ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc đang đẩy Moscow và Bắc Kinh vào vòng tay của nhau. Hiệp ước quân sự chung càng thêm hấp dẫn với hai nước.
"Tình hình đang phát triển theo hướng đó. Nga hiện rơi vào một vị trí khiến nước này quan tâm đến việc tìm kiếm một khối quân sự bảo đảm hơn bao giờ hết", Alexander Salitsky, một chuyên gia của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế tại Moscow, nói. "Dù chúng ta có thích điều đó hay không, một trật tự thế giới lưỡng cực mới đang nổi lên. Nga và Trung Quốc vốn đã có những phương sách phối hợp về chính trị và ngoại giao, và chúng dường như đang phát triển".
Trung Quốc và Nga có lợi ích chung trong chính sách tại các nước Trung Á. Tại đây, hai nước cạnh tranh về tài nguyên nhưng có chung nỗi lo về sự lây lan khủng bố của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Cả hai đều thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tổ chức quốc tế lớn duy nhất không có sự tham gia của Mỹ và các đồng minh. SCO, được thành lập vào năm 2001, hiện có 6 nước thành viên với mục đích phối hợp phát triển kinh tế, đồng thời được cho là cố gắng "hất cẳng" Mỹ ra khỏi các căn cứ quân sự ở Trung Á. Tổ chức này hiện còn đảm nhận vai trò giữ gìn an ninh khu vực, khi viễn cảnh NATO rút hết lực lượng khỏi Afghanistan ngày càng cận kề.
Nga trước đây vẫn trì hoãn việc bán vũ khí hiện đại nhất cho Trung Quốc, chủ yếu là do lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ nắm được công nghệ sản xuất và chế tạo ra những "bản sao" để rao bán với giá rẻ hơn trên thị trường vũ khí toàn cầu. Tuy nhiên, Moscow dường như hiện sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc máy bay chiến đấu tối tân nhất như chiến đấu cơ đa năng Su-35, cũng như hệ thống phòng không hiện đại nhất nước này là S-400.
Cuộc tập trận hải quân chung trên các đại dương cho thấy Moscow và Bắc Kinh có thể dự tính một chương trình nghị sự rộng hơn. Các nhà phân tích cho rằng mục tiêu của hai nước tuy khác nhau, nhưng ít nhất, tại thời điểm hiện giờ, chúng bổ sung cho nhau.
"Tạo ra một liên minh quân sự - chính trị là mục tiêu của Nga chứ không phải là Trung Quốc", Sergei Lukonin, một chuyên gia người Nga hàng đầu về Trung Quốc nhận định.
"Ý định của Nga chủ yếu là vì mục đích chính trị, Moscow muốn dùng 'lá bài' Trung Quốc để đấu với phương Tây", ông Lukonin nói. "Một trong những lý do chính khiến Trung Quốc chấp nhận ý định này là hy vọng có được công nghệ quân sự của Nga. Bắc Kinh sử dụng tình hình chính trị thế giới hiện tại để có được điều họ muốn, và chiến lược này có vẻ sẽ thành công".
"Liệu giả thuyết này có thành hiện thực hay không phụ thuộc vào thời gian kéo dài của việc sử dụng lệnh trừng phạt làm vũ khí giữa Nga và phương Tây. Nếu căng thẳng hai bên được bình thường hóa sớm, nó sẽ bị lãng quên; còn nếu nó kéo dài, liên minh Nga - Trung có thể xảy ra", ông nói.
Chướng ngại tiềm ẩn
Tuy nhiên, Christopher Miller, một nghiên cứu sinh khoa lịch sử tại Đại học Yale, Mỹ, người đang hoàn thiện một cuốn sách về quan hệ Nga - Trung bày tỏ hoài nghi về liên minh Nga - Trung trong một bài viết trên The Moscow Times. Theo Miller, hai nước đều không thể đóng vai trò chính trong việc giúp đỡ bên kia thực hiện các mục tiêu cốt lõi.
Mục tiêu chính của Trung Quốc là bảo vệ sự phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong cả hai lĩnh vực này, Nga chỉ có thể đóng một vai trò nhỏ. Mỹ, châu Âu và các nước châu Á quan trọng hơn nhiều với việc phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Nga muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các nước châu Á, do đó Moscow sẽ không đứng về phía Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, Dingding Chen, một chuyên gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Macau, viết trên The Diplomat. Trung Quốc cũng ít quan tâm đến khủng hoảng Ukraine và ít có khả năng sẽ can thiệp.
Theo Miller, lý do chính khiến điện Kremlin tăng cường quan hệ với Trung Quốc khi khủng hoảng Ukraine đang diễn ra không phải là vì Moscow tin rằng Bắc Kinh sẽ hỗ trợ trực tiếp, mà là vì mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc mang lại cho Nga đòn bẩy lớn hơn trong các cuộc đàm phán với phương Tây.
Chuyên gia Lukonin nhận định rằng, nếu thiết lập liên minh với Trung Quốc, "Moscow sẽ phải làm quen với việc Bắc Kinh là bên chiếm ưu thế trong mối quan hệ song phương này", tuy nhiên, Miller lại có cái nhìn ngược lại.
"Nga sẽ không chấp nhận chịu thiệt", ông nói.
Phương Vũ
Theo VNE
5 đảng thành lập liên minh tại quốc hội Ukraine 5 đảng phái lớn tại Ukraine đã thống nhất thành lập một liên minh cầm quyền tại quốc hội, Itar Tass dẫn báo cáo của hãng tin UNIAN ngày 21.11. Phiên làm việc đầu tiên của quốc hội mới dự kiến diễn ra vào ngày 27.11 - Ảnh:Reuters 5 thành viên của liên minh cầm quyền tại quốc hội Ukraine gồm có đảng...