Mỹ tẩy chay lễ duyệt hạm quốc tế của Trung Quốc để ủng hộ Nhật
Mỹ đã quyết định không cử một tàu chiến tham dự một lễ duyệt hạm quốc tế ở Trung Quốc sau khi biết tin Nhật Bản bị loại khỏi danh sách khách mời, một quan chức quốc phòng Mỹ ngày 4/4 cho biết.
Hàng không mẫu hạm USS Harry S. Truman của hải quân Mỹ.
Lễ duyệt hạm quốc tế sẽ được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập hải quân Trung Quốc và Washington đã định tham gia sự kiện này tại thành phố Thanh Đảo, miền đông Trung Quốc vào cuối tháng này.
Nhưng một quan chức quốc phòng cấp cao giấu tên của Mỹ hôm qua cho hay: “Nhật Bản đã không được mời. Vì vậy, để thể hiện tinh thần đoàn kết, chúng tôi quyết định sẽ không tham gia”.
Tuy nhiên, Tư lệnh hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, và chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, sẽ vẫn tham dự một hội nghị hải quân tại Thanh Đảo, vốn diễn ra trùng thời điểm với lễ duyệt hạm, quan chức trên nói thêm.
Video đang HOT
Lễ duyệt hạm không phải là một cuộc diễn tập và động thái của Washington không phải là một sự “đoạn tuyệt” với Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã không báo cho giới chức Trung Quốc về quyết định của mình 10 ngày trước, quan chức trên cho hay.
Nhật Bản cũng vẫn được mời tham dự một hội nghị hải quân, vốn có sự tham dự của nhiều quan chức từ hơn 20 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Cuộc tranh cãi về lễ duyệt hạm quốc tế diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng vì quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Các tàu và máy bay của chính phủ Trung Quốc đã liên tục xuất hiện gần quần đảo tranh chấp kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa chúng hồi tháng 12/2012.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, người đã kêu gọi sự kiềm chế, sẽ đề cập tới vấn đề trên khi ông tới thăm Nhật Bản và Trung Quốc vào cuối tuần này.
Hôm qua 3/4, ông Hagel đã kết thúc các cuộc hội đàm kéo dài hơn 2 ngày với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Hawaii, nơi các cuộc thảo luận đề cập tới các tranh chấp lãnh thổ liên quan tới Trung Quốc và các sứ mệnh cứu hộ nhân đạo phối hợp.
Theo Dantri
Tư lệnh Mỹ: Triều Tiên là mối lo số 1 tại châu Á
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố, đối với Washington, Triều Tiên vẫn là "mối quan ngại lớn nhất về an ninh" tại châu Á.
Trả lời báo chí hôm qua, Đô đốc Harry B. Harris Junior, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh, Washington quan ngại nhất là các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng dù ở căng thẳng, tranh chấp vẫn tiếp diễn ở một số khu vực khác tại châu Á-Thái Bình Dương.
"Mối bận tâm về an ninh lớn nhất của chúng tôi là Triều Tiên. Tôi ngán các hành động khiêu khích của họ. Tôi không hiểu gì về họ, không hiểu ý định, cách thức và đường lối lãnh đạo của họ. Tôi không biết giới lãnh đạo Triều Tiên muốn gì", Đô đốc Harry B. Harris Junior thẳng thắn chia sẻ.
Xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại Bạo Phong Hổ do Triều Tiên tự sản xuất trong một cuộc diễu hành.
Trong thời gian qua, Triều Tiên thường xuyên đe dọa "chiến tranh toàn diện" hoặc "tấn công hạt nhân" hủy diệt Mỹ và các nước láng giềng châu Á. Năm ngoái, Bình Nhưỡng đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ ba, bất chấp sự lên án và phản đối quyết liệt từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng như các nghị quyết trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Ngoài ra, Đô đốc Harry B. Harris Jr cũng tố cáo Trung Quốc đơn phương thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không mới trên Biển Hoa Đông (ADIZ) bao gồm quần đảo tranh chấp với Nhật Bản là Điếu Ngư/Senkaku, đẩy căng thẳng khu vực leo thang mạnh mẽ.
"ADIZ (của Trung Quốc) không ảnh hưởng đến các hoạt động quân sự của chúng tôi trong khu vực. Chúng tôi vẫn hoạt động bình thường. Nhưng chúng tôi cho rằng, việc Trung Quốc áp đặt ADZIZ (tại Biển Hoa Đông) là một hành động đáng tiếc. Nó thể hiện sự ép buộc của Trung Quốc đối với những quốc gia khác", Đô đốc Mỹ nhấn mạnh.
Chưa hết, ông Harry B. Harris Jr cũng không quên tố cáo động thái "ép buộc" các nước láng giềng trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo của Bắc Kinh. Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên phần lớn Biển Đông và ngày càng tỏ ra kiên quyết hơn trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các láng giềng như Philippines, Việt Nam và một số nước khác trong khu vực cũng như Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.
Cuối cùng, Đô đốc Harris thúc giục các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc giải quyết bất đồng "một cách hữu nghị, hòa bình" và hoan nghênh việc Trung Quốc chấp nhận tham gia cuộc tập trận lớn nhất thế giới RIMPAC ở Thái Bình Dương do quân đội Mỹ dẫn đầu vào tháng 6. Cuộc tập trận có sự tham dự của 23 quốc gia trên khắp thế giới.
Theo Kiến thức
8 chiến hạm Nga ồ ạt đổ bộ vào biển Đông Ngày 3/12, đội tàu chiến gồm 5 chiếc thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga trên đường trở về căn cứ Vladivostok qua biển Đông đã vào thăm Singapore. Phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Roman Martov cho biết, đội tàu 5 chiếc tàu chiến của Hải quân Nga gồm tàu khu trục chống ngầm hạng nặng Đô...