Mỹ tập trung mọi “ngóc ngách” ở Ấn Độ – Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc
Mỹ ngày 11/2 công bố tổng quan chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cam kết tăng cường nguồn lực ngoại giao và an ninh nhằm đẩy lùi nỗ lực mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Tàu chiến Mỹ tập trận cùng các tàu của hải quân Australia và Nhật Bản (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Trong bản tổng quan chiến lược dài 12 trang, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ tập trung vào mọi ngóc ngách của khu vực, từ Nam Á đến các đảo Thái Bình Dương, nhằm củng cố vị thế và cam kết lâu dài của mình.
“Trung Quốc đang kết hợp sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để theo đuổi phạm vi ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và tìm cách trở thành cường quốc có ảnh hưởng nhất thế giới. Những nỗ lực tập thể của chúng tôi trong thập niên tới sẽ xác định liệu Trung Quốc có thành công trong việc chuyển đổi các quy tắc và chuẩn mực, mang lại lợi ích cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và thế giới hay không”, bản đánh giá của Mỹ cho biết.
Trong tài liệu mới công bố, Mỹ cam kết hiện đại hóa các liên minh, tăng cường các mối quan hệ đối tác mới nổi và đầu tư vào các tổ chức khu vực. Mỹ đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của “một Ấn Độ mạnh mẽ” với tư cách là đối tác trong tầm nhìn tích cực của khu vực.
Mỹ khẳng định sẽ theo đuổi một khu vực “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở thông qua một mạng lưới các liên minh mạnh mẽ và cùng nhau củng cố”.
Video đang HOT
Theo kế hoạch hành động trong 12-24 tháng tới, Washington sẽ “mở rộng có ý nghĩa” sự hiện diện ngoại giao của mình ở Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương, đồng thời ưu tiên các cuộc đàm phán quan trọng với các quốc đảo Thái Bình Dương có khả năng cho phép quân đội Mỹ tiếp cận.
“Chúng tôi sẽ tái tập trung hỗ trợ an ninh tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm việc xây dựng năng lực hàng hải và nhận thức về hàng hải”, tài liệu nêu rõ.
Tài liệu cũng tái khẳng định kế hoạch của Mỹ nhằm khởi động Khung kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào đầu năm 2022, một sáng kiến mà chính quyền Mỹ hy vọng sẽ phần nào lấp khoảng trống lớn của Mỹ với khu vực kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump từ bỏ một sáng kiến thương mại đa phương vào năm 2017.
Kế hoạch hành động của Mỹ cũng cam kết mở rộng sự hiện diện và hợp tác của lực lượng tuần duyên Mỹ ở Nam Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, nơi Washington xác định Trung Quốc là mối đe dọa đối với các khu vực đánh bắt hải sản và thương mại tự do.
“Chiến lược Trung Quốc của chúng tôi có phạm vi toàn cầu. Chiến lược này xác định Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một khu vực cạnh tranh đặc biệt gay gắt”, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết.
Việc công bố tài liệu diễn ra cùng thời điểm với chuyến thăm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhằm nhấn mạnh ưu tiên của Mỹ đối với khu vực, ngay cả khi Washington đang vật lộn với mối quan hệ bế tắc với Nga. Mỹ cáo buộc Nga triển khai khoảng 100.000 quân gần biên giới Ukraine, khiến phương Tây lo ngại về một cuộc tấn công trong tương lai gần.
Tài liệu của Mỹ được công bố sau khi Trung Quốc và Nga tuần trước khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược “không có giới hạn”, cùng nhau hợp tác và đối phó với Mỹ để xây dựng một trật tự quốc tế mới.
Bị New Zealand "cấm cửa", nữ nhà báo cầu cứu Taliban
Một nữ nhà báo người New Zealand cho biết, cô đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của Taliban để được ở lại quốc gia Nam Á này và sinh con sau khi không được trở về quê nhà vì quy định chống dịch nghiêm ngặt.
Bellis sẽ sinh con với bạn trai vào tháng 5 tới (Ảnh: NZ Herald).
Theo Guardian, nhà báo Charlotte Bellis đã rất bất ngờ khi được Taliban đồng ý để ở lại và sinh con tại Afghanistan, dự sinh là vào tháng 5 tới.
Trong một chuyên mục đăng trên báo New Zealand Herald hôm 29/1, Bellis cho biết thật "mỉa mai" khi cô đã từng chất vấn Taliban về cách họ đối xử với phụ nữ và giờ cô đang hỏi chính phủ New Zealand những câu hỏi tương tự.
"Khi Taliban cho phép tôi, một phụ nữ đang mang thai nhưng chưa kết hôn, được ở lại và sinh con an toàn, tôi biết rằng mọi thứ đảo lộn hết rồi", Bellis viết trong chuyên mục của mình.
Năm ngoái, nữ nhà báo Bellis, khi đang làm việc tại chi nhánh Afghanistan của hãng thông tấn Al Jazeera, đã đưa tin về việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan và thu hút sự chú ý của quốc tế khi chất vấn các thủ lĩnh Taliban về cách đối xử của họ với phụ nữ và trẻ em gái.
Trong chuyên mục của mình hôm 29/1, Bellis kể câu chuyện rằng, khi trở lại Qatar vào tháng 9/2021, cô đã phát hiện ra mình đang mang thai với bạn trai, nhiếp ảnh gia tự do Jim Huylebroek, một cộng tác viên của báo New York Times.
Cô mô tả việc mang thai là một "phép màu" sau thời gian các bác sĩ nói cô không thể có con. Tuy nhiên, mang thai khi chưa kết hôn là bất hợp pháp ở Qatar, do đó cô đã phải giữ bí mật và lên kế hoạch trở về quê nhà New Zealand để sinh con.
Cô cho biết đã xin nghỉ việc ở Al Jazeera vào tháng 11/2021 và cặp đôi chuyển đến quê nhà Bỉ của bạn trai Huylebroek. Nhưng cô không thể ở lại lâu vì không phải là công dân. Cô muốn trở về quê nhà nhưng giới chức New Zealand thông báo Bellis không đủ điều kiện được nhập cảnh theo các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt tại biên giới của nước này do cô đã di chuyển nhiều nơi trong 14 ngày.
Và cuối cùng nơi duy nhất mà cặp đôi có thị thực để sống là Afghanistan. Bellis sau đó đã quyết định liên lạc với các lãnh đạo cao cấp của Taliban và được họ đồng ý cho tị nạn, sinh con tại Afghanistan.
"Chỉ cần nói với mọi người rằng bạn đã kết hôn và nếu mọi việc căng thẳng, hãy gọi cho chúng tôi. Đừng lo lắng", Bellis kể lại lời một lãnh đạo Taliban đã nói với cô.
New Zealand đã siết chặt các biện pháp hạn chế tối đa để ngăn làn sóng dịch Covid-19 lây lan và cho đến nay nước này chỉ ghi nhận 52 ca tử vong do đại dịch. Nhưng quy định yêu cầu ngay cả những công dân trở về cũng phải cách ly 10 ngày trong các khách sạn do quân đội quản lý đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng đối với những người muốn trở về nhà.
Câu chuyện về những công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài trong hoàn cảnh éo le đã khiến Thủ tướng Jacinda Ardern và chính phủ của bà bối rối.
Phản hồi trước các thông tin trên, Bộ trưởng Bộ đối phó Covid-19 của New Zealand, Chris Hipkins, nói với báo Herald rằng ông đã yêu cầu cấp dưới kiểm tra xem liệu quy trình xử lý đơn nhập cảnh của Bellis có được thực hiện đúng đắn hay không.
Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa Mỹ ngày 20/1 đã đưa tàu khu trục USS Benfold áp sát quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Benfold (Ảnh: Reuters). Reuters dẫn thông báo ngày 20/1 của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cho biết, chiến hạm USS Benfold đã...