Mỹ tập trung 60% hoạt động trinh sát tàu ngầm cho Thái Bình Dương
Hơn 60% các hoạt động trinh sát tàu ngầm của Mỹ hiện tập trung vào khu vực Thái Bình Dương, trong đó có các vùng gần Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên, một báo cáo gần đây của hai chuyên gia hạt nhân Mỹ cho biết.
Đồ họa mô phỏng tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio phóng các tên lửa Tomahawk.
Theo báo cáo về lực lượng hạt nhân Mỹ của các nhà khoa học Mỹ Hans Kristensen and Robert Norris, Washington đã triển khai 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, được trang bị các tên lửa đạn đạo Trident II D5, cho các khu vực hoạt động ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương để tăng cường răn đe hạt nhân.
Các nhà quan sát cho hay các hoạt động tăng cường của Mỹ tại Thái Bình Dương phản ánh những lo ngại về khả năng hạt nhân của các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc và Triều Tiên.
Video đang HOT
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh biển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có nhiều biến động. Trung Quốc đẩy mạnh phô trương sức mạnh hàng hải, trong khi các căng thẳng liên quan tới tranh chấp chủ quyền ngày càng gia tăng.
Theo Dantri
SLBM Trident II D5: Tên lửa đạn đạo chính xác và mạnh bậc nhất thế giới
Ngày 28-09, trang mạng NTI trích dẫn nguồn thông cáo báo chí của hãng Lockheed Martin cho biết, trong tháng này hải quân Mỹ đã phóng thử 4 lần thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II D5, nâng tổng số lần phóng thành công liên tiếp lên con số 152.
Hải quân Mỹ cho biết, các cuộc phóng thử xuất phát từ mệnh lệnh của Bộ quốc phòng nhằm kiểm tra tính tin cậy của lực lượng răn đe hạt nhân trên biển. Công ty Lockheed Martin cũng công khai nhật ký phóng thử của 4 vụ phóng tên lửa UGM-113 Trident II D5 trong 2 ngày 10-09 và 12-09 và cho biết, các lần phóng thử này đều không có đầu đạn để đảm bảo độ an toàn.
Theo số liệu mới nhất của quốc hội Mỹ, tính đến hết tháng 3 năm nay, hải quân Mỹ đang đã triển khai trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược tổng cộng 232 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II D5, 176 quả còn lại hiện đang được cất trữ trong kho, không triển khai trên tàu ngầm. Hiện nay, Trident II D5 là một nhân tố cấu thành quan trọng nhất trong kho vũ khí răn đe hạt nhân của hải quân Mỹ.
Theo tin cho biết, các vụ phóng thử đều được tiến hành ở tây Thái Bình Dương bởi 1 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio. Đây là loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược tiên tiến nhất, có lượng giãn nước 19.000 tấn, sử dụng lò phản ứng hạt nhân và 2 động cơ Tuabin 30.000Hp. "Ohio" được trang bị hệ thống vũ khí mạnh nhất thế giới, bao gồm: 24 quả tên lửa đạn đạo "Trident" D5 hoặc 154 quả tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk.
Một vụ phóng thử SLBM Trident II D5 từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio
Trước các vụ phóng thử này, tính từ năm 1989 đến nay, hải quân Mỹ đã phóng thử 148 quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II D5 đạt tỷ lệ thành công tuyệt đối. Công ty Lockheed Martin cho biết, với vụ thử thành công liên tiếp 4 quả Trident II D5, loại SLBM này đã xác lập kỷ lục thế giới về tính tin cậy so với các SLBM của các cường quốc trên thế giới với 152 lần phóng thành công liên tiếp.
Ngoài việc đứng đầu trong hàng ngũ những tên lửa đạn đạo đáng tin cậy nhất thế giới, Trident-II-D5 còn được coi là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) chính xác nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất. Nó đồng thời cũng đứng thứ 6 trong số 10 dự án quân sự tốn kém nhất của Mỹ năm 2012 (tính theo tổng chi phí đầu tư trong năm), với 54 tỷ USD.
SLBM Trident được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin và đưa vào sử dụng trong Hải quân Mỹ từ năm 1979 thay thế cho tên lửa UGM-73 Poseidon. Theo cách phân loại vũ khí của Mỹ, chữ U đứng đầu được chỉ định cho các loại vũ khí phóng ngầm từ dưới nước, chữ L đứng đầu chỉ định cho các loại tên lửa phóng từ mặt đất, chữ A là vũ khí phóng từ trên không, chữ R chỉ các vũ khí phóng từ tàu mặt nước...
Cận cảnh tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II D5
SLBM Trident được phát triển với 2 biến thể, biến thể UGM-96A Trident-I và UGM-113 Trident-II. Trident-I phóng thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào ngày 18/1/1977 và được phóng lần cuối vào ngày 18/12/2001 trước khi được thay thế hoàn toàn bằng Trident-II.
SLBM Trident-II có chiều dài 13,41m, đường kính 1,85m, trọng lượng phóng 58,5 tấn. Đây là tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn với tầm bắn thiết kế 11.000km. Tên lửa có khả năng mang theo 8 đầu đạn hạt nhân W88 với đương lượng nổ 475 Kt/đầu đạn hoặc 12 đầu đạn hạt nhân W76 với đương lượng nổ 100 Kt/đầu đạn.
Thân tên lửa được làm bằng nguyên liệu tổng hợp từ sợi carbon gia cố bằng polymer làm cho trọng lượng tên lửa nhẹ hơn nhiều so với người tiền nhiệm. Chính nhờ ưu điểm trọng lượng nhẹ, độ chính xác cao, uy lực tấn công lớn, tính tin cậy tuyệt đối nên Trident-II đã biến biên đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio Mỹ trở thành nguy hiểm nhất thế giới.
Theo ANTD
Tại sao tàu ngầm Ohio khiến Trung Quốc "lạnh sống lưng"? Mỗi tàu ngầm hạt nhân Ohio mang một lượng vũ khí có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa. Năm 2012, khi cuộc tranh chấ bãi cạn Scarborough trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines diễn biến căng thẳng, Mỹ đã điều động một tàu ngầm...