Mỹ tăng trưởng âm lần đầu sau 3 năm
GDP quý IV/2012 giảm 0,1% so với cùng kỳ, tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn nhận định việc này là do các yếu tố tạm thời và Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại trong quý I/2013.
Theo số liệu vừa được Bộ Thương mại Mỹ công bố, GDP quý IV/2012 của nước này đã giảm 0,1% so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên cường quốc số một thế giới tăng trưởng âm kể từ sau quý II/2009.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc cắt giảm chi tiêu liên bang, chủ yếu cho quốc phòng, là một trong những nguyên nhân lớn nhất. Chi tiêu quốc phòng của Mỹ đã giảm 22% so với cùng kỳ. Alan Kreuger, Người đứng đầu Hội đồng cố vấn kinh tế của Tổng thống Obama giải thích: “Chúng tôi chưa chắc chắn về nguyên nhân của sự cắt giảm này, nhất là trong bối cảnh giảm ngân sách sẽ có hiệu lực vào ngày 1/3 tới”.
Đây là lần đầu tiên GDP Mỹ giảm sau 3 năm. Ảnh: Top News
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác là tồn hàng kho giảm trong quý IV/2012. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc các công ty sẽ phải mua nhiều hàng hóa trong quý tới để làm đầy kho. Vì vậy, GDP quý I/2013 sẽ tăng mạnh hơn.
Bill Hampel, nhà kinh tế trưởng tại Hội Liên hiệp Tín dụng quốc gia cho biết: “Các công ty đã bán ra trong quý IV, nhưng chưa mua thêm hàng để thay thế. Khi tồn kho giảm trong quý này, nó sẽ tăng vào quý tiếp theo”.
Một số chuyên gia thì nhận định việc này có thể còn do bão Sandy hồi tháng 10/2012. Bộ Thương mại Mỹ ước tính cơn bão đã làm thiệt hại 35,8 tỷ USD tài sản cố định cá nhân và 8,6 tỷ USD tài sản cố định của Chính phủ.
Tuy nhiên, trừ những yếu tố đó, GDP quý IV/2012 của Mỹ cũng có nhiều dấu hiệu tích cực. Tiêu dùng chiếm tỷ lệ lớn nhất và tăng 2,2% so với cùng kỳ. Hampel nhận xét: “Cỗ máy tăng trưởng chính của nền kinh tế đang hoạt động rất tốt”.
Các nhà kinh tế dự đoán Mỹ sẽ tăng trưởng trở lại trong quý I/2013 và tiếp tục với tốc độ 2% – 2,5% trong quá trình hồi phục. Thị trường nhà đất ấm dần lên cũng sẽ đóng góp đáng kể vào mức tăng này.
Trong khi đó, vỡ nợ vẫn còn là nguy cơ đối với nền kinh tế, trong ngắn hạn, khi ngày cắt giảm chi tiêu công đang đến gần. Krueger cho biết: “Báo cáo hôm nay là lời nhắc nhở Quốc hội cần hành động để tránh tự mình gây tổn thương nền kinh tế”. Nhu cầu yếu của châu Âu và Trung Quốc với hàng hóa – dịch vụ Mỹ cũng là một mối lo. Theo Hampel, đà tăng của nền kinh tế rất lạc quan, nhưng sẽ không bùng nổ.
Báo cáo GDP của Bộ Thương mại Mỹ chỉ là số liệu ước tính đầu tiên. Chính phủ sẽ điều chỉnh lại con số này hai lần trong hai tháng tới.
Trước thông tin trên, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vẫn quyết định giữ nguyên chương trình mua tài sản trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng. Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) cho biết: “Tăng trưởng kinh tế giảm sút trong những tháng gần đây là do thời tiết và những yếu tố mang tính tạm thời. Chi tiêu hộ gia đình và đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp tăng, cùng việc thị trường nhà đất ấm dần lên sẽ đẩy nền kinh tế phát triển trong thời gian tới”.
Theo VNE
Mỹ thụ lý đơn kiện tôm Việt Nam
Ngày 18.1, Bộ Thương mại Mỹ chính thức thụ lý đơn của một số doanh nghiệp Mỹ kiện tôm nhập khẩu từ Việt Nam và 6 nước khác, với cáo buộc bán phá giá.
Theo đó, Ủy ban Thương mại Quốc tế của Mỹ (USITC) cũng đã tiến hành phiên thảo luận công khai với sự tham dự của các doanh nghiệp Mỹ và đại diện của 7 nước có mặt hàng tôm bị kiện.
Các doanh nghiệp Mỹ như Carson&Co. Inc, Tidelands Seafood Co. Inc và Gulf Fish Inc đứng ra khởi kiện với lập luận rằng mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh được chính phủ trợ cấp nhập khẩu vào Mỹ từ 7 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Ecuador đã "gây thiệt hại nghiêm trọng" tới ngành tôm của Mỹ. Các doanh nghiệp Mỹ cáo buộc 7 nước nói trên đã nhận được sự trợ giá của chính phủ với tổng cộng là 4,2 tỉ USD trong năm 2011.
Đại diện 7 nước cho rằng cáo buộc nhận trợ cấp của chính phủ để giảm giá xuất khẩu tôm vào Mỹ là thiếu căn cứ. Việc kiện chống bán phá giá này trên thực tế chỉ nhằm tìm kiếm sự bảo hộ cho ngành tôm của Mỹ, và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người tiêu dùng Mỹ.
Theo TNO
Tôm Việt Nam không nhận trợ cấp từ Chính phủ Liên quan đến việc Liên minh Khai thác tôm Mỹ (COGSI) đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Mỹ đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ 7 nước trong đó có Việt Nam Do nghi ngờ ngành tôm của những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp...