Mỹ tăng sức mạnh cho không quân Đài Loan – Trung Quốc tức giận
Trang mạng Tin tức liên hợp của Đài Loan ngày 7.3 đưa tin vào 21h đêm ngày 6.3, Bộ Tư lệnh Không quân Đài Loan đã ra thông báo nói, Đài Bắc đã chính thức gửi đề nghị mua 66 chiếc chiến đấu cơ thế hệ thứ tư F-16V Block 70 của Mỹ “để tăng cường khả năng phòng không”.
Tổng số tiền chi cho dự án này lên tới 390 tỷ Đài tệ (13 tỷ USD). Dự án này ngoài giá máy bay còn có việc huấn luyện phi công, bảo trì hậu mãi và các vũ khí kèm theo. Trang tin Người quan sát của Trung Quốc ngày 7.3 đã đưa thông tin này với nhận xét: đây là lần đầu tiên Đài Loan bổ sung quy mô số lượng máy bay lớn kể từ năm 1992.
Nếu mua được 66 chiếc F-16V của Mỹ, lực lượng không quân Đài Loan sẽ tăng cường đáng kể năng lực phòng không trước mối đe dọa của không quân Trung Quốc Đại Lục.
Ngày 7.3, Đài Bắc đã tổ chức họp báo cho biết, trước tình hình đe dọa của Đại Lục ngày càng gia tăng, sau khi xem xét đánh giá tình hình, cuối tháng trước (tháng 2.2019), Đài Loan đã chính thức đề nghị Mỹ bán cho loại máy bay chiến đấu kiểu mới. Thiếu tướng Đường Hồng An, Trưởng phòng Kế hoạch Không quân Đài Loan nói, dự án mua sắm này xuất phát từ mối đe dọa của việc Đại Lục không ngừng gia tăng sức chiến đấu của lực lượng không quân của họ.
F-16V là loại chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ tư tiên tiến của không quân Đài Loan. Năm 2012, Đài Loan đã chi 3,8 tỷ USD để Mỹ nâng cấp 144 chiếc F-16A/B đã lỗi thời lên thành F-16V nhưng đến thời ông Donald Trump gói nâng cấp này mới được triển khai thực hiện. Chiếc đầu tiên đã được giao hồi tháng 10 năm ngoái và 3 chiếc còn lại trong loạt 4 chiếc đầu tiên sẽ được hãng Lockheed Martin bàn giao cho Đài Loan trước tháng 4.2019. Báo chí Đài Loan dẫn lời giới quân sự cho rằng, nếu xảy ra chiến tranh giữa Đại Lục và Đài Loan thì vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát bầu trời, nhất là trong tình hình những năm gần đây không quân Trung Quốc Đại Lục liên tiếp huấn luyện bay tuần tra qua đảo, tạo thành mối đe dọa ngày càng lớn đối với quân đội Đài Loan, nên Đài Loan rất cần đến những máy bay chiến đấu tiên tiến này.
Dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, Đài Loan cũng đã yêu cầu mua 66 chiếc F-16C/D của Mỹ. Nhưng khi đó Mỹ không đáp ứng do lo ngại phản ứng của phía Đại Lục. Năm 2018, Đài Loan cũng yêu cầu Mỹ bán cho loại máy bay chiến đấu F-35 tối tân với lý do để đối phó mối đe dọa quân sự ngày càng lớn của Trung Quốc, nhưng cũng không được Mỹ chính thức trả lời, vì vậy Đài Loan đành chuyển sang phương án mua F-16V.
Hôm 7.3, Bộ Quốc phòng Đài Loan họp báo công bố việc mua 66 chiếc F-16V của Mỹ.
F-16 Viper hay F-16V là phiên bản tiêm kích mạnh nhất trong dòng F-16 hiện nay đang được Mỹ xuất khẩu ra nước ngoài. Theo như quảng cáo của Lockheed Martin, F-16V có những cải tiến cực kỳ vượt trội giúp nó có thể đối đầu “sòng phẳng” với các tiêm kích thế hệ thứ năm hiện đại. Cải tiến lớn nhất của F-16V là được trang bị loại radar chủ động quét mảng (AESA) loại AN/APG-83 với độ tin cậy được đánh giá là cao hơn nhiều và có tầm phủ lên tới gần 500km so với 300km như phiên bản cũ trên F-16C/D cùng hệ thống điện tử hàng không khiến nó có khả năng ưu việt tìm kiếm, đeo bám và khóa nhiều mục tiêu cùng lúc.
Ngoài ra, với hệ thống máy tính kiểu mới, hệ thống đồng hồ khoang lái, hệ thống ngắm bắn trên mũ phi công, khoang tác chiến điện tử… có thể sử dụng cho các loại tên lửa hiện đại AIM-120C, AIM-9X, hệ thống vũ khí AGM-154C, tên lửa chống bức xạ tầm xa AGM-88C và có cả khả năng tấn công mục tiêu mặt đất. Thậm chí, F-16V còn được cung cấp thêm công nghệ tàng hình khi nó được cung cấp lớp phủ HAVE GLASS II cho phép giảm diện tích phản xạ radar xuống còn khoảng 70% so với trước kia. Phía Mỹ khoe F-16V có thể sử dụng hơn 180 loại vũ khí khác nhau. Hệ thống điện tử cấu trúc mở cho phép nó dễ dàng cập nhật các vũ khí không phải do Mỹ sản xuất, đưa nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu linh hoạt nhất thế giới (!).
Video đang HOT
Ông Trịnh Kế Văn, một chuyên gia quân sự, Tổng biên tập tạp chí Phòng thủ châu Á – Thái Bình Dương [Asia & Pacific Defence Quarterly, APDQ] cho rằng, F-16V không chỉ có radar, hệ thống điện tử hàng không và hệ thống tác chiến điện tử giúp nâng cao hiệu suất tác chiến của các máy bay hiện có của Đài Loan mà còn có thể đủ sức đối phó với loại máy bay J-10C, thậm chí J-20 hiện có của quân đội Đại Lục. Ông Trịnh cho rằng, các máy bay Mirage-2000 hiện có trong quân đội Đài Loan có chức năng chủ yếu là đánh chặn cao không, không có được khả năng công – phòng ưu việt như F-16 nên việc mua 66 chiếc F-16V chính là nhằm thay thế những chiếc Mirage-2000.
Hệ thống vũ khí hiện đại của F-16V bản hoàn chỉnh được đánh giá có thể khiến nó đối đầu được với các loại tiêm kích J-10C thậm chí J-20 của Trung Quốc.
Để tiết kiệm tiền, bản nâng cấp từ F-16A/B lên F-16V là loại đơn giản, về động cơ chỉ sử dụng loại F100-PW-200 có công suất điện nhỏ,không thể sử dụng cho hệ thống tác chiến điện tử và radar hiện đại hơn. Điều này đã bộc lộ qua chiếc F-16V nâng cấp đầu tiên đã giao hàng. Chiếc máy bay này không được trang bị thêm hệ thống cảm biến radar, hệ thống điện tử hiện đại có thể sánh ngang loại chiến đấu cơ thế hệ 4 như F-16V bản hoàn chỉnh hay J-10C. Sau khi nhận chiếc F-16V bản nâng cấp đầu tiên, giới quân sự Đài Loan đã phát hiện ra điểm yếu này và quyết tâm cắn răng mua loại F-16V bản hoàn chỉnh. Hiện nay người ta vẫn chưa được biết F-16V bản hoàn chỉnh sử dụng loại động cơ gì.
Đáng chú ý, đây là lần Không quân Đài Loan mở rộng quy mô đội ngũ máy bay của kể từ năm 1992. Không quân Đài Loan hiện có 144 chiếc (có tài liệu nói 142) F-16A/B, 127 chiếc máy bay Kinh Quốc (F-CK-1, IDF) do Đài Loan tự sản xuất và 55 chiếc Mirage-2000 mua của Pháp. Sau khi được bổ sung 66 chiếc F-16V bản hoàn chỉnh thì không quân Đài Loan sẽ có được 390 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 3, 4. Xét đến việc những máy bay Mirage-2000 đã rất già cỗi, những chiếc F-16V này vừa có thể thay thế được đội bay Mirage-2000 lại có thể nâng cao ở mức độ nhất định quy mô đội bay của không quân Đài Loan.
Trang web Quân sự và Hàng không cho biết, số lượng 66 chiếc F-16V bản hoàn chỉnh đơn giá không đắt. Nhưng do tích hợp cả huấn luyện đội bay, 2 năm bảo trì hậu mãi và đồng bộ các vũ khí không đối không, không đối đất nên giá cả gói lên tới 13 tỷ USD, tính ra mỗi chiếc F-16V bản hoàn chỉnh có giá tới 200 triệu USD. Tuy nhiên, đây chưa phải là giá cuối cùng. Trong văn bản thông báo của Bộ Tư lệnh Không quân Đài Loan công bố hôm 6.3 không nói rõ số lượng máy bay mua cùng giá tổng, chỉ nói “do hình thức trang bị khác nhau, giá cả có thể thấp hơn, sẽ tiến hành mặc cả sau khi có sự trả lời chính thức từ phía Mỹ”. Điều này cho thấy giá cả có thể có giảm giá.
Còn một vấn đề nữa là, khi nào thì Đài Loan mới được nhận những chiếc F-16V mới này? Toàn bộ 144 chiếc F-16V bản nâng cấp, nếu không có gì thay đổi thì phải tới năm 2023 mới được hoàn thành nâng cấp toàn bộ. Điều đó có nghĩa là phải tới sau năm 2023 thì không quân Đài Loan mới có được toàn bộ đội bay F-16V mà họ mơ ước.
Trung Quốc luôn kịch liệt phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Hôm 27.2, khi có thông tin Mỹ sẽ hoàn thành việc bàn giao 4 chiếc F-16V bản nâng cấp cho Đài Loan trong tháng 4, ông An Phong Sơn, người phát ngôn Văn phòng sự vụ Đài Loan của Quốc Vụ viện đã tổ chức họp báo, tuyên bố: “Vấn đề Đài Loan có liên quan đến chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan; lập trường này là nhất quán và rõ ràng”.
Theo VietTimes
Phản ứng bất ngờ của giới trẻ Đài Loan trước sức ép từ TQ
Một sinh viên Đài Loan nói Trung Quốc có thể chỉ đơn giản là "nghiền nát" Đài Loan.
Binh sĩ Đài Loan bế một em nhỏ trong một cuộc triển lãm thiết bị quân sự ở Đài Bắc ngày 29.9
ới đây, trong một bài phát biểu ở Đai học Tamkang ở Đài Bắc, trung sĩ Jiang Pin-shiuan thuộc Không quân Đài Loan đưa ra một lời mời hấp dẫn với sinh viên năm nhất. Tham gia lực lượng vũ trang Đài Loan, các sinh viên sẽ nhận bằng cấp nhà nước, 110 ngày nghỉ mỗi năm và tiết kiệm hàng năm 312.500 đô la Đài Loan.
Nhưng nhiều sinh viên không quan tâm đến lời mời này, nói rằng việc nhập ngũ là "phí thời gian" và Đài Loan khó có thể đối mặt với Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự, theo Reuters.
"Trung Quốc có thể chỉ đơn giản là nghiền nát Đài Loan bằng sức mạnh kinh tế của họ. Không cần chiến tranh - thứ gây lãng phí tiền bạc", Chen Fang-yi, 18 tuổi, một sinh viên ngành kỹ thuật, nói. "Tôi không cảm thấy tự tin và có nhiều kỳ vọng với quân đội Đài Loan".
Từ các bài giảng ở các trường học đến các màn trình diễn công cộng của đặc nhiệm, quân đội Đài Loan đang nỗ lực để tuyển binh sĩ khi hòn đảo đã chuyển sang chế độ nhập ngũ tự nguyện hoàn toàn sau nhiều thập kỷ thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Năm 2011, Đài Loan loại bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc để giảm chi phí và tăng tính chuyên nghiệp của lực lượng vũ trang.
Cơ quan quốc phòng của hòn đảo cho biết họ có thể tuyển được 81% của chỉ tiêu 188.000 quân tình nguyện cần thiết để bảo vệ hòn đảo vào cuối năm nay. Họ hy vọng sẽ tăng lên 90% vào năm 2020.
Nhưng các chuyên gia quân sự và chính phủ cho biết việc tuyển quân tự nguyện đang gặp thách thức và không đủ nhanh để bắt kịp với sự mất cân bằng quân sự ngày càng tồi tệ trong khu vực.
Trung Quốc, quốc gia có ngân sách quốc phòng chính thức cao gấp gần 15 lần so với Đài Loan trong năm ngoái, đã cảnh báo Đài Bắc bằng cách điều máy bay ném bom bay xung quanh hòn đảo.
Binh sĩ Đài Loan chụp ảnh với một em nhỏ trong cuộc triển lãm thiết bị quân sự ở Đài Bắc ngày 29.9
Trong một bản báo cáo từ tháng 12, ba nhân viên chính phủ cảnh báo sự tăng trưởng trong tuyển binh tự nguyện đang giảm, làm dấy lên lo ngại về sức mạnh chiến đấu của Đài Loan.
Lin Yu-fang, người làm việc tại Tổ chức Chính sách có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết: "Chính phủ cần suy nghĩ xem liệu có cần tuyển quân bắt buộc lại hay không nếu họ quan tâm đến an ninh hòn đảo. Chúng ta sẽ phải trả giá đắt cho hành động đó... Chúng ta sẽ không thể tuyển đủ quân".
Cơ quan quốc phòng của Đài Loan nói với Reuters rằng họ sẽ tiếp tục tăng số lượng và chất lượng của lực lượng vũ trang và đã thực hiện tất cả kế hoạch cần thiết trước mọi viễn cảnh Trung Quốc có hành động quân sự. Đài Loan cũng thúc giục công chúng "hỗ trợ và khuyến khích" cho quân đội.
Nhưng việc thuyết phục thanh niên tham gia lực lượng vũ trang càng trở nên khó khăn hơn bởi quá khứ của Đài Loan. Cái chết của một tân binh nhập ngũ bắt buộc vào năm 2013 sau khi bị phạt đã gây ra những cuộc biểu tình lớn.
Lực lượng vũ trang không được "yêu thích" đến mức hơn 1.000 người dự bị bị cáo buộc né tránh huấn luyện bắt buộc trong 3 năm qua.
"Điều này đặt ra một câu hỏi về tinh thần người Đài Loan. Nếu có xung đột, mọi người sẽ làm gì?", William Stanton, giáo sư tại Đại học Đài Loan, nói.
Đài Loan đã rút ngắn thời gian tập huấn bắt buộc từ 3 năm xuống còn 4 tháng. Các nhà phân tích cho rằng động thái này có mục đích khuyến khích người trẻ nhập ngũ, những người ưu tiên tự do cá nhân hơn nghĩa vụ dân sự.
Nhưng đối với một số người trẻ, ngay cả giảm thời gian tập huấn cũng vô ích.
"Đằng nào chúng tôi cũng sẽ không thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc", sinh viên tốt nghiệp Hsu Kai-wen, một binh sĩ từng nhập ngũ bắt buộc, nói. "Tại sao tôi lại phải lãng phí thời gian của tôi trong quân đội?"
Theo Danviet
Đài Loan đề nghị mua 66 máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ Đài Loan đã đề nghị Mỹ phê chuẩn bán 66 máy bay chiến đấu F-16V cho họ, một động thái có thể khiến Trung Quốc giận dữ. Máy bay chiên đâu F-16 của Mỹ (Ảnh: Defense) Truyên thông Đài Loan cho biêt, chính quyên hòn đảo nay sẽ mua 66 may bay chiên đâu F-16V cua My. Cơ quan quôc phong Đai Loan...