Mỹ tăng số lượng tàu chở LNG hỗ trợ châu Âu
Nhằm hỗ trợ các đối tác châu Âu khắc phục tình trạng thiếu khí đốt trong mùa Đông giá lạnh, Mỹ tiếp tục tăng số lượng tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) xuyên hai bờ Đại Tây Dương lên tới 15 chuyến/ngày.
Các bể trữ dầu của Công ty quản lý hệ thống đường ống dẫn dầu Mỹ Colonial Pipeline ở Woodbine, bang Maryland. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 26/12, phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn hãng tin Bloomberg cho biết số lượng tàu chở LNG từ Mỹ và hướng tới các cảng ở Tây Âu đã tăng 50% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ở các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, hiện có thêm 11 tàu chở LNG khác từ Mỹ cũng đã sẵn sàng lên đường dù điểm đến chưa được công bố.
15 tàu chở LNG đã thông báo cảng đến, cụ thể Anh, Pháp và Tây Ban Nha mỗi nước có 4 tàu đến; Hà Lan, Gibraltar và Malta – mỗi nơi có 1 tàu đến. Một tàu chở LNG khác, chưa công bố điểm đến, đang ở cảng Milford Haven của Anh.
Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng vọt trong thời gian gần đây, lên mức cao nhất trong lịch sử thị trường kỳ hạn là 2190,4 USD/1.000 m3 ghi nhận ngày 21/12. Các chuyên gia cho rằng giá tăng vọt là do tỷ lệ lấp đầy của các kho chứa ngầm ở châu Âu thấp, nguồn cung hạn chế từ các nhà cung cấp chính và nhu cầu cao đối với LNG ở châu Á.
Hiện tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường bị chi phối bởi các yếu tố như thời tiết và sự không chắc chắn thời điểm đi vào vận hành tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Tuy nhiên, ngày 23/12, giá khí đốt kỳ hạn ở châu Âu đã giảm gần 30% vào cuối phiên giao dịch, xuống dưới mức 1.500 USD/1.000m3.
Mỹ khẳng định việc mở kho dầu dự trữ chiến lược là giải pháp ngắn hạn
Ngày 30/11, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm khẳng định kho dự trữ dầu chiến lược của nước này là công cụ sẵn có để Washington giải quyết tình trạng mất cân bằng cung-cầu bất thường về dầu mỏ trong ngắn hạn trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc chuyển sang các nguồn năng lượng ít biến động hơn.
Các bể trữ dầu của Công ty quản lý hệ thống đường ống dẫn dầu Mỹ Colonial Pipeline ở Woodbine, bang Maryland. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, Tổng thống Biden thông báo Mỹ sẽ giải phóng 50 triệu thùng dầu từ Kho dự trữ dầu chiến lược (SPR), đánh dấu lần đầu tiên sau hai thập kỷ, một Tổng thống Mỹ sử dụng kho dự trữ nhằm hạ nhiệt giá dầu. Trong số trên, khoảng 32 triệu thùng sẽ được cấp cho các công ty dầu mỏ dưới dạng khoản vay và những công ty này sẽ hoàn trả lại chính phủ trong tương lai. Số còn lại sẽ được ủy quyền bán theo một đạo luật được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Granholm nhấn mạnh chính phủ có thẩm quyền để thực hiện các hoạt động trao đổi. Theo bà Granholm, Washington không kiểm soát giá dầu mà chỉ nhằm tăng nguồn cung trong ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của chính phủ là đầu tư vào năng lượng sạch, nhờ đó Mỹ sẽ không phải phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không ổn định.
Ngoài Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước khác cũng đã mở kho dự trữ dầu chiến lược của mình song với số lượng ít hơn sau khi Chính quyền Tổng thống Biden kêu gọi các nước có nhu cầu năng lượng lớn giải phóng kho dự trữ dầu nhằm hạ nhiệt giá "vàng đen" thế giới. Trước đó, các nước sản xuất dầu mỏ như Saudi Arabia và Nga từ chối lời kêu gọi của Washington về việc tăng sản lượng dầu để đáp ứng nhu cầu dầu mỏ trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục sau đại dịch COVID-19.
Mỹ mở kho dự trữ dầu vào thời điểm giá dầu ở mức 80 USD/thùng, thấp hơn nhiều mức kỷ lục 147 USD/thùng vào năm 2008, khiến một số nhà phân tích cho rằng điều này có thể ảnh hưởng đến đầu tư vào các dự án khai thác, kể cả tại Mỹ, khi cho thấy rằng 80 USD/thùng sẽ là ngưỡng giá trên của thị trường. Trong khi đó, trong trả lời phỏng vấn kênh CNBC, đặc phái viên về an ninh năng lượng của Tổng thống Biden, ông Amos Hochstein, nhấn mạnh chính phủ sẵn sàng xuất thêm dầu mỏ từ SPR, đồng thời khẳng định đây là công cụ sẵn có của Washington.
Mỹ đánh giá cao quyết định tăng sản lượng của OPEC+ Ngày 2/12, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ với các nhà sản xuất thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các đối tác, còn gọi là OPEC , trong những tuần gần đây và đánh giá cao quyết định tăng sản lượng dầu thô vừa đạt được....