Mỹ tăng cường xe tăng, xe bọc thép ở sườn phía Đông NATO gây rủi ro cho Nga
Mỹ đã điều ồ ạt xe tăng tới Đông Âu như một phần củng cố sườn phía Đông của NATO và điều này khiến Nga lo ngại.
Xe tăng Mỹ M1A2 Abrams. Ảnh: US Army
Theo tờ Kommersant (Nga), hơn 1.000 xe tăng và xe bọc thép của Mỹ mới đây đã cập cảng Vlissingen của Hà Lan và sẽ sớm được gửi tới Ba Lan cũng như Litva. Các chuyên gia cho rằng việc củng cố sườn phía Đông của NATO, vốn được đẩy mạnh sau khi nổ ra xung đột Nga – Ukraine, sẽ tiếp tục trong tương lai gần. Tờ Kommersant lưu ý điều này sẽ tạo cơ hội để phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.
Như quan điểm của NATO, các bước trên đang được thực hiện để phản ứng với những hành động của Nga, điều đó có nghĩa là hiện tại không có yếu tố nào có thể thay đổi tình hình cuộc xung đột. Tổng Giám đốc Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC) Andrey Kortunov nhận định, ngoài việc trực tiếp góp phần củng cố và tái vũ trang các quốc gia thành viên phía Đông của NATO, việc cung cấp thiết bị do Mỹ sản xuất cho các quốc gia này cũng tạo ra những rủi ro khác với Nga.
“Sự xuất hiện của vũ khí hạng nặng tiên tiến tới các quốc gia ở sườn phía Đông NATO có thể thúc đẩy hơn nữa nỗ lực cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí do Liên Xô sản xuất, tức là mọi thứ họ còn lại”, người đứng đầu RIAC nêu rõ, đồng thời giải thích đây là quá trình thay thế dần dần, trong đó các nước Đông Âu đang nhận vũ khí tiên tiến và vũ khí cũ hơn đang được triển khai lại cho Ukraine.
“Các nguồn cung cấp mới đang tăng cường sức mạnh cho các lực lượng đóng quân trong khu vực và NATO khó có thể xem xét lại chính sách này trong tương lai gần. Đây là vấn đề với Nga cả từ quan điểm chính trị lẫn kỹ thuật quân sự”, ông Kortunov nhấn mạnh.
Video đang HOT
Moskva đã nhiều lần tuyên bố rằng sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine, bao gồm cung cấp thiết bị và huấn luyện quân đội, đang khiến chiến sự kéo dài.
Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin Mỹ bắt đầu chuyển hàng loạt xe tăng M-1 Abrams và xe chiến đấu bộ binh Bradley tới Ba Lan và Latvia như một phần củng cố sườn phía Đông của NATO.
Đại tá Robert Kellam, người giám sát hoạt động trên từ phía Mỹ cho biết: “Khoảng 1.250 đơn vị thiết bị quân sự đang cập cảng này. Các phương tiện bao gồm xe tăng M-1 Abrams và xe chiến đấu Bradley từ Lữ đoàn 2, Sư đoàn kỵ binh số 1 đóng tại Fort Hood, Texas”.
Vào tháng 12 năm ngoái, Mỹ cũng đã chuyển khoảng 700 phương tiện chiến đấu cho Ba Lan, bao gồm cả xe tăng Abrams. Điều này được thực hiện như một phần của chiến dịch “Atlantic Resolve”. Nó bắt đầu vào năm 2014 và nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu. Là một phần của chiến dịch, một số bộ phận của quân đội Mỹ triển khai các đơn vị riêng biệt tới châu Âu, tại các quốc gia thuộc sườn phía Đông của NATO.
Moskva đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về việc NATO mở rộng về phía Đông và triển khai cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh gần biên giới Nga. Đặc biệt, vào tháng 12/2021, Nga đã kêu gọi phương Tây đảm bảo an ninh với việc không mở rộng NATO.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán về vấn đề này đã không diễn ra và Moskva quyết định thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine. Sau đó, việc củng cố cơ sở hạ tầng của NATO, đặc biệt là ở sườn phía Đông, đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng, cũng như việc mở rộng liên minh, với việc Phần Lan và Thụy Điển trước đây trung lập đã sẵn sàng trở thành thành viên NATO.
Đức đề xuất giải pháp viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Đức cho biết việc chuyển giao vũ khí hạng nặng của nước này không còn là điều "cấm kỵ", nhưng kho dự trữ vũ khí của quân đội Đức đã "cạn kiệt".
Xe tăng Leopard 2 của Đức. Ảnh: EPA
Theo trang tin Euractiv.de (Đức), trong bối cảnh Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày càng gây tranh cãi liên quan đến vấn đề hỗ trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine, Ngoại trưởng Annalena Baerbock ngày 20/4 nhấn mạnh rằng lô hàng vũ khí hạng nặng sẵn sàng được chuyển giao.
Trước đó, Thủ tướng Scholz nói rằng ông ủng hộ việc chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine bởi các đồng minh NATO, nhưng từ chối xác nhận bất kỳ hoạt động viện trợ vũ khí hạng nặng nào, như xe tăng hoặc xe bọc thép, từ Đức.
Theo Ngoại trưởng Baerbock, sự do dự trên không phải vì thiếu ý chí chính trị, mà là vì tình trạng thiếu trang thiết bị của quân đội Đức. "Các đối tác khác hiện đang cung cấp xe bọc thép (cho Ukraine). Tôi muốn nói rõ rằng đây không phải là điều cấm kỵ đối với chúng tôi", bà Baerbock cho biết trong một cuộc họp báo ở Latvia.
Các quốc gia thành viên EU khác, như Séc, Bỉ và Hà Lan, đã tuyên bố chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Trong khi bà Baerbock lưu ý rằng Đức sẽ "phối hợp hành động" với các đối tác NATO, kho dự trữ của quân đội Đức đang cạn kiệt và không có vũ khí hạng nặng nào sẵn sàng có thể viện trợ ngay lập tức.
Theo đó, thay vì cung cấp cho Ukraine các thiết bị của quân đội Đức, Kiev sẽ được phép mua thiết bị quân sự từ các nhà sản xuất vũ khí Đức như Rheinmetall và Chính phủ Đức sẽ cung cấp 1 tỷ Euro để thanh toán cho các lô hàng này.
Tuy nhiên, có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được làm rõ liên quan đến việc Đức có sẵn sàng hỗ trợ Ukraine vũ khí hạng nặng hay không.
Đại sứ Ukraine tại Berlin Andriy Melnyk hôm 19/4 cho biết cam kết hỗ trợ Ukraine với các lô hàng vũ khí từ ngành công nghiệp Đức của Thủ tướng Scholz đã được đưa ra tại thủ đô Kiev, nhưng "có sự thất vọng lớn và thông báo của ông Scholz để ngỏ nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời".
Đại sứ Melnyk cũng bác bỏ lập luận rằng các kho dự trữ của quân đội Đức đang cạn kiệt: "Lập luận rằng quân đội Đức không thể cung cấp thêm bất cứ thứ gì cho Ukraine là không thể hiểu được. Đức có hơn 100 xe tăng Marder và 800 xe bọc thép có thể được chuyển giao ngay lập tức".
Với Đức, thay vì trực tiếp giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine, Berlin có kế hoạch hỗ trợ các nước thành viên phía Đông EU cung cấp cho Kiev các loại vũ khí có nguồn gốc từ Nga và Liên Xô, giải thích rằng quân đội Ukraine sẽ dễ dàng sử dụng các loại thiết bị này hơn.
Đổi lại, Chính phủ Đức muốn lấp đầy những khoảng trống đang xuất hiện liên quan đến trang thiết bị quân sự của các đối tác phía Đông NATO bằng vũ khí hiện đại của Đức.
"Các thiết bị và vũ khí có thể được chuyển giao nhanh chóng từ các quốc gia khác đến Ukraine và Đức sẽ ngay lập tức gửi các thiết bị thay thế tới các quốc gia này", Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nói.
Những khó khăn, thách thức mới với quân đội Đức NATO đang tự tái trang bị và Đức tiếp tục cung cấp 15.000 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng phản ứng nhanh của liên minh ở sườn phía Đông. Nhưng điều này cũng khiến quân đội Đức gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Các binh sĩ Đức thuộc Nhóm chiến đấu tăng cường hiện diện phía trước của NATO...