Mỹ tăng cường trừng phạt Myanmar
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định gia tăng biện pháp trừng phạt nhằm vào giới lãnh đạo quân đội Mynamar.
Myanmar đã rơi vào bất ổn chính trị trong hơn một tháng qua. Ảnh: EPA
Bộ Tài chính Mỹ ngày 10/3 (giờ địa phương) đã công bối gói trừng phạt mới, nhằm siết chặt nguồn tài chính đối với các tướng lĩnh quân đội Myanmar, trong bối cảnh Nhà Trắng muốn tăng cường sức ép với lực lượng này sau bất ổn chính trị kéo dài hơn một tháng qua tại Myanmar.
Andrea Gacki, Giám đốc Văn phòng Kiểm soát Tài sản Ngoài nước trực thuộc Bộ Tài chính Mỹ, cho biết lệnh trừng phạt mới sẽ nhằm vào Aung Pyae Sone và Khin Thiri Thet Mon – hai người con của Tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, cùng với đó là 6 công ty mà Mỹ cho là thuộc quyền quản lý, sở hữu của gia đình Tướng Min Aung Hlaing. Đây là những thực thể kinh doanh trong ngành nhà hàng, xây dựng, truyền thông.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Washington sẽ tiếp tục hợp tác với một liên minh quốc tế sâu rộng liên quan tới vấn đề Myanmar, khẳng định Washington sẽ không ngần ngại áp dụng các biện pháp mạnh hơn nhằm trừng phạt những người kích động bạo lực.
Cùng ngày, tại phiên họp theo đề xuất của Anh, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua tuyên bố Chủ tịch về tình hình ở Myanmar, bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực ở quốc gia Đông Nam Á này, kêu gọi tôn trọng quyền tự do cơ bản của con người và pháp quyền, khuyến khích đối thoại hòa bình, hòa giải phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar.
Anh trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar
Bộ Ngoại giao Anh thông báo áp lệnh trừng phạt Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar cùng hai tướng vì cáo buộc vi phạm nhân quyền sau cuộc đảo chính.
"Anh lên án cuộc đảo chính quân sự và việc giam giữ tùy tiện bà Aung San Suu Kyi cùng các chính trị gia khác", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm nay cho hay. "Chúng tôi cùng các đồng minh quốc tế sẽ yêu cầu quân đội Myanmar phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền của họ và theo đuổi công lý cho người dân Myanmar".
Theo Bộ Ngoại giao Anh, nước này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt, gồm đóng băng tài sản ngay lập tức và cấm đi lại, đối với Bộ trưởng Quốc phòng Mya Tun Oo, Bộ trưởng Nội vụ Soe Htut và Thứ trưởng Nội vụ Than Hlaing.
Mya Tun Oo bị cáo buộc "chịu trách nhiệm những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của quân đội", trong khi Soe Htut và Than Hlaing bị cáo buộc "chịu trách nhiệm những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Lực lượng Cảnh sát Myanmar".
Bộ trưởng Quốc phòng Myanmar Mya Tun Oo. Ảnh: Reuters .
Anh cũng đã bắt đầu hành động để ngăn chặn doanh nghiệp trong nước hợp tác với chính quyền Myanmar.
Lấy lý do có gian lận trong cuộc tổng tuyển cử cuối năm ngoái với phần thắng thuộc về đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, quân đội Myanmar hôm 1/2 tiến hành đảo chính, bắt bà Suu Kyi và một loạt quan chức chính phủ. Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu lên án đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự.
New Zealand là chính phủ nước ngoài đầu tiên có hành động cụ thể nhằm phản đối đảo chính Myanmar, khi tuyên bố ngừng tiếp xúc quân sự và chính trị cấp cao với Myanmar. Na Uy cũng vừa thông báo đóng băng viện trợ song phương đối với quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ Tài chính Mỹ hôm 11/2 thông báo trừng phạt 10 quan chức quân sự hàng đầu Myanmar bị cho là chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính, gồm Thống tướng Min Aung Hlaing, cấp phó của ông, Soe Win, cùng 4 thành viên khác thuộc Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar. Động thái này sẽ ngăn các tướng lĩnh Myanmar tiếp cận hơn một tỷ USD trong các quỹ của chính phủ nước này tại Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay cũng ra thông cáo cho biết nhóm "Bộ Tứ", gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia đã tổ chức hội đàm chung để thảo luận về "nhu cầu cấp bách để khôi phục chính phủ được bầu cử dân chủ ở Myanmar và ưu tiên tăng cường khả năng phục hồi dân chủ trong khu vực rộng lớn hơn".
Cảnh sát Myanmar vượt biên vì lệnh 'bắn chết' người biểu tình Tha Peng cho biết khi được lệnh bắn người biểu tình ở thị trấn Khampat, vùng Sagaing, ngày 27/2, anh từ chối rồi tìm đường vượt biên sang Ấn Độ. "Hôm sau, cấp trên gọi điện hỏi tôi có bắn không", Tha Peng, hạ sĩ cảnh sát 27 tuổi, trả lời phỏng vấn hôm 9/3. Anh tiếp tục từ chối thực thi mệnh...