Mỹ tăng cường trữ vũ khí tại các hang động ở Na Uy
Quân đội Mỹ đang điều động thêm xe tăng và các loại xe thiết giáp khác, cùng hàng trăm thùng container chứa trang thiết bị đến kho vũ khí tại các hang động ở Na Uy trong bối cảnh Nga và Mỹ đang căng thẳng.
Thủy quân Lục chiến Mỹ đang giám sát hoạt động mở rộng chương trình bố trí lực lượng hiện có; theo đó, lực lượng này sẽ trữ vũ khí, xe quân sự và áo giáp tại nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như Na Uy, tờ Washington Post hôm 13/8 dẫn lời quan chức quân đội Mỹ cho hay.
Na Uy và Mỹ đã ký kết thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ làm điều này hồi năm 1981, theo lời quan chức Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Xe thiết giáp tấn công hạng nhẹ của Mỹ đang tham gia một cuộc tập trận ở Na Uy – Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ.
Vũ khí Mỹ hiện được cất giữ trong các hang động có điều hòa nhiệt độ tại miền trung Na Uy và điều này cung cấp cho quân đội Mỹ nơi cất vũ khí để sử dụng tại châu Âu, châu Phi và Trung Đông gần hơn bờ Đông quê nhà.
Phần lớn vũ khí được lưu trữ bên trong các hang động Na Uy đều đã được vận chuyển sang Trung Đông trước khi cuộc tấn công vào Iraq của Mỹ nổ ra vào tháng 3/2003.
Thủy quân Lục chiến Mỹ tăng cường bổ sung trang thiết bị quân sự tại các kho ở Na Uy trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Nga đang căng thẳng, theo Washington Post.
Video đang HOT
Kế hoạch tăng số lượng trang thiết bị quân sự ở Na Uy của quân đội Mỹ đã được bàn bạc từ năm 2013, quan chức Thủy quân Lục chiến Mỹ cho hay.
Lực lượng này sẽ sớm bổ sung xe tăng chiến trường chủ lực M1A1 Abram, xe thiết giáp tấn công lội nước, xe bọc thép Humvee được trang bị súng tự động và nhiều xe quân sự khác đến Na Uy, theo các quan chức quốc phòng Mỹ.
Ảnh chụp hồi năm 1997 cho thấy lối vào một hang chứa vũ khí của quân đội Mỹ ở vùng Trondheim, miền trung Na Uy – Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ.
Ngoài ra, Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng sẽ mang cả mẫu xe bọc thép tấn công bánh xích nặng 72 tấn có khả năng chống mìn tự chế.
Một nguồn tin giấu tên của Mỹ tiết lộ với Washington Post rằng đây là lần đầu tiên xe tăng và một số loại xe cơ giới khác có mặt tại các hang động Na Uy.
Quân đội Mỹ hiện đã thiết lập các căn cứ với tổng diện tích hơn 213 km2 tại Na Uy, gồm 6 hang động có điều hòa nhiệt độ và 2 sân bay.
Washington Post cho biết người Na Uy cho duy trì vũ khí Mỹ trên lãnh thổ của mình vì biết rằng nếu bị tấn công, quân đội Mỹ sẽ dùng số vũ khí này để bảo vệ họ.
Theo Thanh Niên
Mỹ triển khai quân đến Australia, Bắc Kinh ớn lạnh
Tờ Hoàn Cầu Thời báo hôm nay đưa tin: Việc Mỹ triển khai quân tới Australia sẽ trở thành một mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Mạng Wantchinatimes của Đài Loan dẫn tin tức từ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho biết: Hôm qua, Mỹ và Australia đã ký một thỏa thuận 25 năm để cho phép phi công và thủy quân lục chiến Mỹ được đóng tại Darwin ở phía bắc lãnh thổ Australia.
David Johnston - Bộ trưởng Quốc phòng Australia nói rằng khoảng 1200 thủy quân lục chiến Mỹ và lính không quân đã được đưa vào Darwin sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố Australia là một phần của chiến lược xoay trục sang châu Á của mình.
Đơn vị thủy quân lục chiến mỹ đầu tiên đến Australia.
Thỏa thuận mới được ký kết sẽ cho phép Mỹ tăng số lượng quân đồn trú ở Australia lên 2500. Chuck Hagel - Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cho biết thỏa thuận này nhấn mạnh chính sách "tái cân bằng" chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Ông Hagel nói: "Chúng tôi không đi đâu cả, quan hệ đối tác của chúng tôi đang ở đây, nghĩa vụ hiệp ước của chúng tôi đang ở đây và rất quan trọng với chúng tôi". Ông cũng cho biết rằng hiện Hoa Kỳ có 200 tàu và hơn 360.000 nhân viên trong khu vực Thái Bình Dương.
Chuẩn Đô đốc Li Jie của Hải quân Trung Quốc cho biết Australia có thể thêm áp lực đáng kể cho các đường cung cấp hàng hải của Trung Quốc thông qua eo biển Malacca trong trường hợp xung đột trên Biển Đông.
Li nói rằng: Với các căn cứ ở Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ có khả năng kiềm chế Trung Quốc từ các hướng khác nhau.
Global Times cũng dẫn lời một chuyên gia nói rằng: Nếu có một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam hay Philippines trong tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, tàu ngầm và máy bay Mỹ có thể được triển khai từ Australia để tấn công hạm đội Trung Quốc. Do đó, tờ Hoàn Cầu thời báo rút ra kết luận rằng Australia có khả năng trở thành một mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Trung Quốc. Hết trích dẫn.
Trong thời gian gần đây, Mỹ dường như đã và đang chứng tỏ rằng họ không nói suông trong chiến lược xoay trục. Một loạt các hành động của Mỹ đã cho thấy rõ điều đó. Họ đã nhắm đến các nước đồng minh mới ngoài Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hồi tháng 4, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Philippines để cho phép quân Mỹ đến đồn trú ở lãnh thổ nước này. Mới đây, quan hệ Mỹ - Ấn Độ có những dấu hiệu nồng ấm. Mỹ cũng tích cực góp tiếng nói vào căng thẳng Biển Đông để làm giảm bớt sự hung hăng của Trung Quốc.
Mặc dù Washington luôn nói họ không có ý định kiềm chế Trung Quốc nhưng những hành động tái bố trí lực lượng của họ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương rõ ràng đều nhằm mục đích hàng đầu là để đối phó với đối thủ tiềm tàng của họ là Trung Quốc.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Lính Mỹ giết gà bằng răng, uống máu rắn trong tập trận Thủy quân lục chiến Mỹ hôm qua thử giết gà bằng răng, uống máu rắn hổ mang và ăn côn trùng, trong khóa tập huấn sinh tồn thuộc tập trận Hổ mang Vàng ở Thái Lan. Lính mỹ được cho uống máu rắn hổ mang Khóa huấn luyện sinh tồn trong rừng rậm tại căn cứ quân sự ở tỉnh Chanthaburi, Thái Lan...