Mỹ tăng cường triển khai vũ khí tiên tiến áp sát Trung Quốc
Mỹ sẽ tăng cường năng lực “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” ở châu Á-Thái Bình Dương, không chỉ tận dụng đồng minh và đối tác, mà còn tăng xây căn cứ.
Máy bay chiến đấu không người lái X-47B Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay
Tờ “ Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 14 tháng 1 đăng bài viết nhan đề “Chuyên gia: Chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của quân Mỹ thay đổi, vũ khí tiên tiến áp sát Trung Quốc” của chuyên gia Trung Quốc Lý Kiệt. Sau đây là nội dung chính của bài viết:
Những năm gần đây, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Mỹ ngày càng “kín tiếng”, nhưng vào đầu năm mới lại đẩy lên cao, quân Mỹ tuyên bố: Sẽ chi tiêu tăng cường cho “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không”! Những tuyên bố và động thái này ít nhất đã phản ánh thông điệp trên hai phương diện:
Một là, liên quan đến tư tưởng này, từ đầu năm 2009 đến nay, Mỹ chưa từng dừng nghiên cứu, luận chứng, thử nghiệm và hoàn thiện về “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển”; đến nay nó cũng từng bước hoàn thiện, đang trở thành học thuyết quân sự trung tâm của chiến lược “quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương” và “tái cân bằng chiến lược” của Mỹ.
Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ
Hai là, những năm gần đây, một lượng lớn vũ khí mới của các quân chủng hải, lục, không quân Mỹ lần lượt ra đời, hầu như đều triển khai và sử dụng trước tiên ở tuyến đầu Đông Á, hơn nữa không ngừng tiến hành thử nghiệm và kiểm nghiệm, điều này phản ánh đầy đủ “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” bắt đầu bước vào “thời kỳ cơ hội bên cửa sổ” và có thể vận dụng cho chiến đấu thực tế.
Tư tưởng “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Quân đội Mỹ đang từng bước trở nên rõ nét, đáp ứng “3 tập trung” của tư tưởng tác chiến này, cụ thể:
Trước hết, đã từng bước xây dựng được hệ thống tìm kiếm, theo dõi và thu thập thông tin “lập thể toàn diện, đủ mọi phương hướng, trong mọi thời gian, không gian”, có thể tiến hành trinh sát, dò tìm tối đa đối với tuyến đầu của đối thủ tiềm tàng hoặc mối đe dọa tác chiến áp sát;
trong khi đó, thiết bị, khí tài do quân Mỹ sử dụng vài năm trước không chỉ có hạn về số lượng, hơn nữa tính năng không tốt, cộng với khó khăn về chi tiêu quân sự và tính toán nhân tố an ninh, hiệu quả hoạt động không được lý tưởng lắm.
Video đang HOT
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 của Mỹ
Theo đó, những năm qua, quân Mỹ ra sức nỗ lực xây dựng và triển khai “mạng theo dõi radar cảnh báo sớm tầm xa”, “mạng hệ thống phòng thủ tên lửa”, “ mạng nghe lén dưới nước” dùng cho khu vực xung quanh “chuỗi đảo thứ nhất”, cùng với “mạng lưới theo dõi vệ tinh hải dương và vệ tinh trinh sát điện tử”.
Thứ hai, hiện đã nghiên cứu phát triển và chế tạo một loạt, đồng thời có thể lần lượt triển khai ở tuyến đầu chuỗi đảo thứ nhất, có phương tiện có thể thâm nhập sâu vào vùng biển của Trung Quốc, theo dõi cả trên mặt đất, trên không và trên vũ trụ, như:
máy bay không người lái X-47B, máy bay không gian không người lái X-37B (có tiềm năng trinh sát và tấn công mạnh), tàu khu trục tên lửa đa năng DDG-1000 Zumwalt (có thể đến gần duyên hải đối phương hoạt động), tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia (có thể hoạt động bí mật ở vùng biển nông),
tàu lặn không người lái lượng giãn nước lớn (có thể tiến hành theo dõi dưới nước ngoài tầm nhìn), tàu tuần duyên lớp Freedom (từng tiến hành trinh sát toàn diện trong thời gian tương đối dài trên Biển Đông – được truyền thông Mỹ gần đây tiết lộ).
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia Mỹ
Thứ ba, do kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp, vị thế và vai trò ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới suy yếu tương đối, nhưng họ lại cố gắng tìm cách kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy chỉ có tận dụng đầy đủ sức mạnh của đồng minh và đối tác để thực hiện ý đồ chiến lược, tận dụng đầy đủ căn cứ, cảng biển, sân bay của những nước này để đảm bảo tiếp tế nhanh chóng và chi viện tấn công.
Hiện nay, tuyến đầu châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ vừa có các “đồng minh đang tin cậy” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, vừa có các đối tác nhỏ như Philippines; những đồng minh này đều có tính toán của mình, giữa họ cũng tồn tại mâu thuẫn;
họ vừa tìm cách tận dụng sức mạnh của Mỹ để đạt được mục đích chiến lược của mình, vừa lo ngại Mỹ coi họ là “đầy tớ” và vứt bỏ họ; đến khi đó, căn cứ tuyến đầu của họ có thể trở thành mục tiêu trọng điểm tấn công trực tiếp, ngọn lửa chiến tranh lan tới lãnh thổ nước mình.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay ném bom chiến lược B-2 Mỹ
Với “ba tập trung” trên, Mỹ vẫn cảm thấy không đủ, vẫn cần tăng cường xây dựng căn cứ ở chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, tiếp tục điều chỉnh và mở rộng quy mô binh lực thường trực:
Gần đây Không quân Mỹ tiếp tục tăng cường quy mô binh lực như máy bay ném bom mới, máy bay trinh sát không người lái Global Hawk, máy bay tiếp dầu trên không và máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor;
Hải quân Mỹ cũng muốn tăng cường số lượng tàu ngầm động cơ hạt nhân kiểu tấn công, chuẩn bị triển khai biên đội tàu sân bay ở Guam. Đồng thời, Mỹ sẽ còn xây dựng căn cứ mới ở Đông Nam Á và Australia, nâng cao toàn diện năng lực phản ứng nhanh và năng lực tấn công hợp nhất trên không-trên biển của họ. Như vậy, Mỹ đang đưa “kiếm Damocles” ngày càng áp sát Trung Quốc.
Tàu tuần duyên USS Freedom Hải quân Mỹ
(Giáo Dục
Báo Trung Quốc kêu gọi trả đũa chuyến thăm đền của Thủ tướng Nhật
Trung Quốc phải có các biện pháp trả đũa quyết liệt sau chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới ngôi đền chiến tranh gây tranh cãi, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 27/12 viết, phản ánh tâm lý oán giận âm ỉ của người Trung Quốc đối với người láng giềng.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Trung Quốc đã thể hiện sự phản đối và triệu mời đại sứ Nhật tại Bắc Kinh hôm qua để bày tỏ "lời khiển trách mạnh mẽ" sau khi Thủ tướng Abe tới thăm đền chiến tranh Yasukuni vào sáng 26/12.
Đền Yasukuni thờ những người thiệt mạng trong chiến tranh, trong đó có vài quan chức cấp cao bị tử hình vì các tội ác chiến tranh sau Thế chiến II. Ngôi đền làm nhớ tới quá khứ quân phiệt của Nhật và là một nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nhật với Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác.
"Mọi người đang trở nên mệt mỏi với sự lên án mạnh mẽ vô ích như vậy", một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu vốn có quan hệ mật thiết với đảng Cộng sản Trung Quốc, viết.
"Trung Quốc cần thực hiện các biện pháp đáp trả đũa thích hợp, thậm chí có thể hơi quyết liệt", nếu không sẽ bị xem là "con hổ giấy", Thời báo Hoàn cầu cảnh báo.
Tờ báo đề xuất rằng Trung Quốc có thể cấm các chính trị gia cấp cao và các quan chức khác của Nhật từng tới thăm đền Yasukuni đến Trung Quốc trong 5 năm.
Chuyến thăm của ông Abe là chuyến thăm đầu tiên của một đương kim thủ tướng Nhật tới đền Yasukuni kể từ năm 2006, và nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 cường quốc châu Á gia tăng từ năm 2012 vì tranh chấp lãnh thổ.
Tờ báo cũng chỉ trích mạnh mẽ ông Abe, người muốn tăng cường quân đội Nhật Bản.
"Trong mắt Trung Quốc, ông Abe, cư xử như một tội phạm chính trị, giống những kẻ khủng bố và phát xít thường được nhìn thấy trong các danh sách đen", Thời báo Hoàn cầu viết.
Còn tờ China Daily thì gọi chuyến thăm là một "một sự xúc phạm quá đáng", làm đóng cầm cánh cửa đối thoại. "Ông Abe biết chuyến thăm là một sự xỉ nhục nhưng ông ấy không quan tâm", tờ báo viết.
Tờ báo cũng chỉ trích "thái độ đạo đức giả" và "những tiếng xấu" của ông Abe, trong đó việc "ông phủ nhận bản chất hung hăng của Nhật trong Thế chiến II và thiếu ăn năn đối với các tội lỗi lịch sử của Nhật bản".
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gọi chuyến thăm của ông Abe là "hành động khiêu khích trắng trợn, đi ngược lại luật pháp quốc tế và trà đạp lên lương tâm của con người", tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc ngày 26/12 viết.
Trung Quốc và Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 và 3 thế giới, có các quan hệ thương mại quan trọng.
Nhưng tranh chấp lãnh thổ tại biển Hoa Đông quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở nên băng giá kể từ năm ngoái.
Theo Dantri
Trung Quốc khó xử vì chuyện viện trợ cho Philippines Trung Quốc quyết định viện trợ 100.000 USD cho Philippines, nhưng khoản tiền này được cho là khiêm tốn so với những lần viện trợ trước đây, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế chung tay cứu trợ quốc đảo sau siêu bão Haiyan. Binh sĩ Mỹ và Philippines chất hàng cứu trợ cho thành phố Tacloban lên một máy bay tại căn...