Mỹ tăng cường thử tên lửa đạn đạo giữa lúc căng thẳng với Nga và Triều Tiên
Quân đội Mỹ lên kế hoạch tiến hành thử tên lửa đạn đạo lần thứ hai trong tuần này nhằm chứng minh năng lực của kho vũ khí trong bối cảnh căng thẳng ngày một gia tăng trong quan hệ với Nga và Triều Tiên.
(Ảnh minh họa: SpaceNews)
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work cho biết, quân đội nước này sẽ phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman III từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở tiểu bang California vào rạng sáng 26/2 theo giờ địa phương. Tên lửa không mang theo đầu đạn này sẽ nhắm tới một mục tiêu gần đảo san hô Kwajalein thuộc quần đảo Marshall, ở phía Nam Thái Bình Dương.
Theo ông Robert Work, đây là vụ thử ICBM thứ 15 của Mỹ kể từ tháng 1/2011. Phát biểu trước báo giới, ông Work tuyên bố các vụ thử ICBM là một thông điệp rõ ràng gửi tới các đối thủ chiến lược rằng Mỹ đang duy trì một kho vũ khí hạt nhân hiệu quả. Các đối thủ mà Mỹ đề cập tới là Nga và Triều Tiên.
Trước đó, hôm 21/2, quân đội Mỹ cũng đã phóng thử một tên lửa Minuteman III từ căn cứ không quân nói trên. Giới chức Mỹ cho hay vụ thử đã đạt được các tiêu chí đề ra.
Kiểm tra độ tin cậy của kho vũ khí hạt nhân trở thành một nhiệm vụ quan trọng của quân đội Mỹ trong những năm gần đây vì nhiều đơn vị vũ khí đã gần hết hạn sử dụng. Hoạt động này cũng nhằm dập tắt những hoài nghi về các kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Bộ Quốc phòng nước này đã đổ hàng triệu USD vào việc trang bị cho các binh sĩ chịu trách nhiệm bảo trì các hệ thống vũ khí này. Trong khi đó, Mỹ cũng chú trọng hơn vào việc cải tiến các loại vũ khí.
Trong kế hoạch ngân sách quốc phòng cuối cùng dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama được công bố đầu tháng này, chính quyền Mỹ đề nghị tăng 1,8 tỷ USD để “đại tu” các máy bay ném bom hạt nhân, tên lửa, tàu ngầm hạt nhân cũ cũng như các hệ thống khác.
Video đang HOT
Ông Robert Work cho biết Mỹ cần khoảng 18 tỷ USD mỗi năm từ năm 2021 đến 2035 để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân.
Nhật Minh
Theo Dantri
Nga lo lắng khi Mỹ cảnh báo chiến tranh thế giới
Nga đang tỏ ra lo lắng sau khi Mỹ đưa ra nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm bùng nổ thế chiến thứ 3.
Hãng tin AP ngày 11/2 dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo rằng nếu các lực lượng Arab "nhảy" vào cuộc chiến tại Syria, họ sẽ làm bùng phát "một cuộc chiến tranh thế giới mới" đồng thời hối thúc các bên đàm phán về một lệnh ngừng bắn.
"Người Mỹ và các đối tác Arab của chúng tôi phải nghĩ kỹ về điều này: Có phải các bạn muốn một cuộc chiến tranh kéo dài. Các bạn thực sự nghĩ mình có thể nhanh chóng chiến thắng trong một cuộc chiến như vậy. Tất cả các bên cần phải ngồi vào bàn đàm phán thay vì làm bùng phát một cuộc chiến tranh thế giới mới", ông Medvedev phát biểu với nhật báo Đức Handelsblatt.
Ngay trước khi Thủ tướng Nga đưa ra tuyên bố này, tờ Washington Post đã đăng bài viết với nhận định Chiến tranh thế giới thứ 3 chỉ còn cách vài tấc với diễn biến Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có thể tham chiến ở Syria.
Theo Tờ báo này, cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này đang ngày càng trở nên rối rắm, trở thành một cuộc chiến toàn diện giữa người Hồi giáo Sunni với Hồi giáo Shiite, giữa thế giới phương Đông với phương Tây, giữa khủng bố với phương Tây.
Chính vì thế Washington Post kết luận quyết định đưa quân vào Syria tại thời điểm này của chính quyền Erdogan sẽ làm bùng nổ nguy cơ chiến tranh và bạo loạn tại khu vực.
Xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến về khu vực biên giới với Syria.
Những nhận định trên của tờ báo Mỹ không phải là không có lý do bởi thực tế, tình hình Syria hiện nay đang ngày càng trở nên rối loạn và khó kiểm soát. Ngoài sự hiện diện của Nga, Mỹ thì không quân các nước Anh, Pháp, Đức cũng đang nỗ lực ngăn chặn và tiêu diệt phiến quân IS có mặt tại đây.
Về phần Thổ Nhĩ Kỳ, kể từ khi xảy ra những căng thẳng, mâu thuẫn với Nga sau khi đơn phương bắn hạ chiến đấu cơ Su-24, Ankara đang có những điều chỉnh và để ngỏ khả năng đưa quân vào Syria.
Ngày 23/1, phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại thủ đô Istabul, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã sẵn sàng sử dụng giải pháp quân sự để tấn công tổ chức khủng bố IS ở Syria, khi chính phủ Syria và phe đối lập nước này không thể đồng thuận một giải pháp chính trị tại cuộc đàm phán hòa bình ở Geneva.
Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh bị Moskva bao vây, cấm vận kèm theo sự trỗi dạy mạnh mẽ của lực lượng người Kurd, chính quyền Ankara đang muốn dùng mặt trận Syria để làm vốn mặc cả trên chiến trường cũng như giành lại những lợi thế.
Tuy nhiên ý định của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dễ dàng có thể thực hiện được. Thứ nhất, Ankara cần phải có được sự đồng ý, chấp thuận từ chính quyền Tổng thống Syria Assad.
Tiếp đến chính quyền Erdogan sẽ phải thuyết phục một loạt các nước trong khu vực Trung Đông như Iraq, Saudi Arabia, Israel...
Thực tế, từ lâu các nước này đã đưa ra bằng chứng về việc Ankara bắt tay và có những hoạt động buôn bán dầu lậu với IS ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nhờ điều này mà phiến quân hồi giáo ngày càng dẻo dai và ra sức chống lại đội quân chính phủ và liên quân các nước.
Bên cạnh đó, Ankara cũng sẽ phải thuyết phục thêm Nga - nước đang nắm thế chủ động tiên phong trên chiến trường Syria. Thời gian qua, chính quyền Tổng thống Putin đã nhiều lần đưa ra các hình ảnh cũng như video về các xe chở dầu của IS đang hoạt động gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
"Theo các dữ liệu của chúng tôi, lãnh đạo cao nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan và gia đình ông ta, liên quan đến giao dịch với Nhà nước Hồi giáo tự xưng", ông Anatoly Antonov, thứ trưởng Quốc phòng Nga cho hay.
Mặt khác, lực lượng người Kurd tại Syria thời gian qua cũng nhiều lần lên tiếng chỉ trích không quân Thổ Nhĩ Kỳ còn nhiều lần tố cáo Ankara đang lợi dụng cuộc chiến chống IS để nã pháo các vị trí do lực lượng này kiểm soát. Những rạn nứt trong thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên từ năm 2013 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu tạm dừng và ngày càng có nguy cơ xung đột cao hơn.
Rõ ràng khi đơn phương đưa quân vào Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với hàng loạt sự phản đối mạnh mẽ đến từ các nước. Những mâu thuẫn, xung đột với Ankara sẽ làm nảy sinh và bùng phát nguy cơ thế chiến thứ 3 khó có thể kiểm soát và giải quyết trong một thời gian ngắn.
Siêu tăng chủ lực hiện đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ
Ngọc Hòa (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ấn Độ lần đầu phóng thử tên lửa đất đối không tầm xa Barak 8 Hải quân Ấn Độ đã lần đầu tiên phóng thử tên lửa đất đối không tầm xa Barak 8 (LRSAM) được nghiên cứu, phát triển cùng với Israel. Tên lửa Barak 8. (Nguồn: AP) Mạng tin Zeenews cho biết ngày 29/12, Cuộc bắn thử trên được tiến hành từ tàu chiến INS Kolkata, diễn ra sau cuộc thử nghiệm thành công trên một...