Mỹ tăng cường sức mạnh tại ’sân sau’ của Trung Quốc
Đội tàu LCS với mẫu tên lửa chống hạm mới sẽ là mối đe dọa thực sự đối với tàu chiến Trung Quốc tại Thái Bình Dương – tờ Defense News khẳng định.
Tàu chiến duyên hải (LCS) Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ tại căn cứ hải quân San Diego vừa được tiếp nhận một loại tên lửa chống hạm mới. Điều này biến LCS từ một loại tàu không vũ trang trên lý thuyết trước đây thành mối đe dọa thực sự đối với tàu chiến Trung Quốc, không những thế, còn từ một khoảng cách khá xa. Đây là nhận định của tờ Defense News.
Mẫu tên lửa chống hạm mới của Mỹ, theo công bố, có thể bắn trúng mục tiêu chính xác đến mức người điều khiển có thể chỉ ra vị trí tấn công chi tiết trên tàu của đối phương.
Tàu chiến duyên hải Gabrielle Giffords là chiếc tàu thứ hai thuộc loại này, mới được bàn giao cho Hải quân Mỹ trong năm nay. Trong khi đó, chiếc LCS Montgomery cũng đã có mặt tại San Diego hồi tháng 6 sau giai đoạn tạm dừng triển khai LCS 19 tháng để Hải quân Mỹ tập trung huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu loại này.
Tàu chiến duyên hải (LCS) Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ tại căn cứ hải quân San Diego. (Ảnh: seaforces.org)
Phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương, Đại úy John Gay, xác nhận Gabrielle Giffords đã có mặt tại căn cứ vào ngày 3/9 và được trang bị tên lửa chống hạm cùng máy bay trinh sát không người lái (UAV) MQ-8C Fire Scout mới. Chiếc UAV này được thiết kế để trinh sát đối thủ ngoài tầm mắt và chỉ định mục tiêu cho các vũ khí hỏa lực.
Video đang HOT
Đại diện Hải quân Mỹ cho biết Gabrielle Giffords sẽ đảm trách những nhiệm vụ tại địa bàn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiệm vụ cụ thể của con tàu này là gì thì lại không được tiết lộ.
Theo Defense News, khi được trang bị tên lửa hành trình NSM (Naval Strike Missile – được phát triển bởi tập đoàn Raytheon & Kongsberg), kết hợp với chiếc UAV MQ-8C Fire Scout UAV (được sản xuất bởi tập đoàn Northrop Grumman), một con tàu loại LCS nằm ở ngoài khơi thành phố Virginia Beach, bang Virginia có thể phá hủy tàu địch nằm tại Cape Hatteras, Bắc Carolina. Khoảng cách này lớn hơn 30 dặm so với tầm bay được công bố của mẫu tên lửa chống hạm “Harpoon” là 67 dặm.
Hải quân Mỹ cũng nói rõ rằng họ sẽ trang bị loại tên lửa NSM cho những chiến hạm đầy triển vọng FFG (X).
Việc triển khai các tàu loại LCS là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Hải quân Mỹ đang muốn dần củng cố chỗ đứng của mình tại khu vực Thái bình Dương, nơi chứng kiến sự gia tăng căng thẳng trong nhiều thập kỷ qua do một loạt các yêu sách hàng hải phi lý của Trung Quốc.
Những yêu sách này không được cộng đồng quốc tế công nhận, nhưng điều đó cũng không ngăn cản được việc Bắc Kinh ngày càng tăng cường sức mạnh cho hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển và lực lượng lính thủy đánh bộ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
(Nguồn: Defense News)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Ngoại trưởng Philippines: Công hàm gửi Trung Quốc như giấy ném vào tường gạch
Dù như giấy ném vào tường gạch, Ngoại trưởng Locsin xác nhận chính phủ Philippines gửi khoảng 60 công hàm phản đối hành động của Trung Quốc từ 2016 đến nay.
" Khi tôi còn làm việc tại Liên hợp quốc, tôi chất vấn thẳng mặt với họ mỗi vụ xâm phạm. Khi tôi trở thành ngoại trưởng, dù tôi biết gửi công hàm phản đối giống như ném giấy vào tường gạch, tôi vẫn cứ làm", Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr ngày 4/9 cho biết trong phiên điều trần quốc hội về đề xuất ngân sách 2020 của bộ phận đối ngoại.
Ông Locsin cho biết Bộ Ngoại giao đã 39 lần lên tiếng phản đối kể từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào giữa năm 2016. Kể từ khi ông Locsin được bổ nhiệm làm lãnh đạo Bộ Ngoại giao Philippines, cơ quan này có thêm 24 lần gửi công hàm phản đối.
"Chúng tôi đã đệ trình công hàm phản đối mỗi khi có diễn biến. Mỗi khi chúng tôi có thông tin về một vụ xâm nhập, tôi gửi công hàm phản đối luôn", ông Locsin nói.
"Tôi đã thay đổi ngôn ngữ các công hàm phản đối từ thông thường sang trực tiếp, không còn những lời hay ý đẹp nữa", ông nói thêm.
Ngoại trưởng Philippines. (Ảnh: Phil Star)
Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu Manila từ chối yêu cầu cung cấp bản sao các công hàm của Đại diện Đảng Bayan Muna, Carlos Zarate, nói rằng "đó là những thông tin liên lạc độc quyền giữa chúng tôi."
"Chúng tôi chỉ phản đối khi đó là Trung Quốc. Chúng tôi chỉ phản ứng với sự hiện diện của Trung Quốc", ông nói.
Các nhà phê bình trước đó nhắc đến lập trường mềm mỏng của chính phủ Philippines đối với Trung Quốc trước hành động ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông. Chính quyền dù vậy nhiều lần nói rằng họ đã hành động.
Năm tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Sibutu ở mũi phía Nam Philippines vào tháng 7 và tháng 8 mà không thông báo cho chính quyền Philippines. Trung Quốc gần đây đồng ý với yêu cầu của ông Duterte về việc các tàu chiến cần xin phép trước khi vào Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines nói.
Bên cạnh đó, ông phủ nhận thông tin nói Tổng thống Duterte đã "xin lỗi" khi đề cập đến chiến thắng tòa trọng tài năm 2016, vô hiệu hóa các yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh, trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước. Ông khẳng định Tổng thống đều đề cập đến chiến thắng ở tòa trọng tài mỗi lần đến Trung Quốc.
(Nguồn: ABS-CBN, Rappler)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nhiều nước quan ngại chiến thuật "bắt nạt" ở biển Đông Trang tin điện tử Express của Anh vừa đăng bài viết nhấn mạnh việc Trung Quốc đang muốn phong tỏa sự tiếp cận hàng tỷ USD dầu khí chưa khai thác ở biển Đông. Một tàu chiến Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Philippines Vi phạm trật tự quốc tế Theo tác giả bài viết Brian Mc.Gleenon, tại biển Đông, nhiều nước láng...