Mỹ tăng cường sự hiện ở Thái Bình Dương
Mỹ mở đại sứ quán ở Vanuatu trong động thái mới nhất nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Điều phối viên Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ Kurt Campbell mới đây đã có chuyến thăm tới một số quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters ngày 31/3 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nước này có kế hoạch mở đại sứ quán tại quốc đảo Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương, trong động thái mới nhất của Washington nhằm tăng cường sự hiện diện ngoại giao của mình ở Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
“Phù hợp với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, sự hiện diện ngoại giao thường trực tại Vanuatu sẽ cho phép Chính phủ Mỹ tăng cường mối quan hệ với Vanuatu”, thông báo của Bộ trên nêu rõ.
“Việc thành lập Đại sứ quán Mỹ tại Vanuatu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực hợp tác song phương tiềm năng và hỗ trợ phát triển, bao gồm cả những nỗ lực giải quyết khủng hoảng khí hậu”, tuyên bố cho biết thêm..
Mỹ có quan hệ ngoại giao với Vanuatu, quốc đảo có dân số 319.000 người trải rộng trên 80 hòn đảo, nhưng hiện được đại diện bởi các nhà ngoại giao có trụ sở tại New Guinea.
Video đang HOT
Mỹ đã mở lại đại sứ quán của mình tại Quần đảo Solomon trong năm nay sau 30 năm vắng bóng và thông báo mới nhất trên của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra sau chuyến thăm vào tháng này tới khu vực, trong đó có Vanuatu, của điều phối viên Mỹ về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell.
Các đại sứ quán khác của Mỹ được lên kế hoạch đặt tại các quốc đảo Kiribati và Tonga ở Thái Bình Dương.
Bất chấp sự thúc đẩy ngoại giao, Quần đảo Solomon trong tháng này tuyên bố đã trao một hợp đồng trị giá hàng triệu USD cho một công ty nhà nước Trung Quốc để nâng cấp một cảng quốc tế ở Honiara.
Mỹ và các đồng minh trong khu vực lo ngại rằng Trung Quốc có tham vọng xây dựng một căn cứ hải quân trong khu vực kể từ khi Quần đảo Solomon ký hiệp ước an ninh với Bắc Kinh vào năm ngoái.
Washington cũng đang làm việc để gia hạn các thỏa thuận với Quần đảo Marshall, Palau và Liên bang Micronesia, theo đó Washington muốn có trách nhiệm bảo vệ quần đảo và giành quyền tiếp cận độc quyền tới các vùng rộng lớn của Thái Bình Dương.
Chính quyền Biden đang huy động hơn 7 tỷ USD trong hai thập kỷ tới để hỗ trợ kinh tế cho ba quốc gia ở Nam Thái Bình Dương trên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào tuần trước, các quỹ được coi là chìa khóa để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Quan chức Mỹ nói cần cơ chế giải quyết khủng hoảng với Trung Quốc như thời Chiến tranh Lạnh
Các nỗ lực xây dựng một nền tảng cho quan hệ Mỹ - Trung vẫn chưa thành công. Những tháng tới sẽ quyết định liệu có thể thiết lập lại chính sách ngoại giao mang tính xây dựng giữa Washington và Bắc Kinh hay không.
Cờ Trung Quốc và Mỹ gắn trên một cột đèn dọc theo Đại lộ Pennsylvania gần Tòa nhà Quốc hội ở Washington, D.C. trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tháng 1/2011. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, ông Kurt Campbell - Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - cho biết Washington đã nói rõ với Bắc Kinh rằng họ sẵn sàng cho một cuộc điện đàm khác giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
"Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng và, theo quan điểm của chúng tôi, chúng tôi luôn mong muốn và có ý định duy trì các đường dây liên lạc mở", vị quan chức phát biểu tại một sự kiện do nhóm chuyên gia cố vấn của Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS) tổ chức, nhấn mạnh đến sự cần thiết của đường dây nóng và các cơ chế xử lý khủng hoảng khác thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tháng trước, sau khi máy bay chiến đấu của Mỹ bắn hạ một khinh khí cầu của Trung Quốc, Tổng thống Biden cho biết ông dự định điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc về vụ việc nhằm giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, cho đến nay, điều này vẫn chưa xảy ra và căng thẳng tiếp tục gia tăng kể từ đó.
Theo Điều phối viên Campbell, phía Trung Quốc không mấy mặn mà tham gia vào các cuộc thảo luận xung quanh việc mở ra các kênh liên lạc hoặc đường dây nóng xây dựng lòng tin. Ông tin rằng việc có những cơ chế như vậy là một bước đi có trách nhiệm trong bối cảnh hoạt động của các lực lượng quân sự Trung Quốc và Mỹ diễn ra gần nhau.
"Chúng tôi đã xây dựng được những cơ chế đó trong Chiến tranh Lạnh. Chúng tôi nghĩ rằng chúng phù hợp với thời điểm hiện tại", vị quan chức nói thêm.
Ông Campbell chỉ ra Mỹ đang ở thời kỳ đầu của một giai đoạn mới trong quan hệ cạnh tranh với Trung Quốc.
"Chúng tôi thừa nhận ở nhiều khía cạnh, những nỗ lực của chúng tôi nhằm xây dựng nền tảng và hàng rào bảo vệ cho mối quan hệ hai bên vẫn chưa thành công", ông Campbell đề cập đến các ưu tiên của Mỹ mà Tổng thống Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại cuộc gặp ở Bali tháng 11/2022.
"Chúng ta sẽ thấy trong những tháng tới liệu có thể thiết lập lại chính sách ngoại giao hiệu quả, có thể dự đoán và mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc hay không", nhà chức trách nhấn mạnh.
Ông Campbell cho biết Mỹ đang tăng cường tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bất chấp cuộc chiến ở Ukraine và điều này sẽ được thể hiện trong ngân sách, cam kết, viện trợ.
Đề cập đến Ấn Độ, ông Campbell nói rằng ông tin mối quan hệ của nước này với Mỹ là quan trọng nhất trong thế kỷ 21.
Bên cạnh đó, Mỹ có một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) mà nước này tổ chức vào tháng 11 tới. Tại đây, Tổng thống Biden sẽ đưa ra các bước để thể hiện sự quyết tâm của Mỹ không chỉ đóng vai trò an ninh, ngoại giao và chính trị trong khu vực mà còn là một vai trò kinh tế và thương mại năng động.
New Zealand có thể trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS Bộ trưởng Andrew Little cho biết Điều phối viên Nhà Trắng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell đã cùng ông nêu khả năng New Zealand trở thành đối tác phi hạt nhân của AUKUS. Tân Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little. (Nguồn: Reuters) Ngày 30/3, tân Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Andrew Little cho biết...