Mỹ tăng cường lực lượng ở vùng Vịnh
Các giới chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang xây dựng một trạm ra-đa phòng thủ tên lửa tại một địa điểm bí mật ở Qatar và đang tổ chức cuộc tập trận quét thủy lôi lớn chưa từng có vào tháng 9 tới ở vùng Vịnh
Các biện pháp trên giúp Mỹ tái bảo đảm với Israel và các đồng minh khác rằng Lầu Năm Góc đang thực hiện những bước đi nhằm phản công Iran sau nhiều tháng thương lượng không có kết quả về chương trình hạt nhân của Tehran.
Theo báo The Wall Street Journal, trạm ra-đa này sẽ là xương sống của một hệ thống bảo vệ quyền lợi của Mỹ cũng như các đồng minh như Israel và Liên hiệp châu Âu chống lại tên lửa Iran, tương tự với 2 trạm ra-đa ở sa mạc Negev (Israel) và miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ. Ba trạm ra-đa này sẽ tạo thành hình cánh cung để dò tìm những tên lửa được phóng từ bên trong lãnh thổ Iran. Chúng được kết nối với các khẩu đội tên lửa đánh chặn của Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc tập trận vừa nêu sẽ là cuộc tập trận đa phương đầu tiên trong khu vực.
Thông tin trên được đưa ra sau khi hải quân Mỹ triển khai các tàu lặn không người lái SeaFoxcó khả năng phá hủy thủy lôi ở vùng Vịnh. Động thái này nhằm ngăn chặn Iran đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz. Mỹ cũng đã cử một tàu chiến đến khu vực này để hỗ trợ hoạt động phá thủy lôi.
Căn cứ quân sự Mỹ ở sa mạc Negev, Israel có lắp đặt hệ thống ra-đa X-Band. Ảnh: ENTEKHAB.IR
Theo báo Jerusalem Post, đây là một phần trong một loạt động thái cho thấy Mỹ đang dần dần xây dựng lực lượng ở vùng Vịnh trong khi căng thẳng với Iran vẫn âm ỉ. Tháng trước, 4 tàu phá thủy lôi của Mỹ đã đến vùng Vịnh hỗ trợ hạm đội 5 và bảo đảm an toàn cho các tuyến đường thủy vốn vận chuyển 40% lượng dầu xuất khẩu trên thế giới theo đường biển.
Các động thái trên của Lầu Năm Góc phản ánh nỗi lo ngại rằng tình trạng căng thẳng với Iran có thể tăng mạnh khi các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ của nước này được siết chặt vào mùa hè năm nay. Các giới chức Mỹ miêu tả trạm ra-đa và cuộc tập trận hải quân trên về bản chất mang tính phòng thủ nhưng nhiều khả năng Iran sẽ xem đó là sự khiêu khích.
Theo NLD
Nữ tù nhân Mỹ nhổ cỏ, chôn xác chết giữa sa mạc
Nhiệm vụ của họ gồm có nhổ cỏ dọc theo những con đường cao tốc hoặc chôn cất những cái xác vô danh tại Nghĩa trang White Tanks, nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C.
Đối với những thành viên trong nhóm tù nhân đặc biệt của Mỹ, một ngày bắt đầu từ 6h sáng. Sau khi đi ủng lao động và mặc những bộ đồng phục kẻ ngang quen thuộc, các nữ tù nhân được đưa lên một chiếc xe bus từ nhà tù Estrella ở Phoenix, Arizona tới những địa điểm lao động.
Video đang HOT
Nhiệm vụ của họ gồm có nhổ cỏ dọc theo những con đường cao tốc ở quận Maricopa hoặc chôn cất những cái xác vô danh tại Nghĩa trang White Tanks, nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C vào khoảng thời gian này trong năm.
"Nhóm tù nhân đặc biệt" đã được bãi bỏ trên khắp nước Mỹ từ thập kỉ 50 nhưng năm 1995, cảnh sát trưởng Joe Arpaio đã làm hình thức này sống lại tại Arizona.
Ông Arpaio từng bị Cục Tư pháp truy tố vì không thừa nhận nhân quyền cơ bản của tù nhân, cho họ ăn thức ăn hỏng và không cho họ uống nước.
Các tù nhân nữ phải tự nguyện nếu muốn trở thành thành viên của nhóm này. Nhiều người muốn làm công việc này để thay đổi cuộc sống trong trại giam. Nhờ vậy, họ sẽ không bị giam giữ trong trại 23 giờ/ngày.
Nhóm tù nhân này chủ yếu gồm những người bị bắt vì lái xe khi say rượu. Sau một tháng làm việc, họ sẽ được chuyển khỏi trại giam ra ngủ ở các lán quân sự, nơi có điều kiện tốt hơn.
Dưới đây là hình ảnh lao động của các thành viên trong nhóm tù nhân đặc biệt này:
Xắn tay áo chuẩn bị cho một ngày lao động.
Rời khỏi trại giam để tới nơi làm việc.
Một ngày của họ bắt đầu từ 6h sáng.
Xếp hàng chuẩn bị lên ô tô.
Lên xe.
Các tù nhân được đưa tới nghĩa trang bằng ô tô.
Chuẩn bị chôn xác người vô danh tại nghĩa trang giữa sa mạc.
Hạ huyệt.
Làm cỏ ở vùng hồ Bartlett, nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C.
Nghỉ ngơi sau khi làm việc.
Lắng nghe chỉ thị của các sĩ quan trại giam.
Lau ủng sau 1 ngày làm việc.
Trở lại phòng giam sau 1 ngày làm việc.
Theo Bee.net.vn
Choáng ngợp với 'phép màu' ở sa mạc Trung Quốc Trong sa mạc Nội Mông khô cằn của Trung Quốc có một "phép màu" âm thầm diễn ra. Nội Mông là một trong các vùng đất khô hạn có diện tích lớn nhất Trung Quốc. Khu tự trị này có 5 sa mạc và 5 vùng đất cát. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ tiến hành các biện pháp "trị cát", người dân...