Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với quốc gia mong mỏi gia nhập NATO
Mỹ và Thụy Điển đang bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận an ninh mới, về việc điều chỉnh việc triển khai quân đội Mỹ trong tương lai tại quốc gia Bắc Âu.
Thủy quân lục chiến Mỹ và Lực lượng Không quân Thụy Điển tiến hành tập trận chung gần Kristianstad, Thụy Điển, ngày 26/8/2022. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ
Theo kênh truyền hình RT, trong một tuyên bố ngày 9/1, Bộ Quốc phòng Thụy Điển cho biết các quan chức hiện soạn thảo các chi tiết của Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng (DCA). Thỏa thuận này được Bộ Quốc phòng Thụy Điển miêu tả là “sự phát triển tự nhiên của sự hợp tác lâu dài giữa Thụy Điển và Mỹ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
“Mỹ là đối tác chính sách quốc phòng và an ninh quan trọng nhất của Thụy Điển, cả về mặt song phương và trong tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bằng cách tạo điều kiện cho binh sĩ Mỹ hiện diện ở Thụy Điển, bao gồm dưới hình thức tập trận, an ninh của chúng tôi được tăng cường”, Bộ Quốc phòng Thụy Điển nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngoài việc điều chỉnh các điều kiện pháp lý cho các lực lượng quân sự Mỹ hiện diện ở Thụy Điển, thỏa thuận DCA cũng sẽ đề cập đến các vấn đề khác, chẳng hạn như tiếp cận các khu vực căn cứ, dự trữ trước vật tư và các loại thuế, nghĩa vụ liên quan đến các đợt triển khai quân của Mỹ trong tương lai.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Mỹ gọi Thụy Điển là đối tác quốc phòng có giá trị, tuyên bố DCA sẽ làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ giữa hai nước, tăng cường hợp tác của hai nước trong các hoạt động an ninh đa phương và cùng nhau củng cố an ninh xuyên Đại Tây Dương.
Thỏa thuận mới sẽ được xây dựng dựa trên các hiệp ước an ninh trước đó được ký kết vào năm 2016 và 2018. Tuyên bố về thỏa thuận được công bố trong bối cảnh Stockholm hướng tới việc gia nhập liên minh quân sự NATO vào năm nay.
Hai quốc gia Bắc Âu là Thụy Điển và Phần Lan đã bày tỏ nguyện vọng muốn gia nhập NATO vào tháng 5 năm ngoái khi cả hai nước viện dẫn những lo ngại về an ninh mới sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Mặc dù nguyện vọng này chóng nhận được sự chấp thuận từ phần lớn thành viên trong khối do Mỹ dẫn đầu song vẫn vấp phải sự phản đối từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary. Ankara cáo buộc Thụy Điển và Phần Lan hành động chưa đủ để chống lại các tổ chức khủng bố người Kurd.
Nga đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc NATO tiếp tục mở rộng về phía Đông, cho rằng liên minh này tìm cách bao vây Nga bằng các căn cứ không quân phương Tây, máy bay ném bom có và bệ phóng tên lửa, cùng các khí tài chiến lược khác.
Thủ tướng Ukraine nêu các ưu tiên của chính phủ trong năm 2023
Ngày 3/1, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đã đề ra những ưu tiên đối với chính phủ nước này trong năm 2023.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal phát biểu tại cuộc họp báo ở Kiev ngày 1/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên trang Telegram, ông Shmyhal khẳng định chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện các ưu tiên đề ra. Trong số các ưu tiên có hỗ trợ cho quân đội cũng như toàn bộ lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Bên cạnh đó, ông Shmyhal nêu rõ việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của Ukraine.
Các ưu tiên khác bao gồm tái thiết sau xung đột, an ninh năng lượng, ổn định tài chính vĩ mô và hỗ trợ các cựu binh. Ông Shmyhal cho biết chính phủ cũng sẽ tập trung vào phát triển giáo dục, thực hiện phân cấp, cải cách lương hưu và hành chính công.
Tướng Mỹ rút ra bài học từ xung đột Nga - Ukraine Tướng David Berger, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ nhận định rằng một trong những bài học quan trọng nhất từ xung đột Nga - Ukraine là các thiết bị điện tử đã để lộ nhiều thông tin cá nhân. Binh sĩ Ukraine nã đạn pháo nhằm vào các mục tiêu của Nga ở ngoại ô Bakhmut, ngày 8/11/2022. AFP/TTXVN Theo tờ...