Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương đối trọng Trung Quốc
Quân đội Mỹ đang mở rộng hiện diện quân sự của nước này tại một quốc đảo nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược ở Thái Bình Dương. Đây là một phần trong chiến dịch ngăn chặn Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực.
Quân nhân Mỹ tại Micronesia năm 2017 (Ảnh: Zuma Press)
Theo Wall Street Journal, Mỹ đang chú ý tới Micronesia, một quốc đảo chỉ có khoảng hơn 100.000 dân nằm giữa vùng đại dương dài 8.000 km nối giữa Hawaii và Philippines.
Quân đội Mỹ đã tiến hành trao đổi với chính phủ Liên bang Micronesia về việc mở căn cứ quân sự và mở rộng đường băng sân bay, theo các quan chức Miconesia và biên bản họp chính thức ngày 4/12/2018 giữa đại diện quốc phòng 2 nước.
Lục quân Mỹ cũng đang trong quá trình bàn bạc về việc tổ chức tập trận chung tại Micronesia, theo Wall Street Journal.
Việc Mỹ muốn mở rộng hiện diện quân sự dường như nằm trong kế hoạch của các nhà hoạch định Washington trong việc hướng sự tập trung trở lại khu vực chiến lược Thái Bình Dương, vốn đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Hồi tháng 1, hải quân Mỹ cũng có kế hoạch mở lại căn cứ đã đóng cửa ở Alaska trên đảo Aleutian và sẽ tiến hành các hoạt động đảm bảo “tự do hàng hải” đối phó với các hoạt động mở rộng hàng hải của Nga và Trung Quốc tại Bắc Cực.
Thêm vào đó, Mỹ đang tìm cách mở rộng hợp tác trên khắp Thái Bình Dương và tìm kiếm đối tác mới trong khi củng cố lại các mối quan hệ cũ thông qua đầu tư, viện trợ và nhấn mạnh vào mối quan hệ liên minh với Mỹ thay vì Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong các văn bản chính thức, Mỹ cũng cho biết rằng mở rộng quan hệ đối tác với Micronesia sẽ là mục tiêu chiến lược của Mỹ trong thời gian tới.
“Chúng tôi đang xem xét lại nhưng cam kết với các quốc đảo Thái Bình Dương nhằm bảo đảm một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa, duy trì quyền tiếp cận và mở rộng vị thế của Mỹ với tư cách đối tác an ninh”, Phát ngôn viên Dave Eastburn của Lầu Năm Góc cho hay.
Micronesia không phải là nơi duy nhất mà quân đội Mỹ muốn nâng cao quan hệ. Washington đang tìm cách tích cực tham gia vào các khu vực khác, nơi mà New Zealand và Australia đang đóng vai trò chủ chốt, theo ông Eastburn.
Micronesia cùng với Marshall và Palau là những đảo quốc có quan hệ khá đặc biệt với Mỹ. Dù là các quốc gia độc lập, nhưng họ đã ký các thỏa thuận được gọi là hiệp ước liên kết tự do với Mỹ. Theo đó, Washington sẽ cung cấp các khoản tài trợ, dịch vụ công cộng và một số lợi ích khác để đổi lại quan hệ ngoại giao và kinh tế tại các khu vực chiến lược.
Các nước này cũng nằm xung quanh lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, như đảo Guam. Điều này khiến cho vị trí của họ trở nên quan trọng về mặt chiến lược.
Doug Domenech, một quan chức làm việc trong lĩnh vực đối ngoai tại Bộ Nội vụ Mỹ, cho biết Washington đã hiện diện ở Thái Bình Dương từ rất lâu trước đó. Trong thời gian trước đây, họ đã chuyển sự tập trung sang khu vực khác, nhưng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới của Tổng thống Donald Trump sẽ hướng lại về khu vực này.
Trong khi đó, tại khu vực này, Trung Quốc đã tăng cường hiện diện và nâng cao tầm ảnh hưởng thông qua các gói viện trợ kinh tế lớn, các dự án đầu tư hay các khoản cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng.
“Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ vì có những mối quan ngại về chiến lược ngoại giao bẫy nợ của Trung Quộc tại nhiều khu vực trên thế giới”, Wall Street Journal dẫn lời một quan chức ngoại giao Mỹ, đưa tin.
Đức Hoàng
Theo Dân Trí/Wall Street Journal
Mỹ điều máy bay ném bom B-52 bay qua Biển Đông
Lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ cho biết máy bay ném bom B-52 của nước này đã bay qua các đảo trên Biển Đông ngày 4/3.
Máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Không quân Mỹ
Thông tin này được đăng tải đầu tiên bởi ABC News, theo tờ The Diplomat.
Trong thông cáo của Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ, hai máy bay ném bom B-52H Stratofortress ngày 4/3 cất cánh từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam tham gia nhiệm vụ huấn luyện thường lệ.
Trong đó, "một máy bay B52 bay huấn luyện ở khu vực Biển Đông rồi quay về Guam, chiếc còn lại bay về phía Nhật Bản và phối hợp với hải quân Mỹ, không quân Nhật trước khi quay trở lại đảo Guam", thông cáo nêu rõ.
Hoạt động này là một phần trong sứ mệnh kéo dài mang tên "Duy trì sự hiện diện của phi đội máy bay ném bom" của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, nhằm củng cố khả năng sẵn sàng ứng phó của lực lượng này.
Tuyên bố của lực lượng Mỹ cũng nêu rõ, các chuyến bay đều được tiến hành phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trong chiến dịch này, các máy bay ném bom B-1, B-2 và B-52 được luân phiên triển khai đến căn cứ Andersen trên đảo Guam để tham gia huấn luyện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cụ thể, hai máy bay ném bom chiến lược B-52H là một phần của lực lượng Không quân Mỹ (USAF) hiện đang được triển khai tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam ở Tây Thái Bình Dương. Việc triển khai này được đưa ra trên cơ sở luân phiên kể từ tháng 1/2018.
Bộ tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ đã không bình luận về việc máy bay ném bom được triển khai trong các nhiệm vụ gần đây có khả năng hạt nhân hay không.
Lần gần nhất máy bay B-52 bay qua khu vực Biển Đông là vào tháng 11/2018 nhằm khẳng định khu vực này là không phận quốc tế.
Hải quân Mỹ cũng thường xuyên tiến hành chiến dịch tuần tra tự do hàng hải tại Biển Đông, đi qua khu vực 12 hải lý quanh các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp trái phép tại đây.
Theo Baogiaothong
Mỹ tiếp tục đưa 'pháo đài bay' B-52 đến Biển Đông Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay gần các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Đông hôm 4-3, hãng tin CNN dẫn lời lực lượng Không quân của Mỹ tại Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết. Theo đó, "hai máy bay ném bom B-52H Stratofortress cất cánh từ căn cứ không quân Andersen, ở đảo Guam đã tham...