Mỹ tăng cường giám sát sinh viên Hồi giáo
Cảnh sát New York đang mở rộng phạm vi giám sát sinh viên Hồi giáo ra xa hơn chứ không chỉ giới hạn trong nội bộ thành phố này.
AP ngày 19.2 đưa tin cảnh sát thành phố New York ( NYPD) vừa được tăng quyền hạn để đẩy mạnh giám sát các sinh viên Hồi giáo ở các đại học khắp vùng đông bắc Mỹ, gồm cả những trường danh tiếng như ĐH Yale và ĐH Pennsylvania. Theo đó, NYPD thường xuyên trao đổi sát sao với nhà chức trách các địa phương về hoạt động của sinh viên và cả giáo sư. Thậm chí, họ còn phái đặc vụ chìm theo dõi để ghi chú tên họ, số lần cầu nguyện trong ngày và chi tiết các cuộc nói chuyện của sinh viên. Các trang mạng, diễn đàn tập trung nhiều sinh viên Hồi giáo cũng bị “lùng sục”.
Biểu tình phản đối NYPD giám sát cộng đồng Hồi giáo – Ảnh: Boston.com
Thông tin này lập tức gây nên phản đối mạnh mẽ từ sinh viên Hồi giáo lẫn những tổ chức xã hội. AP dẫn lời Tanweer Haq, thành viên Hiệp hội Sinh viên Hồi giáo (MSA) nói: “Đó là sự xâm phạm quyền riêng tư”. Trong khi đó, người phát ngôn NYPD Paul Browne biện minh bằng cách đưa ra danh sách 12 nghi can khủng bố bị bắt giữ từng là thành viên của MSA. Một trong số đó là Jesse Morton từng liên quan đến hoạt động tuyển mộ phần tử Hồi giáo cực đoan tại các đại học. Thị trưởng New York Michael Bloomberg thì khẳng định việc theo dõi chỉ áp dụng đối với những trường hợp khả nghi.
Những diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh giới chức an ninh Mỹ cảnh báo nguy cơ Iran hoặc các phần tử Hồi giáo cực đoan tấn công khủng bố ngay giữa lòng nước này. Cuối tuần rồi, nhà chức trách bắt nghi phạm người Ma Rốc Amine el Khalifi, 29 tuổi, với cáo buộc âm mưu đánh bom tòa nhà quốc hội ở thủ đô Washington. Bên cạnh đó, một số vụ tấn công nhằm vào các cơ quan ngoại giao Israel trong những ngày qua tại Ấn Độ,
Video đang HOT
Georgia và Thái Lan khiến lo ngại càng tăng, nhất là khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sắp thăm Mỹ vào tháng sau. Để chuẩn bị cho chuyến thăm trên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon đã đến Tel Aviv hội đàm với Thủ tướng Netanyahu vào chiều 19.2 về vấn đề Iran và quan hệ Israel – Palestine, theo AFP.
Gần đây, phương Tây nhiều lần bày tỏ lo ngại Israel có thể bất ngờ tấn công Iran. Ngày 19.2, Ngoại trưởng Anh William Hague cảnh báo Israel đừng manh động vì hậu quả sẽ rất khó kiểm soát. Trong khi đó, chính quyền Iran vẫn tỏ ra không nhượng bộ phương Tây khi thông báo ngưng bán dầu cho Anh và Pháp vào hôm qua. Bên cạnh đó, truyền hình Iran dẫn lời Tổng thống Mahmoud
Ahmadinejad ra lệnh xây thêm lò phản ứng hạt nhân, còn nguồn tin giấu tên từ châu Âu cáo buộc Tehran sắp xây thêm một cơ sở hạt nhân với hàng ngàn máy ly tâm gần thành phố Qom.
Theo Thanh Niên
Giải cứu 45 học sinh bị xích dưới hầm
Cảnh sát Pakistan vừa giải cứu 45 học sinh bị xích dưới tầng hầm của trường học Hồi giáo Madrassa Zakarya ở khu Sohrab Goth, trung tâm thành phố Karachi, đêm 12-12.
Một số trường Hồi giáo ở Pakistan bị cáo buộc huấn luyện binh lính và ủng hộ các nhóm cực đoan kích động bạo lực, thậm chí phái cả các tay súng đến khu vực giáp với Afghanistan.
"Ít nhất 18 trong số học sinh trên có độ tuổi từ 20 trở xuống. Số còn lại lớn tuổi hơn" - cảnh sát Mukhtiar Khaskheli nói với AFP. Đài truyền hình địa phương Samaa chiếu cảnh các học sinh bị xích đã nhảy múa vui mừng khi cảnh sát tiến vào tầng hầm.
Hai giáo sĩ của trường đã bị bắt nhưng hiệu trưởng kịp trốn thoát. Theo lời khai của hai giáo sĩ này, số học sinh trên bị nghiện ma túy nên họ phải trói chúng lại để cai nghiện và "biến chúng thành những tín đồ Hồi giáo tốt hơn".
Trong số 45 học sinh bị xích, có nhiều em còn nhỏ tuổi. Ảnh: AFP
Hiện một cuộc điều tra quy mô lớn hơn đang được tiến hành. "Chúng tôi sẽ điều tra bất cứ tình tiết nào cho thấy có sự dính líu đến việc huấn luyện chiến đấu tại trường Madrassa Zakarya. Điều này cho thấy khía cạnh hung bạo của xã hội chúng ta và cảnh sát đang nỗ lực bài trừ" - ông Sharfuddin Memon, phát ngôn viên của Sở Nội vụ tỉnh Sindh, khẳng định. Karachi là thủ phủ của tỉnh Sindh.
Ở Pakistan có ít nhất 15.148 trường Hồi giáo với hơn 2 triệu học sinh, chiếm 5% trong tổng số 34 triệu trẻ em ở độ tuổi đi học. Tuy nhiên, nhà chức trách nghi ngờ còn hàng ngàn trường hoạt động mà không đăng ký.
Theo Người lao động
Bi kịch người phụ nữ cưới "nhầm" khủng bố Khi chồng của Maureen nói rằng anh phải đi nước ngoài để giúp bạn, cô đã tin là thật. Cho tới khi cảnh sát tới gõ cửa. Họ truy lùng anh có liên hệ với các vụ đánh bom tại Madrid năm 2004. Người vợ của kẻ khủng bố đã tâm sự về người chồng mà cô đã lấy nhầm. Trang bìa các...