Mỹ tăng cường giám sát các hoạt động đầu tư nước ngoài
Ngày 10/10, chính phủ Mỹ đã công bố một kế hoạch tăng cường giám sát đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghệ chủ chốt, trong một phần nỗ lực được cho là nhằm ngăn chặn các công ty Trung Quốc nắm được các công nghệ nhạy cảm của Mỹ.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. (Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images)
Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS) sẽ yêu cầu các công ty nước ngoài báo cáo về các hoạt động đầu tư tại Mỹ, ngay cả khi chỉ chiếm một quy mô nhỏ.
Theo Bộ Tài chính Mỹ thì các quy định này không nhằm vào một nước cụ thể nào. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Mỹ lại xem đây là một phần nỗ lực của chính phủ nhằm siết chặt đầu tư của các công ty Trung Quốc.
Cụ thể, các quy định mới của Mỹ sẽ được áp dụng trong 27 ngành công nghiệp chủ chốt, trong đó bao gồm hàng không vũ trụ, chất bán dẫn, máy tính và quốc phòng. CFIUS do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đứng đầu sẽ có nhiệm vụ bảo vệ các nền tảng an ninh quốc gia Mỹ trước các dự án đầu tư nước ngoài. Ủy ban này sẽ đưa ra kết luận về các yếu tố bảo đảm an ninh của một dự án đầu tư nước ngoài và làm cơ sở để Tổng thống đưa ra quyết định về việc có tiếp nhận đầu tư hay không.
Video đang HOT
Những biện pháp siết chặt các hoạt động đầu tư nước ngoài do Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/11 và bổ sung vào những quy định được áp dụng từ 30 năm qua tại Mỹ để mở rộng quyền lực của Tổng thống trong việc ngăn chặn các hoạt động đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm, hoặc có nguy cơ làm tổn hại đến an ninh quốc gia Mỹ.
Trong tuyên bố ngày 10/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin tin tưởng rằng, những quy định tạm thời này sẽ giúp ngăn chặn được các nguy cơ nhất định đối với các lĩnh vực công nghệ trọng yếu của nước Mỹ. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số lĩnh vực công nghiệp cụ thể cần được lưu tâm và chỉ chiếm 2,5% tổng số các sản phẩm công nghiệp.
Động thái trên được thực hiện trong bối cảnh chính quyền Tổng thống D.Trump đang tỏ ra quan ngại về hiện tượng chảy máu các công nghệ quan trọng của Mỹ ra nước ngoài. Tháng 9 năm ngoái, ông D.Trump đã ban hành một sắc lệnh nhằm bác vụ một quỹ đầu tư của Trung Quốc mua một hãng sản xuất chất bán dẫn của Mỹ. Trong thời gian trở lại đây, ông D.Trump cũng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc tiếp cận trái phép các công nghệ của Mỹ và xem đây là lý do để áp thuế bổ sung lên hàng nghìn sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc./.
Thu Lan (Theo France24, NHK)
Theo cpv.org.vn
Trung Quốc có thể hủy đàm phán thương mại, lên kế hoạch trả đũa Mỹ
Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ từ chối đưa phái đoàn cấp cao sang Mỹ đàm phán để làm dịu căng thẳng thương mại đang leo thang nếu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Wall Street Journal trích lời các quan chức Trung Quốc đưa tin ngày 16/9, Trung Quốc có thể sẽ từ chối đàm phán với Mỹ vào cuối tháng này nếu họ tiếp tục bị áp thuế đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ.
Trước đó, chính Washington đã đề xuất thương lượng với Trung Quốc nhưng giới truyền thông Mỹ dẫn các nguồn thạo tin cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump dường như vẫn tiếp tục lên phương án để áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh.
Theo Wall Street Journal, ông Yang Weimin, một trong những cố vấn cấp cao của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như tỏ ra không mấy hào hứng với thông tin trên, nhấn mạnh Bắc Kinh sẽ không đàm phán trong khi bị gây áp lực. "Trung Quốc không bao giờ nói rằng họ không muốn đàm phán với Mỹ nhưng Mỹ cần phải thể hiện sư chân thành. Trung Quốc sẽ không đàm phán trong khi vẫn bị chĩa súng vào đầu".
Các quan chức cố vấn cho các lãnh đạo cấp cao gợi ý rằng Trung Quốc nên hạn chế bán các thiết bị, nguyên liệu thiết yếu cho các doanh nghiệp Mỹ, sử dụng động thái này để gây ra mối đe dọa tới chuỗi cung ứng của các công ty trên.
Cuộc đàm phán thương mại mới do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đề xuất tuần trước dự kiến bắt đầu vào khoảng ngày 20/9.
Ngay sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận Bắc Kinh và Washington đã thảo luận về một vòng đàm phán mới, đồng thời nhận định xung đột thương mại không mang lại bất cứ lợi ích gì cho cả 2 phía.
Tuy nhiên, triển vọng về một bước đi đột phá trong căng thẳng thương mại giữa 2 nước dường như đã gặp trở ngại khi ông Trump sau đó viết trên Twitter rằng Mỹ "không chịu bất cứ áp lực nào khi thương lượng với Trung Quốc", ngược lại Bắc Kinh mới là bên chịu áp lực. Tổng thống Mỹ còn cho rằng thị trường Trung Quốc đang "sụp đổ" và Washington sắp thu về hàng tỷ USD từ Trung Quốc.
Hồi tháng 8, cuộc gặp của 2 phái đoàn Mỹ và Trung Quốc về thương mại đã thất bại khi 2 bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, khiến căng thẳng tiếp tục bị đẩy lên cao.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ trừng phạt công ty hàng không Thái Lan Chính phủ Mỹ hôm qua quyết định cấm vận một công ty hàng không Thái Lan với cáo buộc có dính líu đến chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Máy bay của Hãng hàng không Mahan Air REUTERS Công ty My Aviation có trụ sở ở Bangkok bị cho là cung cấp dịch vụ hàng hóa và hành khách cho Mahan...