Mỹ tăng cường đối thoại với Triều Tiên trong năm 2014?
Chính phủ Mỹ có kế hoạch tăng cường đối thoại với Bình Nhưỡng trong năm tài chính 2014 để cải thiện “vị thế quốc tế” của Triều Tiên.
Họp báo chung giữa hai vị ngoại trưởng Mỹ và Hàn Quốc.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ trình lên quốc hội, mục tiêu chính sách này được xem là phù hợp với mục tiêu gây dựng lòng tin với miền Bắc của chính phủ Hàn Quốc.
Phụ thuộc vào thái độ hợp tác của Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch theo đuổi các cuộc đàm phán đa phương theo hướng phi hạt nhân hóa Triều Tiên – bao gồm cả chương trình làm giàu uranium của Bình Nhưỡng.
Mục tiêu khác bao gồm tăng cường thực hiện các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm ngăn chặn Triều Tiên phổ biến vũ khí, duy trì sự thống nhất toàn cầu để đối phó với bất kỳ hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng và tăng cường hợp tác ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mục tiêu chính của Bộ Ngoại giao Mỹ trong năm tài chính 2013 (kết thúc trong tháng 9/2013) là cải thiện quan hệ liên Triều và tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc nhằm kiềm chế các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.
Trước đó, Triều Tiên đã bác bỏ đề nghị đối thoại của Hàn Quốc và những lời kêu gọi của Mỹ về việc thực hiện các bước đi đầu tiên hướng tới phi hạt nhân hóa để cho thấy mức độ nghiêm túc của Bình Nhưỡng về các cuộc đàm phán.
Sau một thời gian tương đối yên tĩnh, Triều Tiên đã phóng 4 tên lửa tầm ngắn vào Biển Nhật Bản cuối tuần qua.
Đáp lại, Nhà Trắng tuyên bố: “Bắc Triều Tiên sẽ không đạt được điều gì bằng các hành động đe dọa và khiêu khích, mà chỉ tiếp tục bị cô lập và làm suy yếu những nỗ lực quốc tế nhằm đảm bảo hòa bình ổn định ở Đông Bắc Á”.
Theo vietbao
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến Mỹ tham gia diễn tập tái chiếm đảo
Cả 3 "quân chủng"Nhật Bảnsẽ lần đầu tiên đếnMỹdiễn tập, đối phó tình huốngTrung Quốcxâm chiếm đảoSenkaku,tăng cường năng lực tác chiến chung với Mỹ.
Video đang HOT
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đáp máy bay trực thăng V-22 Mỹ tham gia diễn tập liên hợp Mỹ-Nhật (ảnh tư liệu)
Sau một thời gian ngắn có thông tin cho biết Nhật-Mỹ dự định xây dựng "Kế hoạch tác chiến chung đảo Senkaku", gần đây hai nước này lại có động thái mới.
Theo truyền thông Nhật Bản ngày 1/4, Nhật-Mỹ có kế hoạch tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở lãnh thổ Mỹ trong thời gian tới, chủ đề là "tái chiếm đảo nhỏ", đây sẽ là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Biển/Mặt đất/Trên không Nhật Bản cùng đến Mỹ tham gia diễn tập.
Có phương tiện truyền thông Nhật Bản cho rằng, cuộc diễn tập quân sự lần này là để ứng phó với tình hình "Trung Quốc chiếm đoạt đảo Senkaku", nâng cao năng lực tác chiến chung cho Nhật-Mỹ.
Cùng với việc đối đầu "cứng chọi với cứng", trong nội bộ Nhật Bản cũng có nhưng lời kêu gọi giao lưu trực tiếp giữa hai nước.
Theo báo chí Nhật Bản, cựu Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Satsuki Eda có khả năng sẽ đến thăm Trung Quốc vào hạ tuần tháng 4, được cho là tìm kiếm đột phá cho quan hệ Nhật-Trung.
Đài truyền hình Fuji TV ngày 1/4 cho biết, nhiều người trong Chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Nhật-Mỹ sẽ tổ chức diễn tập "tái chiếm đảo nhỏ" ở bang California Mỹ vào tháng 6 tới. Hiện nay, hai nước đã bước vào giai đoạn bàn thảo cuối cùng về vấn đề này.
Mỹ-Nhật tiến hành huấn luyện liên hợp
Trước đây, chỉ có Lực lượng Phòng vệ Mặt đất từng tham gia diễn tập "tái chiếm đảo nhỏ" tổ chức ở Mỹ. Trong cuộc diễn tập lần này, Nhật Bản sẽ điều tàu hộ vệ và tàu vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển, binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Trên không tham gia, đây là lần đầu tiên.
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản cho biết, cuộc diễn tập lần này mang tên "Hành động chớp nhoáng trong bình minh", sẽ tổ chức ở "trại Pendleton", căn cứ hải quân Mỹ, bang California vào thượng tuần đến hạ tuần tháng 6.
Bắt đầu từ năm 2005, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản và Hải quân Mỹ đã tổ chức 8 cuộc diễn tập liên hợp ở căn cứ này, nhưng không ít người trong nội bộ Nhật Bản cho rằng, sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Biển và Lực lượng Phòng vệ Trên không cũng không thể thiếu, tác chiến "tái chiếm" chắc chắn phải do 3 "quân chủng" của Lực lượng Phòng vệ "vận dụng thống nhất".
Đặc biệt là khi Lực lượng Phòng vệ Mặt đất triển khai các hành động khẩn cấp, khả năng vận tải của Lực lượng Phòng vệ Biển là nhân tố quan trọng trong tác chiến. Vì vậy, trong cuộc diễn tập lần này, Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ điều tàu chiến tới căn cứ "trại Pendleton".
Bài báo cho rằng, lực lượng chủ yếu của Nhật Bản tham gia cuộc diễn tập lần này là: 300 quân của liên đội miền tây (WAiR), Lực lượng Phòng vệ Mặt đất - lực lượng phụ trách công tác phòng thủ các hòn đảo trên biển Hoa Đông; 3 tàu hộ vệ, 1 tàu vận tải và máy bay trực thăng của căn cứ Sasebo, Lực lượng Phòng vệ Biển; các binh sĩ của bộ tư lệnh trung đoàn/tổng đội hàng không, Lực lượng Phòng vệ Trên không.
Được biết, gần đây, Mỹ-Nhật đã hoàn thành "Kế hoạch tác chiến chung" ứng phó với cuộc xung đột tiềm tàng ở đảo Senkaku.
Bài báo tiết lộ, cuộc diễn tập đưa ra tình huống khi phía Trung Quốc xâm chiếm đảo Senkaku, liên đội miền tây (WAiR) sẽ sử dụng tàu vận tải của căn cứ Sasebo để triển khai "tác chiến tái chiếm".
Lực lượng được chọn cho cuộc diễn tập đều là lực lượng có thể hành động trong chiến tranh thực tế tương lai. Phía quân Mỹ sẽ cử Hạm đội 3 và đơn vị cơ động số 1 Hải quân tham gia.
Nội dung dự định diễn tập bao gồm: bí mật xâm nhập theo đường thủy, sử dụng tàu đổ bộ để đổ bộ và tàu chiến vận chuyển, sử dụng máy bay trực thăng để điều động binh lính và thuyền nhỏ, nổ súng chiến đấu.
Nhật Bản còn gấp rút xây dựng chính sách biển để ứng phó với "hoạt động hải dương tích cực" của Trung Quốc. Theo tờ "Nihon Keizai Shimbun", ngày 1/4 Chính phủ Nhật Bản công bố dự thảo "Kế hoạch cơ bản hải dương" - trụ cột chính sách biển 5 năm tới, đồng thời bắt đầu công khai trưng cầu ý kiến.
Kế hoạch này sau khi đã xác định sẽ được trình lên Cơ quan chính sách hải dương tổng hợp (người đầu là Thủ tướng Shinzo Abe) của Chính phủ Nhật Bản phê chuẩn, sau đó do hội nghị nội các quyết định.
Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp
Trong dự thảo của "Kế hoạch cơ bản hải dương" đã tiết lộ, trong phần bảo đảm an ninh biển, đã làm rõ phương châm tăng cường Lực lượng bảo vệ bờ biển và Lực lượng Phòng vệ, bảo đảm quân số có liên quan.
Dự thảo còn có kế hoạch chi tiết ứng phó với sự thay đổi tình hình trên các vùng biển, đồng thời ghi rõ nội dung kiềm chế Trung Quốc. Dự thảo còn nói rõ rằng, "phải căn cứ vào luật pháp trong nước của Nhật Bản để ứng phó thỏa đáng với tàu thuyền nước ngoài khi dừng lại và hoạt động ở lãnh hải của Nhật Bản".
Cùng với việc Chính phủ Nhật Bản khẩn trương chống lại Trung Quốc, nội bộ Nhật Bản cũng xuất hiện những lời kêu gọi hòa giải. Theo hãng Kyodo, cựu Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Satsuki Eda có kế hoạch thăm Bắc Kinh từ ngày 27-29/4, hoạt động phối hợp có liên quan đã bước vào giai đoạn cuối cùng.
Satsuki Eda đảm nhiệm hội trưởng Hội quán hữu nghị Nhật-Trung, một trong 7 tổ chức hữu nghị Nhật-Trung, ông có kế hoạch tiến hành hội đàm với các quan chức cấp cao của các bộ ngành giáo dục, văn hóa và ngoại giao của Chính phủ Trung Quốc.
Theo bài báo, xét thấy do Trung Quốc phản đối Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku, từ đó dừng triển khai giao lưu song phương về phương diện chính trị và nhân dân, Satsuki Eda kêu gọi phía Trung Quốc hợp tác với Nhật Bản, cải thiện quan hệ hai nước. Satsuki Eda muốn truyền thông điệp tới Trung Quốc - bất kể tình hình Nhật-Trung như thế nào thì đều phải thúc đẩy giao lưu nhân dân.
Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp trên biển.
Quan hệ Trung-Nhật không êm thấm đã ảnh hưởng đến giao lưu nhân dân và giao lưu kinh tế. Hãng Kyodo ngày 1/4 cho rằng, hãng hàng không Spring Airlines Thượng Hải, Trung Quốc gần đây đã đẩy lùi thời gian đưa khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản, đồng thời quyết định tạm dừng tuyến hàng không mới tới Nhật Bản theo kế hoạch.
Bài báo dẫn lời Chủ tịch hội đồng quản trị hãng Spring Airlines, ông Vương Chính Hoa cho biết, công ty thay đổi kế hoạch đã phản ánh thực trạng quan hệ Trung-Nhật giao lưu liên tục giảm đi.
Ngoài ra, số liệu Tập đoàn Toyota công bố ngày 1/4 cho thấy, lượng tiêu thụ xe mới ở Trung Quốc vào tháng 3 là 75.900 chiếc, giảm 11,7% so với năm 2012.
Bài báo cho rằng, các cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề đảo Senkaku tuy đã qua nửa năm, nhưng tình hình tiêu thụ ô tô Nhật Bản ở Trung Quốc vẫn nghiêm trọng.
Hãng Kyodo còn cho biết, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản xác nhận, vào khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 1/4, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã lần lượt xâm phạm vùng biển 12 hải lý của đảo Senkaku. Đây là lần tiếp theo tàu công vụ Trung Quốc xâm nhập vùng biển này sau ngày 18/3, cũng là lần thứ 35 kể từ khi Chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết, ngoài tàu hải giám, cùng ngày tàu Ngư chính-206 Trung Quốc cũng nhiều lần ra vào vùng biển xung quanh đảo Senkaku.
Mỹ-Nhật diễn tập quân sự liên hợp trên biển.
Theo vietbao
Sau "lắng nghe, Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông? Hãng tin AP cho biết, ôngObamavẫn chưa có kế hoạch gì mới đưaIsraelvà Palestine trở lại bàn đàm phán. Ngày 21/3, ngày thứ hai trong chuyến thăm Trung Đông, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, thảo luận về triển vọng nối lại các cuộc hòa đàm với Israel. Tuy nhiên, chuyến thăm Trung Đông của ông Obama...