Mỹ tăng cường cạnh tranh với Nga và Trung Quốc ở khu vực Trung Á

Theo dõi VGT trên

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á Donald Lu đang trong chuyến thăm Kyrgyzstan và Tajikistan.

Đây là sự tiếp nối của chuyến thăm Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan năm ngoái, cho thấy Mỹ ngày càng quan tâm với việc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này.

Mỹ tăng cường cạnh tranh với Nga và Trung Quốc ở khu vực Trung Á - Hình 1
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á Donald Lu. Ảnh: AKIPRESS

Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 24/4, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á Donald Lu đã bắt đầu chuyến thăm các nước Kyrgyzstan và Tajikistan. Tại Bishkek, ông Lu sẽ thảo luận về các vấn đề kinh tế và tự do ngôn luận. Tại Dushanbe, ông Lu có kế hoạch thúc đẩy quan hệ đối tác Mỹ – Tajikistan và các vấn đề an ninh.

Chuyến thăm Kyrgyzstan và Tajikistan của ông Lu kéo dài 5 ngày (từ 22 – 27/4) và là sự tiếp nối của chuyến thăm Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan năm ngoái. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng mục đích các chuyến thăm của ông Lu là “tăng cường cam kết của Washington đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia và mục tiêu chung của chúng tôi là một Trung Á thịnh vượng, an ninh và dân chủ”.

Trước chuyến thăm lần này của ông Lu (được cho là nhằm thảo luận về các biện pháp trừng phạt chống Nga), các quốc gia trong khu vực đã nhiều lần được Mỹ khuyến nghị không hỗ trợ Nga lách các biện pháp trừng phạt. Washington cũng chú ý đến việc nối lại quan hệ hợp tác giữa Kyrgyzstan và Nga trong một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực quân sự.

Hiện Bishkek và Moskva đang hoàn tất các thủ tục trong nước liên quan đến việc phê chuẩn một thỏa thuận được ký kết vào mùa hè năm 2022 về việc thiết lập một hệ thống phòng không chung. Mới đây, Chính phủ Nga đã đệ trình dự thảo thỏa thuận lên Tổng thống Nga Vladimir Putin để gửi quốc hội phê chuẩn.

Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin nhận định: “Nga và Kyrgyzstan đang xích lại gần nhau hơn không chỉ về quân sự mà còn về chính trị, vì không thể có liên minh quân sự nếu không có chính trị”. Theo ông, thiết bị quân sự của Kyrgyzstan vẫn sẽ do Nga cung cấp, mặc dù Mỹ đã có kế hoạch khác nhằm đưa nước này hướng đến các trang thiết bị quân sự theo tiêu chuẩn của NATO.

“Hệ thống phòng không tích hợp sẽ tăng cường an ninh không chỉ cho Kyrgyzstan, mà còn cho toàn khu vực. Theo các điều khoản của thỏa thuận, Bishkek chuyển một khu đất rộng 5 ha cho Nga trong thời gian thỏa thuận để đặt cơ sở hạ tầng phòng không. Rất có thể, nếu Moskva cung cấp các hệ thống S-300 hoặc S-400 có tầm bắn 600 km thì sẽ có thể bảo vệ bầu trời Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan và Kazakhstan từ Kyrgyzstan. Việc củng cố vị thế của Nga ở Trung Á rõ ràng khiến người Mỹ khó chịu”, chuyên gia này nêu rõ.

Các chuyên gia cũng lưu ý chuyến thăm của ông Lu tới khu vực diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á dự kiến diễn ra vào ngày 18/5 tới. Việc các quốc gia trong khu vực củng cố quan hệ với Trung Quốc cũng khiến Mỹ lo ngại.

Stanislav Pritchin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu hậu Xô Viết tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng “Mỹ muốn sử dụng Trung Á làm bàn đạp chống lại cả Nga và Trung Quốc”.

Video đang HOT

Theo chuyên gia này, Mỹ không có kế hoạch “mang lại sự ổn định và cũng không thể thay thế hoàn toàn” Nga và Trung Quốc trong khu vực về các vấn đề đầu tư, thương mại hoặc di cư. Rõ ràng, cả Kyrgyzstan và Tajikistan sẽ không ngừng hợp tác với Nga vì đó là vấn đề an ninh của họ.

Chuyên gia đánh giá về vai trò của SCO trong trật tự thế giới mới

SCO đang trở nên hấp dẫn hơn không chỉ đối với các quốc gia Á-Âu và châu Á-Thái Bình Dương mà còn đối với các quốc gia Trung Đông.

Điều này là do các quốc gia ngày càng không thoải mái với trật tự thế giới đơn cực hiện tại do Mỹ chi phối, nên thúc đẩy họ liên minh với các nước như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời tận dụng lợi thế của sự hợp tác đó trong lĩnh vực an ninh và kinh tế.

Chuyên gia đánh giá về vai trò của SCO trong trật tự thế giới mới - Hình 1
Lãnh đạo các nước SCO tại hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 9/2022. Ảnh: THX

Đó là nhận định của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ilyas Kemaloglu thuộc Khoa Lịch sử tại Đại học Marmara ở Istanbul, khi phân tích tầm quan trọng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đối với các nước thành viên và trật tự thế giới mới cùng những thách thức mà tổ chức này có thể gặp phải, trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu ngày 5/4.

Đối trọng với NATO

Theo Tiến sĩ Kemaloglu, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu vào năm 1991, các quan chức Nga bắt đầu đặt câu hỏi về sự tồn tại của NATO. Đối với Điện Kremlin, lẽ ra sự hiện diện của NATO đã chấm dứt sau khi Hiệp ước Warsaw tan rã.

Tuy nhiên, NATO vẫn tiếp tục chính sách mở rộng và Moskva cho rằng chính sách này nhắm trực tiếp vào Nga. Thực tế là các cuộc đàm phán gia nhập NATO của một số nước đã và đang gây căng thẳng trong quan hệ với Nga.

Mặt khác, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga bắt đầu hội nhập với các nước láng giềng về chính trị, quân sự và kinh tế.

Nga đã tăng cường hợp tác với các nước thuộc Liên Xô cũ thông qua việc thành lập một số tổ chức như Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG hay CIS), Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU).

Năm 2001, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), gồm Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan, cũng được thành lập với mục đích ban đầu được coi là một tổ chức đối trọng với NATO.

Do sự hợp tác của Nga và Trung Quốc với các nước Trung Á trong SCO, sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực đã chấm dứt và ảnh hưởng của các nước phương Tây đối với các nước Trung Á đã bị suy giảm.

Tiếp đó, Ấn Độ, Pakistan và Iran gia nhập tổ chức này, trong khi Afghanistan, Belarus và Mông Cổ nhận tư cách quan sát viên. Nhưng đến khi Saudi Arabia quyết định gia nhập vào tháng 3/2023, SCO một lần nữa thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Câu hỏi từng được Kremlin đặt ra với NATO: "Liên minh này tiếp tục mở rộng để chống lại ai?" hiện đang được các nước phương Tây hướng tới SCO.

Việc Saudi Arabia đưa ra quyết định tham gia SCO gần như trùng với thời điểm Phần Lan trở thành thành viên NATO đã một lần nữa mang đến hình ảnh đối trọng giữa SCO và NATO với cộng đồng quốc tế.

Tầm quan trọng của SCO

Lãnh đạo các nước thành viên SCO luôn tuyên bố tổ chức này không phải là sự thay thế cho NATO. Nhưng sự mở rộng của SCO ngày càng được coi là trung tâm của "trật tự thế giới đa cực" mà Nga và Trung Quốc đang ủng hộ.

Có một số lý do khiến Nga và Trung Quốc theo đuổi chính sách này vì trật tự thế giới đa cực: Nga và Trung Quốc có quan hệ xấu đi với Mỹ.

Cả hai nước đều bất bình trước sự bá quyền của Mỹ, sự mở rộng của NATO, sự hợp tác của Mỹ và EU nhằm kiềm chế Nga và Trung Quốc, cũng như "tiêu chuẩn kép" mà một số tổ chức quốc tế chịu ảnh hưởng của Mỹ áp dụng.

Chuyên gia đánh giá về vai trò của SCO trong trật tự thế giới mới - Hình 2
Cả Trung Quốc và Nga đều bất bình trước sự bá quyền của Mỹ và sự mở rộng của NATO. Ảnh: AFP

Mặt khác, SCO là một tổ chức quan trọng đối với mỗi thành viên hoặc quốc gia quan sát viên, đồng thời là một trong những "cánh cửa bước ra" thế giới đối với Nga.

Đối với các nước Trung Á, SCO đóng vai trò đảm bảo an ninh trước các cuộc cách mạng màu do nước ngoài hậu thuẫn có thể xảy ra.

Đối với Ấn Độ và Pakistan, Mỹ đang theo đuổi một chính sách gây áp lực đi ngược lại lợi ích của họ, và tư cách thành viên SCO rất quan trọng để cân bằng quyền lực với Mỹ.

Trong khi Taliban ở Afghanistan tìm cách hợp pháp hóa quyền lực của mình thông qua SCO, Iran cũng tìm cách thoát khỏi sự cô lập quốc tế do phương Tây áp đặt thông qua SCO.

Mông Cổ, nằm giữa Nga và Trung Quốc, đang cố gắng phát triển quan hệ kinh tế với các nước láng giềng thông qua SCO.

Việc mở rộng SCO cũng củng cố hợp tác năng lượng, cũng như quan hệ thương mại giữa các nước thành viên.

Do đó, việc Saudi Arabia quyết định trở thành thành viên SCO nhằm tăng cường hợp tác trong khố về năng lượng và kinh tế không khiến ai ngạc nhiên. Dự kiến, các quốc gia khác sẽ theo chân Saudi Arabia để gia nhập SCO.

Những thách thức với SCO

SCO cho thấy rằng họ có tiềm năng lớn về kinh tế, năng lượng và quân sự, cũng như sức mạnh chung. Tuy nhiên, có một số thách thức đối với SCO để trở thành nhân tố tích cực hơn trong khu vực và là tác nhân chính của "trật tự thế giới đa cực mới" do Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Trung Quốc và Nga vẫn tồn tại một số bất đồng mặc dù họ đã củng cố quan hệ trong những năm gần đây. Trong SCO, Moskva nhấn mạnh khía cạnh an ninh và quân sự, nhưng Bắc Kinh tập trung vào hợp tác kinh tế.

Việc SCO không có khả năng theo đuổi một chính sách thống nhất có thể là do các yếu tố như căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan và tranh chấp biên giới chưa được giải quyết giữa các nước Trung Á.

Điều này đã dẫn đến việc SCO ít tham gia vào các vấn đề quan trọng của khu vực như xung đột ở Syria, chiến tranh Nagorny-Karabakh lần thứ hai và xung đột Uzbek-Kyrgyzstan.

Ngoài những kết quả tích cực của việc mở rộng SCO, cũng sẽ có những hậu quả tiêu cực từ việc mở rộng của tổ chức này. Bất chấp thỏa thuận gần đây về việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước, việc Saudi Arabia gia nhập SCO sẽ đưa sự cạnh tranh giữa Iran và Saudi Arabia vào tổ chức này.

Về cơ bản, mỗi quốc gia thành viên của SCO có chương trình nghị sự riêng trong SCO, khiến việc thiết lập một chính sách thống nhất trở nên khó khăn, đặc biệt là về chính trị.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Kemaloglu kết luận, SCO đang trở nên hấp dẫn hơn không chỉ đối với các quốc gia Á-Âu và châu Á-Thái Bình Dương mà còn đối với các quốc gia Trung Đông. Điều này là do các quốc gia không thoải mái với trật tự thế giới đơn cực hiện tại do Mỹ chi phối, khiến họ tìm kiếm những cách thay thế để tăng cường sức mạnh của mình, liên minh với các nước hùng mạnh như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, đồng thời tận dụng lợi thế của sự hợp tác này trong lĩnh vực an ninh và kinh tế.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dự đoán của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2025 thành sự thậtDự đoán của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2025 thành sự thật
08:33:22 03/04/2025
23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump
14:42:48 03/04/2025
Ông Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầuÔng Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầu
14:46:15 03/04/2025
Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thờiĐộng đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời
22:17:06 02/04/2025
Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700
21:30:40 01/04/2025
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở MyanmarNgười đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
22:40:38 02/04/2025
Nhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng TưNhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng Tư
19:45:00 02/04/2025
Trung Quốc kêu gọi các công ty tuân thủ luật sau vụ sập tòa nhà ở Thái LanTrung Quốc kêu gọi các công ty tuân thủ luật sau vụ sập tòa nhà ở Thái Lan
20:41:51 02/04/2025

Tin đang nóng

Điều tra vụ thi thể phân hủy trên sân thượng chung cư Khang GiaĐiều tra vụ thi thể phân hủy trên sân thượng chung cư Khang Gia
14:55:07 03/04/2025
Màn uốn éo gây tranh cãi của Thanh Hằng bị NTK cắt sạch, người trong cuộc lên tiếng!Màn uốn éo gây tranh cãi của Thanh Hằng bị NTK cắt sạch, người trong cuộc lên tiếng!
15:39:57 03/04/2025
Xác minh clip bé trai bán hàng rong bị người phụ nữ tát liên tụcXác minh clip bé trai bán hàng rong bị người phụ nữ tát liên tục
15:25:25 03/04/2025
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
14:44:59 03/04/2025
Ngọc Trinh lên tiếng nóng hậu bị chê ăn mặc phản cảm gây sốc, thái độ ra sao mà tranh cãi?Ngọc Trinh lên tiếng nóng hậu bị chê ăn mặc phản cảm gây sốc, thái độ ra sao mà tranh cãi?
13:39:07 03/04/2025
Lộ video Trấn Thành loạng choạng đứng không vững, dựa tường thở dốc, chuyện gì đây?Lộ video Trấn Thành loạng choạng đứng không vững, dựa tường thở dốc, chuyện gì đây?
14:37:43 03/04/2025
2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar
15:37:10 03/04/2025
Tình hình NSƯT Chí Trung sau khi nhập viện phẫu thuật: Ca mổ 90 phút, gây mê hoàn toànTình hình NSƯT Chí Trung sau khi nhập viện phẫu thuật: Ca mổ 90 phút, gây mê hoàn toàn
17:05:07 03/04/2025

Tin mới nhất

'Canh bạc' khó lường

'Canh bạc' khó lường

18:14:45 03/04/2025
Ngay cả những thành viên của Cộng hòa vốn rất tin tưởng vào ông Trump cũng thừa nhận rằng thuế quan có thể phá vỡ nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp lành mạnh là 4,1%.
Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

18:06:19 03/04/2025
Từ Đan Mạch, Ngoại trưởng Lars Lokke Rasmussen bình luận: Tôi thấy bối rối... Không có ai thắng, mà tất cả đều thua. Thay vì xây tường, chúng ta nên phá bỏ rào cản. Châu Âu cần đoàn kết. Châu Âu sẽ đưa ra những phản ứng mạnh mẽ và tương...
Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

17:33:35 03/04/2025
Ngay sau khi Tổng thống Trump ra tuyên bố mức thuế 10%, Chính phủ Brazil ra thông cáo cho biết đang đánh giá mọi hành động có thể để ứng phó với quyết định áp thuế mới của Mỹ.
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

17:31:48 03/04/2025
Dự kiến, Thượng viện sẽ bỏ phiếu về dự thảo trên vào cuối tuần này và gửi Hạ viện thông qua trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh kéo dài 2 tuần, bắt đầu từ ngày 11/4 tới.
Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

17:28:52 03/04/2025
Tổng thống Trump cam kết rằng các mức thuế quan này sẽ giúp Mỹ lấy lại việc làm và hoạt động sản xuất. Ông còn nhấn mạnh đây không chỉ là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề an ninh quốc gia.
Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

17:24:43 03/04/2025
Phía Israel đã lên tiếng phản đối nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Một số quốc gia bỏ phiếu chống nghị quyết cho rằng văn kiên này "sự thiếu cân bằng" khi không đề cập đến Hamas.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

17:18:44 03/04/2025
Dự luật trên được Thượng viện thông qua với 51 phiếu thuận và 48 phiếu chống, sau đó sẽ được chuyển đến Hạ viện. Có 4 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã hợp tác với các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ để thúc đẩy việc thông qua văn kiện này.
Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

16:23:39 03/04/2025
Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã hỗ trợ 1,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 206.700 USD) tiền mặt. Tỉnh Vân Nam cũng quyên góp số hàng cứu trợ trị giá 6,1 triệu nhân dân tệ cho các nạn nhân ở Myanmar.
Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

16:22:05 03/04/2025
Cảnh báo về mức thuế cao nhất trong hơn 100 năm qua này, ông Olu Sonola, Giám đốc nghiên cứu Kinh tế Mỹ của Fitch khẳng định đây là một bước ngoặt, không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

16:19:56 03/04/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc nói rõ thuế quan của Mỹ không tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế và gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan .
Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

15:38:17 03/04/2025
Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã đăng thông báo trên Công báo Liên bang về việc sẽ mở rộng thuế nhôm kể từ ngày 4/4 tới.
Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

15:28:35 03/04/2025
Thông qua quan hệ đối tác chiến lược và tầm nhìn chung, Trung Á được dự báo sẽ trở thành trung tâm thương mại toàn cầu, kết nối các châu lục và khai mở những tiềm năng to lớn trong một thế giới không ngừng chuyển động.

Có thể bạn quan tâm

Màn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãi

Màn catwalk khó hiểu của Thanh Hằng: Nhã Phương và dàn sao bị "tóm" thái độ, khẩu hình Phương Anh Đào gây tranh cãi

Sao việt

19:41:26 03/04/2025
Nhã Phương bị tóm thái độ phấn khích và thích thú bằng hành động vỗ tay và còn nhún nhảy theo nhạc. Tuy nhiên, đến đoạn Thanh Hằng bung skill thì Nhã Phương lại bị soi mặt lạnh tanh.
Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội

Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội

Tin nổi bật

19:29:06 03/04/2025
Ngày 3-4, trên các nền tảng mạng xã hội lan truyền nhiều đoạn clip, nhiều video phát trực tiếp với nội dung bàn tán, đồn đoán liên quan đến một người phụ nữ ở thị trấn Hà Lam (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
Đi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệt

Đi thăm bệnh, người đàn ông mua vé số trúng 7 tờ giải đặc biệt

Netizen

19:21:27 03/04/2025
Nhiều ngày qua, mạng xã hội xôn xao hình ảnh người đàn ông đứng cạnh cọc tiền chất cao cùng 7 tờ vé số trúng vé đặc biệt của Công ty TNHH Một thành viên vé số kiến thiết tỉnh Bạc Liêu.
Luis Diaz tái lập kỳ tích của Salah ở trận derby Merseyside

Luis Diaz tái lập kỳ tích của Salah ở trận derby Merseyside

Sao thể thao

18:26:02 03/04/2025
Có Diaz, Liverpool chí ít cũng không bị hụt hẫng nếu Salah tự do rời Anfield vào cuối mùa. Trước mắt, anh giúp Liverpool không gặp bất lợi trong việc đàm phán gia hạn hợp đồng với Salah.
Sao nhí đẹp trai như "xé truyện bước ra" bị tóm gọn với hình ảnh nhan sắc gây choáng

Sao nhí đẹp trai như "xé truyện bước ra" bị tóm gọn với hình ảnh nhan sắc gây choáng

Sao châu á

18:15:42 03/04/2025
Ngoại hình già nua, mất sạch nét đẹp thư sinh điển trai của Vu Tiểu Đồng hiện tại gây sốc cho nhiều khán giả Trung Quốc
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ

Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ

Pháp luật

17:27:41 03/04/2025
Linh tiến vào đứng sát bên cạnh anh Nam nằm ngủ, tay phải cầm dao dơ lên đâm 1 nhát trúng vào vùng cổ bên phải anh Nam. Đâm bố xong, Linh nhoài người vào trong tiếp tục đâm 1 nhát vào vùng cổ bên trái của chị Hạnh.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"

Ẩm thực

17:01:36 03/04/2025
Hương vị thơm ngon, sự cân bằng dinh dưỡng của các món ăn trong mâm cơm này khiến ai thưởng thức cũng phải khen.
Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa

Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa

Phim âu mỹ

16:58:10 03/04/2025
Kappa: Ác linh dưới đáy hồ (tên tiếng Anh: Bloat) đánh dấu sự trở lại của thể loại phim screenlife từ nhà sản xuất Searching, Unfriended... trong thế giới đầy ám ảnh của truyền thuyết kinh dị Nhật Bản.
Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

15:18:30 03/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI

Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI

Nhạc việt

15:05:21 03/04/2025
Trên TikTok, Tăng Mỹ Hàn sử dụng bài hát mới của HIEUTHUHAI làm video giật giật đúng xu hướng Gen Z. Nhan sắc xinh đẹp lần nữa chiếm trọn sự chú ý.