Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt với Iran
Mỹ hôm qua đã công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran nhằm tiếp tục tăng thêm sức ép lên chương trình hạt nhân của nhà nước Cộng hòa Hồi giáo.
Theo sắc lệnh hành pháp được Tổng thống Barack Obama bút ký, các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào đồng nội tệ và ngành xe hơi của Iran.
“Sắc lệnh hành pháp cho phép áp đặt trừng phạt đối với những thực thể tài chính nước ngoài thực hiện giao dịch bằng đồng rial hay giữ các tài khoản bằng đồng rial ở bên ngoài Iran”, Nhà Trắng cho biết.
Nhà Trắng cũng lần đầu tiên cho phép trừng phạt bất cứ cá nhân nào liên quan đến việc bán hàng hóa và dịch vụ lớn cho ngành chế tạo và lắp ráp xe hơi của Iran, bao gồm các loại xe chở khách, xe tải, xe buýt, xe bán tải và xe mô tô.
“Các biện pháp ngày hôm nay là một phần trong cam kết của Tổng thống Obama ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân thông qua việc buộc nước này phải trả giá đắt hơn”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney khẳng định.
Video đang HOT
Các biện pháp trừng phạt nói trên cũng nằm trong chiến lược nhằm ép đồng rial mất giá, vốn đã sụt 50% giá trị kể từ đầu năm 2012 vì các đòn trừng phạt của Mỹ. Ngoài ra, chúng cũng sẽ gây khó khăn cho ngành công nghiệp của Iran trong bối cảnh Tehran từ chối nhượng bộ sức ép của quốc tế đòi nước này từ bỏ nỗ lực hạt nhân.
Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt mới chỉ ít giờ sau khi Nga vừa đưa ra đề nghị sớm nối lại đàm phán giữa Iran với nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức).
“Nga đã đề nghị các bên liên quan sớm đẩy nhanh tiến trình nối lại đàm phán tại Kazakhstan và có những bước đi cụ thể nhằm đạt được kết quả mong muốn”, phái đoàn đại diện thường trực Nga tại LHQ dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao nước này Sergei Ryabkov nói.
Các bước đi cụ thể bao gồm cả việc các bên đi thẳng vào các nội dung “mặc cả” nhằm tránh nguy cơ lại để tuốt mất cơ hội như trong các vòng đàm phán trước.
Nga muốn nối lại đàm phán giữa Iran với nhóm P5 1 càng sớm càng tốt với địa điểm lý tưởng nhất là tại Kazakhstan, nơi cũng đã từng diễn ra
2 vòng đàm phán trước đó với những kết quả “không tồi”, theo đánh giá của ông Ryabkov.
Cũng theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga, Kazakhstan là địa điểm dễ chấp nhận nhất đối với tất cả các bên. Tuy nhiên, về thời gian sẽ còn có nhiều bàn cãi vì hiện Iran đang trong giai đoạn nước rút cho việc tổ chức bầu cử tổng thống quan trọng vào ngày 14/6 tới, chưa kể việc Trưởng đoàn đàm phán của Iran Saeed Jalili hiện là một trong 8 ứng cử viên tham gia tranh cử.
Theo Dantri
Vì sao Nga quyết cấp S-300 cho chính quyền Syria?
Việc Nga cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria là một yếu tố giúp ngăn cản sự can thiệp quân sự của nước ngoài vào cuộc khủng hoảng ở Syria. Đó là nhận định vừa được Thứ trưởng Ngoại giao Nga - ông Sergei Ryabkov đưa ra hôm 28/5.
"Chúng tôi tin rằng động thái đó sẽ kiềm chế được một số "cái đầu nóng" khỏi việc cân nhắc các kịch bản theo đó có thể mở rộng cuộc xung đột ở Syria ra quy mô quốc tế với sự can thiệp của lực lượng bên ngoài", ông Ryabkov cho biết.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300
Tuy nhiên, ông không cho biết hệ thống phòng không này của Nga đã được bàn giao cho phía Syria hay chưa.
"Tôi không thể xác nhận, cũng không thể phủ nhận việc bàn giao S-300 đã được thực hiện hay chưa. Chúng tôi hiểu tất cả những quan ngại và tín hiệu mà các quốc gia khác nhau gửi tới cho chúng tôi. Chúng tôi hiểu vấn đề này khiến nhiều đối tác của chúng tôi lo ngại. Nhưng chúng tôi không có lý do gì để xem xét lại lập trường của mình trong hoàn cảnh hiện tại", ông nhấn mạnh.
Việc Nga bán vũ khí cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã trở thành một mối căng thẳng giữa Washington và Moscow trong thời gian qua, khi mà các quan chức Mỹ kịch liệt lên án việc Nga vũ trang cho chính quyền mà Mỹ cho là đang sát hại chính người dân Syria.
Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ trích việc Nga bán hệ thống phòng không S-300 cho Syria, cho rằng nó sẽ gây bất ổn cho khu vực. Tuy nhiên, Nga khẳng định rằng việc bàn giao vũ khí cho Syria là hợp pháp, tuân thủ đúng luật quốc tế và Moscow không hề cung cấp cho Damascus, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga ở Trung Đông, các loại vũ khí có thể gây sát thương.
S-300 được coi là một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống S-300 được Liên Xô bắt đầu triển khai lần đầu tiên vào năm 1979. Liên Xô đã phát triển loại tên lửa phòng không này với với mục tiêu là để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình của đối phương. S-300 là hệ thống tên lửa phòng không có khả năng phá hủy các tên lửa đạn đạo và máy bay ở tầm xa 150km và ở độ cao lên tới 27km. S-300 có thể cùng lúc lần theo tới 100 mục tiêu, với thời gian triển khai là 5 phút. Tên lửa này cũng có thể tấn công các mục tiêu mặt đất.
Theo vietbao
TQ: Phát hiện mỏ vàng lớn ở Tân Cương Các chuyên gia địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ vàng lớn ở vùng khu tự trị Tân Cương. Với trữ lượng vàng ít nhất 53 tấn, mỏ vàng ở huyện Xinyuan trong thung lũng Ili có giá trị ít nhất 20 tỷ NDT(hơn 68.000 tỷ đồng). Đây là mỏ vàng lớn thứ hai từng được phát hiện ở thung lũng...