Mỹ tặng cổ vật 2.700 năm tuổi cho Iran
Chính phủ Mỹ đã tặng cho Tổng thống Iran Hassan Rowhani một cổ vật Ba Tư 2.700 năm tuổi một ngày trước khi lãnh đạo hai nước có một cuộc điện đàm mang tính lịch sử vào hôm 27.9.
“Người Mỹ đã liên lạc với chúng tôi vào hôm 26.9 và nói rằng “Chúng tôi có một món quà cho các ngài”, AFP dẫn lời ông Rowhani kể lại với các phóng viên khi đặt chân đến sân bay ở thủ đô Tehran sau chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Chiếc cốc bạc Ba Tư 2.700 năm tuổi, quà tặng của Mỹ dành cho Tổng thống Iran Hassan Rowhani – Ảnh: AFP
“Họ đã trao trả nó lại như một món quà đặc biệt dành cho đất nước Iran”, Tổng thống Iran nói thêm.
Vật mà ông Rowhani đề cập đến chính là một chiếc cốc nước bằng bạc, được chế tác vào thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên, với hình dạng của một con quái vật mình sư tử đầu chim (griffin) trong truyền thuyết.
Cổ vật này được cho là có giá trị lên đến hơn 1 triệu USD, theo AFP.
Video đang HOT
Chiếc cốc cổ xưa này được tìm thấy từ một hang động ở Iran và đã bị Hải quan Mỹ tịch thu từ một tay buôn lậu đồ nghệ thuật hồi năm 2003, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.
Một quan chức về di sản của Iran cho biết ông hy vọng rằng việc trao trả nói trên sẽ là “khởi đầu cho sự trao trả những cổ vật khác”.
Được biết, vào hôm 27.9, Tổng thống Iran Rowhani đã có một cuộc điện đàm mang tính lịch sử với Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây là lần liên lạc đầu tiên giữa lãnh đạo Iran và Mỹ kể từ năm 1979.
Hoàng Uy
Theo TNO
'Cổ vật' tràn lan ở làng chài Bình Châu
Ngư dân ở làng chài Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã mang "cổ vật 700 tuổi" đem bán với giá hàng chục triệu đồng hoặc bày trong gia đình, sau thời gian dài cất giấu.
Theo các ngư dân, họ đã trục vớt hơn 500 hiện vật gốm từ con tàu chứa "kho cổ vật"" được cho là 700 tuổi ở vùng biển Bình Châu. "Thời gian đầu do lo ngại cơ quan chức năng tịch thu, các ngư dân đã lén lút buôn bán cổ vật trong đêm với giá thấp. Đến khi họ biết giá trị thật của cổ vật thì thấy tiếc, mất ăn, mất ngủ vì mất hàng chục triệu đồng trong thời gian ngắn", ngư dân Trần Thanh thổ lộ.
Theo tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, hầu hết "cổ vật" do ngư dân trong lúc đánh bắt thủy sản phát hiện được. "Nhà nước cần có cơ chế thưởng công phát hiện xứng đáng mới mong bảo tồn di sản văn hóa, tránh thất thoát cổ vật", ông Khôi đề xuất.
Cầm chiếc đĩa gốm men xanh ngọc, bát gốm men da lươn được ngư dân tìm thấy, tiến sĩ Châu đánh giá chúng có từ thế kỷ 13, hiện giá hai món không dưới 60 triệu đồng.
Trong hơn 4.000 hiện vật được cơ quan chức năng Quảng Ngãi khai quật từ con tàu chìm trong tháng 6 có một chiếc đĩa gốm men ngọc chạm khắc hoa văn hình rồng trong lòng. TS Khôi cho rằng chiếc đĩa này là hiện vật độc bản.
Tô men ngọc 700 tuổi nguyên vẹn được ngư dân Bình Châu bán giá 10 triệu đồng. "Căn cứ chất liệu men và hoa văn độc đáo trong lòng hiện vật mà giá trị của chúng thay đổi. Chỉ cần lặn vớt được chiếc dĩa men ngọc có hoa văn chạm khắc hình rồng xem như ""trúng" lớn, giá chừng 100 triệu đồng", ngư dân Nguyễn Văn Lành nói.
Từ ngày phát hiện "kho cổ vật" ở vùng biển Bình Châu, thú chơi san hô, ốc biển của các ngư dân không còn. Thay vào đó, họ trưng bày cổ vật trong tủ kính có khóa cẩn thận.
Trí Tín
Theo VNE
Ông già Mường và cỗ quan tài nghìn năm treo vách đá Trên vách núi làng Cùng (Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có một cỗ quan tài dài 2,3 m, tương truyền đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn với những câu chuyện linh thiêng, không ai dám mạo phạm. Thôn Cùng (trước kia có tên làng Liên Sơn) nghĩa là đường cùng, chỉ có một lối duy nhất đi vào làng, hai mặt...