Mỹ tăng 1.000 quân tới sát vách Nga
Ngoại trưởng Mỹ kết thúc chuyến công du 4 nước châu Âu với lễ ký kết hiệp ước quốc phòng mới ở Ba Lan, tăng quân đồn trú tại quốc gia Đông Âu.
“Hôm nay, chính phủ của tôi đã ký Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Nâng cao mang ý nghĩa lịch sử với Ba Lan”, Tổng thống Donald Trump tuyên bố trong thông cáo báo chí ngày 15/8 của Nhà Trắng.
“Thỏa thuận này là thành quả của nhiều tháng đàm phán với các đồng minh Ba Lan, sau 2 tuyên bố chung tôi đã ký kết với Tổng thống Duba năm ngoái”, ông Trump cho biết.
Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh việc tăng cường hiện diện quân sự tại Ba Lan sẽ “củng cố thêm sự răn đe của NATO, tăng cường an ninh châu Âu và giúp đảm bảo dân chủ, tự do, chủ quyền”.
Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak (phải). Ảnh: Getty.
Theo The Hill, thỏa thuận đã được 2 nước nhất trí từ tháng 7. Lễ ký kết diễn ra tại thủ đô Warsaw của Ba Lan vào ngày 15/8, bởi Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak.
Ông Pompeo cũng có cuộc gặp với Thủ tướng Mateusz Morawiecki trong cùng ngày, thảo luận về đại dịch Covid-19, mạng di động thế hệ mới (mạng 5G) và thỏa thuận hợp tác phát triển chương trình hạt nhân dân sự ở Ba Lan, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Hiện Mỹ có khoảng 4.500 quân đồn trú ở Ba Lan, quốc gia Đông Âu nằm gần cửa ngõ nước Nga, được ngăn cách bởi Belarus và Ukraine. Với hiệp ước quốc phòng mới, quân số Mỹ tại Ba Lan có thể được nâng lên 5.500 người.
Thoa thuận quốc phòng được công bố sau khi Tổng thống Trump quyết định rút 12.000 quân khởi Đức gây tranh cãi. Washington cho rằng Berlin không chi tiêu đủ nhiều cho quốc phòng. Một phần lực lượng rút khỏi Đức sẽ được bố trí đến Ba Lan và những cơ sở khác tại châu Âu. Hơn nửa quân số rút khỏi Đức sẽ trở về Mỹ.
Xe tăng T-72B3 của Nga gây sưng sôt vi lặn sông như tàu ngầm
Với một ống thở được lắp đặt, chỉ sau vài chục phút, chiếc xe tăng T-72B3 của Nga có thể lặn dưới sông sâu 5 m để sang bờ bên kia mà không cần cầu phao hay phương tiện hỗ trợ khác.
Nhật cảnh báo Trung Quốc 'trả giá' ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Kono cảnh báo Trung Quốc có thể phải "trả giá đắt" nếu định thay đổi hiện trạng ở Biển Đông bằng vũ lực.
"Bất kỳ ai có ý định thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đều sẽ buộc phải trả giá đắt. Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa các bãi đá ngầm trên khắp Biển Đông không tôn trọng hoặc đề cao trật tự quốc tế", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 7/8.
Theo ông Kono, những nỗ lực thay đổi hiện trang trên Biển Đông của Trung Quốc có thể đối mặt với phản ứng quyết liệt từ cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Kono trong một cuộc họp tại Tokyo hồi tuần trước. Ảnh: Kyodo.
Trung Quốc gần đây bồi đắp phi pháp 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo. Nước này cũng nhiều lần triển khai trái phép máy bay và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo này.
"Đó là hành động gây bất ổn. Trật tự hàng hải cởi mở và tự do ở Biển Đông cũng quan trọng như bất kỳ nơi nào trên thế giới, mọi động thái ở đó sẽ khiến cộng đồng quốc tế lo ngại", Bộ trưởng Kono nói thêm.
Mỹ gần đây tăng cường hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông và thuyết phục các đồng minh, đối tác tham gia nhằm bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở vùng biển này.
Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, trong đó bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên trong hầu hết phạm vi Biển Đông, đồng thời gọi những động thái của nước này nhằm kiểm soát chúng là "hoàn toàn bất hợp pháp" và nhấn mạnh Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của mình tại khu vực.
Australia hôm 23/7 cũng gửi công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách hàng hải bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần đề nghị Trung Quốc dừng các hành động trái phép, làm phức tạp thêm tình hình, đe dọa hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Hồi cuối tháng 3, Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
Đường băng và cơ sở quân sự Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.
Trump cấm giao dịch với chủ sở hữu TikTok, WeChat Trump ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức tại Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent, chủ sở hữu của TikTok và WeChat, sau 45 ngày nữa. "Mỹ cần hành động quyết liệt nhằm vào chủ sở hữu TikTok để bảo vệ an ninh quốc gia. Mọi cá nhân hoặc tài sản nằm trong quyền xét xử của Mỹ sẽ bị...