Mỹ: ‘Tan tành giấc mơ’ UAV năng lượng hạt nhân
Một chiếc máy bay không người lái (UAV) sử dụng năng lượng hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ trong vài tháng, xâm nhập vào các vùng hẻo lánh nhất. Nhưng ngược lại, nó có thể trở thành một quả bom nguyên tử hay một lưỡi dao “đâm ngược” vào chính nước Mỹ.
Lợi bất cập hại?
Theo tin từ tờ The Guardian (Anh), các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu quốc gia Sandia (thuộc Viện nghiên cứu năng lượng hạt nhân Mỹ), dự định tiến hành nghiên cứu một loại (UAV) thế hệ mới hoạt động bằng nguồn năng lượng nguyên tử với hi vọng loại máy bay này có thể thực hiện những hành trình bay kéo dài lên tới vài tháng vào tận sâu các vùng lãnh thổ hẻo lánh nhất.
Việc tăng cường sử dụng UAV là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Obama và ý tưởng nghiên cứu UAV sử dụng năng lượng hạt nhân đã làm cho những bất đồng trở nên trầm trọng hơn.
Thật vậy, các nhà khoa học đã phải dừng triển khai dự án do những lo ngại “một công nghệ độc hại gắn liền với những mối đe dọa nguy hiểm từ các vụ tai nạn và một cỗ máy động cơ giống như những quả bom nguyên tử này nếu không may rơi vào tay của những kẻ khủng bố hay các thế lực chống đối thì sẽ để lại hậu quả nguy hiểm khôn lường cho nước Mỹ.” – một báo cáo cho hay.
Trên thực tế, dự án bị trì hoãn do những quan ngại về vấn đề sử dụng năng lượng hạt nhân trong các UAV, Peter Singer- một thành viên cao cấp của Viện Brookings và là chuyên gia về các thiết bị chiến tranh không người lái – cho biết: “Mọi người dường như đã bỏ qua một điểm quan trọng là dự án này chưa được thông qua, đó mới chỉ là ý tưởng của các nhà khoa học. Ở vào thời điểm hiện tại việc tiến hành nghiên cứu hoàn toàn không thích hợp do có nhiều mối lo ngại khác nhau, đặc biệt là nỗi sợ hãi về các tai nạn có thể xảy ra. Do đó, dự án này vẫn chưa được chấp thuận”.
Video đang HOT
Bill Roggio, biên tập viên của tạp chí The Long War, có đồng quan điểm trong cách nhìn nhận dự án táo bạo này, Bill cho rằng đó hoàn toàn là một ý tưởng phiêu lưu chưa hoàn mỹ. “Tôi không nghĩ họ có thể duy trì những chiếc UAV hoạt động liên tục hàng tháng trời” – Bill nói – “Chúng ta không đạt được được trình độ đó ở thời điểm hiện tại. Động cơ có thể hoạt động liên tục trong suốt vài tháng trời, đó đã là một điều tuyệt vời nhưng có rất nhiều những bộ phận khác trên chiếc máy bay cần được bảo trì. Chúng ta quá lạc quan để nói rằng một chiếc máy bay có thể hoạt động liên tục hàng tháng, thực tế hơn, chúng ta chỉ nên coi đó là những hướng nghiên cứu tiềm năng”.
“Thậm chí bỏ qua vấn đề này, điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ cần một chiếc UAV công nghệ năng lượng hạt nhân bị tai nạn và rơi xuống vùng lãnh thổ của kẻ địch? Công nghệ sẽ rơi vào tay kẻ thù hoặc các vật liệu hạt nhân sẽ hủy diệt họ.” Bill nói thêm.
Tương lai thuộc về UAV
Đã hơn 10 năm kể từ lần đầu tiên CIA sử dụng UAV có vũ trang Predator trong các cuộc truy kích tàn quân Taliban tại Paktia, Afghanistan và tìm diệt Osama bin Laden. Trước đó, các UAV đã được sử dụng nhưng không mang theo vũ khí và hầu hết chỉ nhằm mục đích do thám của CIA, các máy bay này chỉ được vũ trang sau vụ tấn công lịch sử 11/9.
Quyết định sử dụng UAV được bắt đầu manh nha dưới thời Tổng thống George W. Bush và đặc biệt được ưa chuộng dưới thời Tổng thống Obama, theo những báo cáo của tờ Global Post, số lượng UAV dưới thời Obama đã tăng đáng kể so với năm 2008.
Vậy tại sao UAV lại trở thành đối tượng bị chỉ trích của dư luận?
Một trong các lý do khiến Mỹ ưa chuộng sử dụng UAV trong thời gian gần đây vì nó là lựa chọn phù hợp với các chiến trường rộng và phức tạp như Pakistan. Nếu không may một máy bay có người lái gặp nạn, phía Mỹ sẽ cực kỳ hao tổn cho các nỗ lực giải các thoát phi công.
UAV bị chỉ trích mạnh mẽ do gây ra con số thương vong lớn của dân thường Pakistan sau các cuộc không kích tại Pakistan. Tuy nhiên, sự tổn thất đó nên được nhìn nhận như là những sai lầm trong chiến thuật và chính sách hơn là vấn đề về công nghệ.
“Chuyện đang diễn ra ở Pakistan là chúng ta đang chống lại các thế lực Hồi giáo cực đoan, đó thực sự là một cơn ác mộng. Cho dù chúng ta không sử dụng UAV, chúng ta cũng sẽ cần phải có những giải pháp khác, có thể là tên lửa hành trình hoặc cũng có thể là sử dụng những pháo đài bay B-52 bay tới vùng biên và từ đó tiến hành những cuộc tấn công không đối đất. Vốn sẽ chẳng có bao nhiêu khác biệt về con số thương vong vì cốt lõi của vấn đề là chiến thuật chứ không phải là công nghệ.” – Bill nêu quan điểm.
Dư luận Mỹ cho rằng, việc sử dụng máy bay có người lái sẽ giúp hạn chế con số thương vong của dân thường do các cuộc không kích nhầm gây nên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dư luận cần phải thay đổi cách nhìn và có những đánh giá công bằng hơn.
Phương thức tiến hành chiến tranh đã thay đổi rất nhiều, thay vì các cuộc giao chiến trực tiếp theo kiểu “kề dao vào cổ” trong các trận chiến xáp lá cà, kỹ thuật quân sự hiện đại sẽ ưu tiên phát triển các hình thức tấn công từ xa. Một tên lửa có thể được bắn đi từ một chiến hạm cách xa mục tiêu hàng nghìn dặm chỉ với một nút bấm nhẹ nhàng hay một phi công có thể thả bom định vị từ độ cao 30.000 feet, độ cao mà vốn các phi công hoàn toàn không thể có khả năng định vị mục tiêu bằng giác quan thông thường nên rõ ràng việc phát triển UAV không phải là nguyên nhân trực tiếp của những con số thương vong ngày càng lớn. Nó đơn thuần là một hướng phát triển nằm trong xu thế chung – phát triển chiến lược tấn công từ xa dựa trên công nghệ quốc phòng tân tiến nhất.
Theo Infonet
Iran tuyên bố không tạo bom nguyên tử
Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố nước này không sản xuất bom nguyên tử và sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình "khoa học hạt nhân", bất chấp mọi nỗ lực ngăn chặn của quốc tế.
Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: AFP
"Iran chưa bao giờ và sẽ không bao giờ chế tạo bom nguyên tử. Iran sẽ chứng minh với cả thế giới rằng vũ khí hạt nhân không thể tạo ra uy quyền tối thượng", ông Khamenei nói. "Con đường phát triển khoa học, nhất là trong lĩnh vực hạt nhân, phải được tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và nghiêm túc. Những áp lực, lệnh trừng phạt, những lời đe dọa hay âm mưu tấn công đều sẽ không mang lại kết quả gì".
Tuyên bố cứng rắn trên truyền hình của thủ lĩnh tối cao Iran được đưa ra sau khi một đoàn thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) kết thúc hai ngày hội đàm với chính quyền Iran về chương trình hạt nhân với kết quả "trắng tay". Chủ tịch đoàn thanh tra, ông Herman Nackaerts, cho biết dù chuyến đi này của phái đoàn IAEA mang tinh thần xây dựng nhưng họ không đạt được thỏa thuận nào với Tehran để làm sáng tỏ những lo ngại về hoạt động hạt nhân của nước này.
Một phát ngôn viên IAEA xác nhận hiện tại hai bên chưa thỏa thuận gì về các cuộc trao đổi tiếp theo. Tuy nhiên, đại sứ Iran tại IAEA lại khẳng định rằng Tehran sẽ tiếp tục thảo luận với cơ quan này.
Sự nghi ngờ của phương Tây về tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của Iran lên đến cao trào sau một báo cáo của IAEA hồi tháng 11/2011. Báo cáo chỉ ra những bằng chứng cho thấy Tehran đang nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử. Sau đó, châu Âu và Mỹ liên tục gây sức ép cho Iran bằng hàng loạt lệnh trừng phạt nhằm vào ngành xuất khẩu dầu mỏ nước này. Trong khi đó, Israel công khai đe dọa sẽ tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Iran đã đáp trả lại mọi sức ép bằng thái độ thách thức. Đầu tuần này, Tehran đã tổ chức tập trận với các chiến đấu cơ, tên lửa và các thiết bị radar nhằm tăng cường phòng thủ trên không cho các cơ sở hạt nhân. Iran cũng tuyên bố ngừng xuất dầu mỏ sang Anh và Pháp, và dọa sẽ còn mở rộng lệnh cấm vận này nếu phương Tây không dừng các "hành động thù địch".
Theo VNExpress
Tổng thống Iran phản đối bom hạt nhân Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nhấn mạnh nước này phản đối mạnh mẽ vũ khí hạt nhân khi ông có đón cựu thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama sang thăm. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. Ảnh: AFP "Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran kịch liệt phản đối bom nguyên tử và vũ khí hủy diệt hàng loạt", ông Ahmadinejad nói với cựu thủ...