Mỹ tấn công toàn diện vào Trung Quốc nhưng “nước Mỹ trên hết” có thành công?
Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa đe dọa sẽ áp đặt một đợt thuế quan khác lên các mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Ông đưa ra tuyên bố chính thức về việc Trung Quốc can thiệp vào hệ thống chính trị Mỹ, “một vấn đề lớn hơn” cả những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.
Quân đội Trung Quốc trong một lễ duyệt binh. Ảnh minh họa: South Front.
Trong một cuộc phỏng vấn với CBS, khi được hỏi liệu ông có muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế với Trung Quốc trong tình trạng suy giảm trầm trọng này hay không, ông Trump đã nói: “Không”.
“Tôi muốn Bắc Kinh đàm phán một thỏa thuận công bằng với Washington. Tôi muốn Trung Quốc mở cửa thị trường như thị trường Mỹ đang mở cửa”, ông Trump cho biết. Ông cũng nói thêm rằng có thể áp đặt nhiều mức thuế hơn nữa.
Đến thời điểm này, Mỹ đã áp đặt ba vòng thuế quan với hàng nhập khẩu Trung Quốc với tổng trị giá 250 tỷ USD, Trung Quốc cũng trả đũa bằng cách áp đặt thuế lên các sản phẩm Mỹ. Trước đó, tổng thống Donald Trump đe dọa đánh thuế lên hầu như tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa khoảng 500 tỷ USD.
Trong cuộc phỏng vấn với CBS, trả lời câu hỏi về những cáo buộc Kremlin can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Ông trả lời thoáng qua và quay trở lại vấn đề Trung Quốc. “Có thể Kremlin đã can thiệp, nhưng tôi nghĩ Trung Quốc cũng can thiệp sâu vào cuộc bầu cử này”, ông Trump nhận xét.
“Tôi nghĩ Trung Quốc đã can thiệp vào hệ thống chính trị Mỹ và tôi nghĩ, thẳng thắn, Trung Quốc… là vấn đề lớn hơn”, ông Trump nhấn mạnh khi nhà phỏng vấn nổi tiếng Lesley Stahl cắt ngang vì ông đã “chuyển hướng” từ một cuộc thảo luận về Nga. Tổng thống Trump không đưa ra được bằng chứng trong cuộc phỏng vấn về sự can thiệp của Trung Quốc trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 cũng như sự can thiệp của quốc gia này trong quá trình bầu cử hiện tại.
Trump cáo buộc Trung Quốc lên kế hoạch can thiệp vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 khi ông chủ trì cuộc họp của UNSC về sự mở rộng vũ khí hạt nhân. Tổng thống Trump cũng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào về sự can thiệp này. Vấn đề Trung Quốc can thiệp vào hệ thống chính trị và cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 tràn ngập các phương tiện truyền thông chính thống của quốc gia này gần đây.
Ngày 12.10.2018, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố bắt giữ và buộc tội một viên chức tình báo Trung Quốc làm gián điệp kinh tế và lấy trộm bí mật thương mại từ các công ty chế tạo hàng không và thương mại hàng không của Mỹ. Yanjin Xu, một quan chức cấp cao của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, bị bắt tại Bỉ ngày 01.04.2018 và dẫn độ sang Mỹ ngày 09.10.2018.
Video đang HOT
Trợ lý Tổng chưởng lý Demers cho biết: “Bản cáo trạng này cáo buộc một viên chức tình báo Trung Quốc tìm cách đánh cắp bí mật thương mại và các thông tin nhạy cảm khác từ một công ty hàng đầu của Mỹ trong hàng không vũ trụ,”.
Ngày 04.10.2018, Bloomberg đã xuất bản một câu chuyện với tiêu đề “The Big Hack: Trung Quốc đã sử dụng một con chip nhỏ xâm nhập vào các công ty Mỹ như thế nào”. Bài viết liên quan đến một con chíp nhỏ được sản xuất từ Trung Quốc trong bo mạch chủ (mainboard) có thể mở cửa hậu cho điệp viên Trung Quốc thâm nhập vào phần cứng của hơn 30 công ty Mỹ, bao gồm Amazon và Apple, gây tổn thất nặng nề đến chuỗi cung ứng công nghệ Mỹ.
Nhưng các tập đoàn Apple, Amazon và Supermicro bác bỏ tuyên bố này. Quan chức phụ trách an ninh hàng đầu của Apple trong buổi điều trần trước Quốc hội công ty không tìm thấy bằng chứng liên quan đến cáo buộc này. Trung tâm an ninh mạng quốc gia Anh cẩn trọng cho rằng “không có lý do gì nghi ngờ những đánh giá chi tiết về an ninh của AWS (Amazon Web Services) và Apple”. Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng có những nhận định tương tự.
Công ty công nghệ phần cứng Supermicro cũng cho rằng “chưa bao giờ nhận được thông tin từ bất kỳ cơ quan chính phủ nào trong nước hoặc nước ngoài về những cáo buộc chính thức cuộc tấn công mạng đánh cắp công nghệ của Trung Quốc”.
Tuy nhiên, làn sóng tấn công của các phương tiện truyền thông nước Mỹ không giảm xuống. Bloomberg thậm chí còn mở rộng truyền thuyết của mình, tuyên bố rằng một “công ty viễn thông lớn của Mỹ” đã phát hiện gián điệp Trung Quốc thông qua phần cứng của công ty Supermicro lùng sục thông tin trong hệ thống mạng của mình và loại bỏ con chip nguy hiểm này trong tháng 08.2018.
Elizabeth Economy, Giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ tuyên bố “đây là là một cuộc tấn công toàn diện của Mỹ vào Trung Quốc”. Cô nói: “Có một khái niệm chung ở Washington cho rằng Trung Quốc trở lên quá lớn hiện nay, đơn giản là như một quốc gia và một nền kinh tế quá lớn, điều đó không thể cho phép quốc gia này tiếp tục vi phạm tất cả các tiêu chuẩn thương mại và đầu tư quốc tế dự kiến”.
Hua Po, nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh cho biết, xung đột thương mại giữa hai quốc gia chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi. Theo ông, nguyên nhân thực sự trong chiến lược tiến công của Mỹ là Kế hoạch Made in China 2025. Theo kế hoạch, Trung Quốc đặt mục tiêu nhanh chóng nội địa hóa, đảm bảo phần lớn các chi tiết sản phẩm và công nghệ của ngành công nghiệp đất nước có nguồn gốc nội địa và không nhập khẩu.
Ông Hua cho rằng ngay cả khi vấn đề thương mại được giải quyết, những vấn đề khác biệt giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục tồn tại. Theo ông, Trump có vẻ quan tâm đến thực hiện “một cuộc chiến tranh lạnh mới”.
Ngày 14.10.2018, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với giới báo chí cho biết, ông và các nhà ngoại giao khác ở Washington không hiểu những cố vấn của Trump đang hướng tới mục đích gì khi xây dựng chính sách thương mại của Nhà Trắng. Phóng viên Fox News đặt câu hỏi, ông đang nghĩ rằng tổng thống được tư vấn bởi một cố vấn “ôn hòa hay cứng rắn”. Câu trả lời của đại sứ khá ngắn gọn “Đấy là anh nói với tôi”.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc, đứng đầu là ông Cui Tiankai – đại sứ Trung Quốc tại Mỹ cho biết: “không biết ai mới chính là người ra quyết định cuối cùng. Tất nhiên, tổng thống sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng ai đang đóng vai trò then chốt trong cuộc chơi này? Đôi khi tình hình trở nên rất khó hiểu”.
Fox News đăng tải bài viết của Giám đốc Văn phòng Chính sách Thương mại và Sản xuất Peter Navarro, trong đó ông kết nối các chính sách của Nhà Trắng, tương tự như phát biểu của tổng thống Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 nhằm mục đích bảo vệ doanh nghiệp Mỹ và chống lại sự xuất hiện hàng hóa của Trung Quốc như một mối đe dọa quân sự nguy cơ lớn.
Trang Politico đăng tải thông tin cho biết, đại diện thương mại Mỹ Robert Lightizer đang thực hiện “một kế hoạch đầy rủi ro, cực kỳ nguy hiểm để phá vỡ ưu thế của Trung Quốc”. Theo Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một trong những người ủng hộ và đồng minh thân cận của ông Trump, kế hoạch của Nhà Trắng là chấm dứt cuộc đàm phán về NAFTA, loại bỏ những chế định thuế quan”theo hiệp định với EU”.
Sau đó nước Mỹ sẽ tập trung toàn lực vào Trung Quốc”. Ông Graham sau cuộc gặp gỡ với ông Trump đã nói chuyện với báo giới: “Mục đích của Tổng thống Trump là đoàn kết các nền kinh tế thế giới chống lại các thực thể kinh doanh của Trung Quốc, đã nằm ngoài mọi chuẩn mực kinh tế thế giới”.
Cuộc tiến công của Mỹ trong lĩnh vực thương mại thời gian này là quá muộn, trong tình huống căng thẳng leo thang trên Biển Đông, Trung Quốc đang liên tục tiến hành khiêu khích các lực lượng Mỹ trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tình hình quan hệ chung Mỹ-Trung tiếp tục leo thang. Các mối quan hệ kinh tế, chính trị và quân sự đang xấu đi nhanh chóng. Chính quyền của ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục áp đặt các chính sách mới trong cuộc chiến thương mại. Nếu Trung Quốc chống lại cuộc chiến tranh này, áp lực ngoại giao và kinh tế này sẽ khu vực hóa nền kinh tế thế giới.
Trung Quốc, Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và EU phải tạo ra một mô hình kinh tế mới có khả năng chống lại những điều kiện căng thẳng của Mỹ. Những bước đầu tiên đã được thực hiện, các bên còn lại tham gia ký kết trong Thỏa thuận hạt nhân Iran cho biết, ngày 24.09.2018 các quốc gia đồng thuận về một hệ thống thanh toán mới, không sử dụng đồng USD và các kênh thông thường.
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng công khai chuyển hướng thực hiện các khoản thanh toán các hợp đồng chung giữa các bên, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự. Những khoản thanh toán này được thực hiện bằng tiền quốc gia các bên tham gia. Các quốc gia này cũng đang thúc đẩy quá trình hợp tác riêng trong khu vực, bỏ qua hệ thống kiểm soát tiền tệ của Mỹ.
Bằng chính sách áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế, Mỹ đang đặt mục tiêu đẩy nền kình tế hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ quốc gia này và lôi kéo các nhà sản xuất Mỹ về quê hương, tạo công ăn việc làm cho người dân để giảm bớt nạn thất nghiệp và trì trệ về công nghiệp. Nhưng những chính sách về công nghiệp Mỹ lại đang phá hoại chính sách kiểm soát bằng đồng USD của các tổng thống tiền nhiệm trên toàn cầu.
Có nghĩa là, Mỹ đang phá hoại chính trật tự thế giới do chính Mỹ lập ra. Để đạt được cùng một lúc 2 mục đích – phục hưng nền kinh tế Mỹ và kiểm soát thế giới.
Một đường hướng chính sách mới phải mở ra, tiến hành cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc để hủy diệt nền kinh tế giá rẻ đang xâm lấn thế giới,. Liệu ông Trump có thành công?
Theo viettimes
Trung Quốc "nắn gân" Mỹ ở Biển Đông: Mắc mưu Donald Trump?
Giữa lúc chiến tranh thương mại ngày càng ác liệt, căng thẳng quân sự Mỹ- Trung cũng đang gia tăng một cách nguy hiểm, thể hiện qua sự cố vừa xảy ra gần đây giữa chiến hạm của hai nước ở Biển Đông. Căng thẳng quân sự hiện nay rất có thể sẽ kéo dài, vì theo đúng mục tiêu chính trị của tổng thống Donald Trump, tức là gây áp lực càng mạnh càng tốt lên Trung Quốc.
Mỹ tiết lộ kế hoạch tập trận một tuần ở Biển Đông và eo biển Đài Loan sau sự cố khu trục hạm Trung Quốc cắt mặt chiến hạm Mỹ tuần tra sát đảo nhân tạo bồi lấp phi pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa
Trong một động thái mà hải quân Mỹ xem là "không an toàn và thiếu chuyên nghiệp", một chiến hạm của Trung Quốc hôm 30/09 đã tiến sát khu trục hạm Mỹ USS Decatur ở khoảng cách chưa tới 41 mét, khi chiến hạm này đi gần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Hành động nguy hiểm của chiến hạm Trung Quốc khiến tàu USS Decatour buộc phải chuyển hướng để tránh va chạm.
Nhà phân tích Timothy Heath, thuộc Viện tư vấn quốc phòng RAND Corporation của Mỹ ghi nhận, chưa bao giờ một chiến hạm Trung Quốc áp sát một chiến hạm Mỹ ở cự ly gần như vậy. Theo nhà phân tích này, sự cố nói trên có thể phản ánh căng thẳng gia tăng giữa Washington với Bắc Kinh, nhưng cũng có thể là do Trung Quốc muốn "nắn gân" Mỹ ở Biển Đông.
Sau sự cố ở vùng biển này, Trung Quốc đã phản ứng rất giận dữ, khẳng định rằng các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ đang đe dọa đến cái gọi là "chủ quyền và an ninh" của Trung Quốc, đồng thời gây tổn hại quan hệ quân sự giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Vào năm 2014, quân đội Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử để tránh các vụ va chạm trên biển giữa hải quân hai nước. Theo hãng tin AFP, hiện chưa rõ là hành động của chiến hạm Trung Quốc vừa qua là theo lệnh của Bắc Kinh hay chỉ là quyết định của thuyền trưởng, nhưng rõ ràng là có những chủ đích chính trị đằng sau sự cố này.
Theo nhân định của nhà phân tích Timothy Heath, RAND Corporation, với căng thẳng đang gia tăng, Trung Quốc "có vẻ như muốn hù dọa Mỹ bằng một hành động liều lĩnh có thể gây ra va chạm giữa chiến hạm hai nước". Ở đây có nguy cơ thật sự là tính toán sai lầm sẽ dẫn đến đụng độ.
Thật ra thì trong quá khứ, quan hệ quân sự Mỹ - Trung cũng đã từng trải qua giai đoạn căng thẳng. Vào năm 2001, trên vùng biển ngoài khơi miền nam Trung Quốc, một máy bay do thám của Mỹ, chiếc máy bay trinh sát US EP-3 đã đụng một chiến đấu cơ Trung Quốc. Phi công của chiến đấu cơ Trung Quốc đã thiệt mạng, còn trinh sát cơ của Mỹ đã phải đáp khẩn cấp xuống đảo Hải Nam và phi hành đoàn thì bị phía Trung Quốc bắt giữ, đến 11 ngày sau mới được thả ra. Sau vụ này, mọi trao đổi quân sự giữa hai nước, kể cả các chuyến ghé thăm cảng, đều đã bị đình chỉ.
Kịch bản này đang tái diễn với việc Trung Quốc không cấp phép cho một chiến hạm Mỹ ghé thăm cảng Hong Kong, hủy cuộc họp giữa tư lệnh hải quân hai nước, cũng như cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Theo dự báo của chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Mỹ, căng thẳng quân sự hiện nay rất có thể sẽ kéo dài, vì nó theo đúng mục tiêu chính trị của tổng thống Donald Trump, tức là gây áp lực càng mạnh càng tốt lên Trung Quốc. Bà Glaser ghi nhận rằng, hành động của chiến hạm Trung Quốc mới đây đã vi phạm những quy định hiện hành và qua sự cố này, Bắc Kinh đã dấn thêm một bước trong việc can thiệp vào các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông.
Theo viettimes
"Thần chết" Kalibr Nga giáng đòn Syria: Đô đốc Mỹ thừa nhận "ấn tượng" Đô đốc Mỹ James Foggo dùng từ "ấn tượng" để chỉ về những khả năng của tên lửa mới Kalibr do Nga sản xuất và đã nhiều lần khai hỏa tấn công các mục tiêu khủng bố tại chiến trường Syria. Tàu ngầm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr từ Địa Trung Hải tấn công mục tiêu khủng bố tại Syria "Sáu...