Mỹ tấn công Syria: Tự đưa mình vào thế hiểm?
Chuyên gia quân sự nhận định mỗi lần Mỹ tấn công Syria, mối nguy mà Washington hứng chịu sẽ lớn hơn nhiều.
Tên lửa của Mỹ trên bầu trời Syria.
Việc dội tên lửa của Mỹ và liên quân vào Syria đêm ngày 14.4 được cho là nhằm trả đũa vụ tấn công bằng vũ khí hoá học cách đây ít ngày khiến nhiều thường dân thiệt mạng. Lực lượng quân đội Mỹ cùng Anh và Pháp đã tấn công 3 địa điểm ở Syria được cho là gắn với chương trình phát triển vũ khí hoá học của nước này. Không có phi công Mỹ nào thiệt mạng và số người bị thương bên phía Syria cũng chưa được làm rõ.
Trong buổi họp báo diễn ra ngày 14.4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói: “Đây là phát bắn đầu tiên nhằm ngăn chặn khả năng sản xuất vũ khí hoá học của Syria”. Tuy nhiên, theo chuyên gia Zack Beauchamp, hành động đơn phương của Mỹ cũng chứa đựng không ít rủi ro.
Logic đằng sau hành động của Mỹ, đó là bất kì khi nào chính quyền Syria sử dụng vũ khí hoá học thì Washington sẽ dội tên lửa đáp trả. Cuộc tấn công trong 70 phút ngày 14.4 cho thấy rằng Mỹ sẵn sàng dội bom vào Syria, chừng nào nước này không ngừng hẳn việc sử dụng vũ khí hoá học.
Điều này sẽ tạo ra sự leo thang quân sự không cần thiết và khiến Mỹ “sa lầy” ở một trong những cuộc nội chiến nguy hiểm và chết chóc nhất thế giới, Zack nói. Chuyên gia này cho rằng, hành động của Mỹ và liên quân thực sự không phá huỷ được toàn bộ kho vũ khí hoá học của Syria. Ngoài ra, tham vọng “kéo lùi khả năng của quân đội Syria” vẫn là điều quá mơ hồ.
Video đang HOT
Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng James Dunford thừa nhận rằng có nhiều địa điểm khác có khả năng chứa vũ khí hoá học tại Syria. Dù vậy, Mỹ không dám nã tên lửa vào các khu vực này vì có nhiều thường dân sinh sống.
Tham vọng của Mỹ là ngăn chặn chính quyền Assad, nhưng cần nhớ rằng 1 năm trước, Mỹ cũng từng nã tên lửa vào căn cứ không quân của Syria vì cho rằng nước này sử dụng vũ khí hoá học với dân thường. Chuyên gia Zack nói rằng, việc Mỹ tấn công 1 năm trước cũng không khiến ông Assad thực sự chùn bước.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Chuyên gia này nhận định, sau vụ không kích “có giới hạn” của ông Trump vào Syria, những rủi ro khác sẽ xuất hiện. Khi leo thang căng thẳng, ông Assad được cho là sẽ sử dụng nhiều vũ khí hoá học hơn, và Mỹ sẽ lại dội tên lửa. Điều này chẳng khác gì “bật đèn xanh” cho ông Assad sử dụng vũ khí hoá học.
Theo chuyên gia vũ khí hoá học Rebecca Hersman, từ khi nội chiến Syria xảy ra tới nay, ông Assad đã ra lệnh sử dụng hơn 200 lần vũ khí hoá học. Đây là vũ khí huỷ diệt, giúp đánh sập hoàn toàn ý chí của lực lượng đối lập và những người mang tư tưởng trái chiều. Và mỗi lần Mỹ đánh trúng một mục tiêu ở Syria, mối nguy lại tăng lên: máy bay Mỹ vô tình bắn trúng thường dân, hay bắn trúng một máy bay do Nga hay Iran hậu thuẫn. Lúc này, hai quốc gia hùng mạnh là Nga và Iran hoàn toàn có thể đáp trả Mỹ.
Chiến tranh luôn nguy hiểm và khó lường. Cuộc chiến ở Syria với sự tham gia của nhiều cường quốc và hai quốc gia hạt nhân hùng mạnh, càng trở nên đặc biệt nguy hiểm. Nga luôn cảnh báo rằng “sẽ không để yên sau vụ tấn công ngày 14.4″, theo một bài báo trên BBC.
Tối ngày 15.5, Bộ trưởng Mattis nói rằng “nếu Syria tiếp tục dùng vũ khí hoá học, chúng tôi sẽ trả đũa mạnh tay hơn”. Dù vậy, cứ mỗi lần Mỹ ném bom hay dội tên lửa, mối nguy với nước Mỹ lại lớn thêm một nấc, Zack nhận định.
Theo Danviet
Tổng thống Syria gọi cuộc tấn công của Mỹ là 'hành động gây hấn'
Tổng thống Syria lên án cuộc tấn công tên lửa của Mỹ và đồng minh nhằm vào nước này tại một cuộc gặp với các nghị sĩ Nga.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters.
Một số nghị sĩ và quan chức Nga hôm nay có cuộc gặp với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một ngày sau khi liên quân Mỹ - Anh - Pháp tấn công tên lửa vào Syria, Reuters đưa tin.
Truyền thông Nga dẫn lời các nghị sĩ cho biết tâm trạng ông Assad "khá tốt". Bên cạnh việc lên án cuộc không kích từ liên quân là "hành động gây hấn", Tổng thống Syria còn dành lời ca ngợi những hệ thống phòng không của Liên Xô mà Syria đã sử dụng để ngăn chặn các đợt tấn công từ phương Tây.
"Theo quan điểm của Tổng thống Assad, cuộc tấn công này là hành động xâm lược và Nga đồng tình với điều đó. Ông Assad cũng đánh giá cao ưu thế vượt trội của những vũ khí Nga", nghị sĩ Duma quốc gia Nga Sergei Zheleznyak nói.
Ông Sablin, một nghị sĩ Nga khác, cho hay Tổng thống Assad nhấn mạnh rằng các lực lượng phòng thủ tên lửa Syria đã chứng minh được hiệu quả và người Syria "không còn sợ NATO nữa".
Tuy nhiên, cuộc gặp không đề cập đến khả năng Nga sẽ cung cấp những hệ thống phòng thủ tên lửa mới cho Syria. Ông Assad đã nhận lời mời thăm khu vực Siberia của Nga, song chưa công bố thời gian cụ thể, theo Sputnik.
Liên quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện vụ không kích ngày 14.4 để phản ứng trước việc chính quyền Syria bị tố cáo tấn công hóa học vào dân thường ở Douma, Đông Ghouta, hồi cuối tuần trước, khiến khoảng 70 người thiệt mạng. Tuy nhiên, Damascus nhiều lần bác bỏ cáo buộc.
Theo thông tin từ quân đội Mỹ, 105 tên lửa đã bắn chính xác vào các mục tiêu được cho là nơi sản xuất, lưu trữ vũ khí hóa học của chính quyền Assad, khiến năng lực vũ khí hóa học của Damascus "thụt lùi nhiều năm". Trên mạng Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định cuộc tấn công được triển khai một cách hoàn hảo và nhiệm vụ "đã hoàn thành".
Mỹ tuyên bố hành động can thiệp quân sự vào tình hình Syria là "hợp lý, hợp pháp và cân đối", song Nga phản đối, cho rằng Washington hiếu chiến, vi phạm luật quốc tế khi không kích Syria.
Theo Huyền Lê (VnExpress)
Mỹ tấn công Syria: Cái giá đắt nhất là quan hệ với Nga Bằng hành động tấn công Syria, Tổng thống Trump đã khiến mối quan hệ Nga - Mỹ rơi xuống vực thắm Cái bắt tay lịch sử này sẽ chỉ còn là quá khứ. Ảnh: Time. Vào cái ngày mà ông Donald Trump đắc cử, nước Nga có lẽ đã có chút nhẹ lòng khi vị Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ là...