Mỹ tái trừng phạt Iran
Mỹ tuyên bố cấm vận là cách để buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán, trong khi Tehran cùng các bên liên quan trong thỏa thuận hạt nhân phản đối biện pháp này.
Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ẢNH: AFP
Hôm qua, Mỹ chính thức tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế cứng rắn lên Iran kể từ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 5 vốn được Tehran ký với nhóm P5 1 (Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức). Theo thỏa thuận, Iran giới hạn chương trình hạt nhân, đổi lại được nới lỏng các biện pháp trừng phạt về tài chính, kinh tế và dầu mỏ. Tuy nhiên, Tổng thống Trump ngày 6.8 lặp lại chỉ trích cho rằng đây là “thỏa thuận tồi tệ và một chiều”, không giúp đạt được mục tiêu cơ bản để ngăn chặn Iran chế tạo bom hạt nhân.
Theo CNN, lệnh trừng phạt mới của Mỹ cấm chính phủ Iran mua đồng USD, cấm các giao dịch với Iran trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như khoáng sản, ô tô. Trong sắc lệnh hành pháp đã ký, Tổng thống Trump nêu rõ lệnh trừng phạt nhằm gây sức ép tài chính lên Tehran để tạo ra giải pháp toàn diện và lâu dài đối với “mối đe dọa hạt nhân và những hành động xấu của nước này trong khu vực bao gồm chương trình tên lửa đạn đạo và việc tài trợ cho khủng bố”.
Chủ nhân Nhà Trắng hôm qua viết trên Twitter rằng đây là biện pháp trừng phạt “nhức nhối nhất” từng được áp dụng, đồng thời tuyên bố “bất kỳ ai làm ăn với Iran thì sẽ không được làm ăn với Mỹ”. Theo Reuters, Mỹ sẽ công bố gói trừng phạt thứ hai vào tháng 11, nhắm vào lĩnh vực năng lượng và ngân hàng của Iran.
Đáp lại, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Washington cần tỏ ra đáng tin cậy để Tehran có thể chấp nhận đề nghị đàm phán. “Nếu bạn là kẻ thù và bạn đâm người khác bằng dao, rồi bạn nói muốn đàm phán. Vậy điều trước tiên bạn cần làm là rút con dao ra đã”, AFP dẫn lời ông Rouhani phát biểu trên truyền hình. Nhà lãnh đạo Iran tự tin có thể đứng vững trước sức ép kinh tế từ Mỹ và cho biết Nga và Trung Quốc đã cam kết sẽ không tuân thủ lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ.
Bộ Ngoại giao Nga sau đó tuyên bố hết sức thất vọng về quyết định của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh sẽ làm mọi thứ cần thiết để cứu thỏa thuận hạt nhân và bảo vệ lợi ích kinh tế chung với Tehran.
Nga thất vọng vì Mỹ trừng phạt IranTổng thống Trump tái áp dụng lệnh trừng phạt lên IranLệnh trừng phạt Iran có thể đẩy giá dầu lên 90 USD/thùng
Video đang HOT
Trong khi đó, đại diện Liên minh Châu Âu (EU) và ngoại trưởng 3 nước Anh, Đức, Pháp hôm qua phát tuyên bố chung tái khẳng định thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran là quan trọng đối với an ninh của châu Âu, khu vực và toàn thế giới.
Cùng ngày, EU ban hành quy định mới nhằm bảo vệ giới doanh nghiệp thuộc liên minh đang giao thương hợp pháp với Iran không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận của Mỹ. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất ô tô, hàng tiêu dùng của châu Âu được cho là đang rời khỏi Iran vì lo sợ bị Mỹ trừng phạt.
Theo TNO
Mỹ công bố áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran
Đặt cược tất cả vào một thỏa thuận hạt nhân đang sụp đổ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani thể hiện vai trò không đáng kể trong 5 năm cầm quyền và đang chứng kiến sự ủng hộ dành cho ông giảm sút.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: AP
Kỷ niệm ngày nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên của ông Rouhani rơi vào ngày 3/8, nhưng trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng và các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ bắt đầu trở lại vào ngày 7/8 nên không có buổi lễ nào được tổ chức.
Ông Rouhani được cho là nhân vật ôn hòa, người có thể hàn gắn những chia rẽ ở Iran và xây dựng một mô hình phát triển như Trung Quốc, trong đó tăng trưởng kinh tế sẽ giúp họ né tránh được những đòi hỏi cải cách chính trị quan trọng.
Tuy nhiên, khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 5 vừa qua, gây tổn hại cho vấn đề trọng tâm trong chiến lược của Rouhani, "nhà lãnh đạo Hồi giáo nghiêng về mặt ngoại giao" này bất ngờ bị giáng một đòn chí mạng.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), ngay cả lúc thỏa thuận hạt nhân vẫn chưa bị sứt mẻ, nó cũng chưa bao giờ hoạt động như mong đợi. Rouhani đặt mục tiêu kêu gọi 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong năm đầu của nhiệm kỳ này song chỉ nhận được 3,4 tỷ USD do các công ty và các ngân hàng nước ngoài vẫn thận trọng với các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Trump và chính phủ Mỹ công bố áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Iran. Ảnh: Getty
Ngoài ra, ông hầu như không làm gì để giải quyết nạn tham nhũng và nợ xấu đang đầu độc hệ thống ngân hàng Iran, hay tỷ lệ thất nghiệp cao, nhất là trong giới trẻ.
Theo báo cáo của một công ty công nghệ có trụ sở ở Mỹ, tính đến thời điểm lễ kỷ niệm lần thứ 5 ngày nhậm chức, Tổng thống Rouhani chỉ thực hiện được 20 trong số 100 cam kết tranh cử cộng với 17 cam kết "đang trong giai đoạn thực hiện".
Báo cáo kết luận, những thành tựu của Rouhani bao gồm giảm tỷ lệ lạm phát và Internet được cải thiện, nhưng tất cả những lời hứa không được thực hiện đã "gây thất vọng và khiến cho nhiều người ủng hộ ông xa lánh".
Lần đầu tiên, Quốc hội (Iran) đã triệu tập Tổng thống Rouhani tới phiên điều trần sẽ diễn ra vào tháng tới để giải thích kế hoạch cứu vãn nền kinh tế của ông.
Mohammad Reza Behzadian, cựu Chủ tịch Phòng Thương mại Tehran, nói: "Ông ấy (Rouhani) có bạn bè trong nội các nhưng không có bạn bè ở nơi nào khác nữa".
Đối với nhiều người Iran có tư tưởng cấp tiến, chính thành tích về các quyền dân sự của Rouhani đã phơi bày những yếu kém của ông. Sự thất bại của ông trong việc phóng thích các tù nhân chính trị và ngăn chặn việc phong tỏa ứng dụng tin nhắn phổ biến nhất ở Iran là Telegram đã trực tiếp đe dọa các cam kết mà ông đưa ra trong chiến dịch tái tranh cử hồi năm ngoái.
Rouhani - làm ít nói nhiều?
Arash, một nhiếp ảnh gia 21 tuổi ở Tehran, nói: "Mọi tổng thống đều đưa ra những cam kết tương tự để tạo ra hy vọng nhưng một khi đắc cử, họ không làm gì cả. Nếu cuộc bầu cử được tổ chức lại, tôi sẽ không bỏ phiếu cho Rouhani, tôi sẽ không bỏ phiếu cho bất cứ ai". Đây cũng là một quan điểm điển hình trong giới trẻ.
Với nhiều người, điều này phản chiếu nhiệm kỳ thứ hai của Mohammad Khatami, tổng thống cải cách nắm quyền từ năm 1997 đến 2005, người đã cố gắng và thất bại trong việc làm suy yếu sự kiểm soát của các thể chế cứng rắn không được bầu ra, khiến nhiều nhân vật cấp tiến thất vọng sâu sắc.
Một số thậm chí còn đặt câu hỏi liệu Rouhani có chân thành khi đưa ra các cam kết. Một nhà ngoại giao phương Tây bình luận: "Ông ta đã chọn cách không đấu tranh và đứng lên khi ông ta có thể". "Ông ta đã có thể sử dụng quyền lực của mình để thúc đẩy các vấn đề như Telegram, nhưng ông ta không làm vậy. Ông ta đã ủng hộ dù yếu ớt các cuộc biểu tình thánh chiến Hồi giáo... ông ta cũng đã ủng hộ các nhà hoạt động môi trường khi họ bị bắt. Nhưng không ai trong số họ giống như Khatami, người đã sẵn sàng đứng lên và bị lật đổ".
Trong khi đó, Rouhani không nhận được sự ủng hộ của phe bảo thủ, những người đã cáo buộc ông phớt lờ dân nghèo và bán mình cho phương Tây. Song bất chấp tất cả những điều đó, các nhà phân tích cho rằng Rouhani không chắc sẽ bị kết tội do thiếu một sự thay thế rõ ràng.
Nhiều người thuộc phe bảo thủ đã tập hợp lại để đứng về phía Rouhani vì lo ngại tình trạng bất ổn tiếp tục lan rộng. Ngay cả tờ báo cực kỳ bảo thủ Kayhan, vốn thường xuyên chỉ trích Rouhani, cũng tuyên bố: "Chúng ta phải gạt sang một bên những bất đồng bởi lợi ích quốc gia và sự sống còn của quốc gia hiện đang bị đe dọa".
Mọi người đều biết Rouhani có "một vấn đề lớn về sự ủng hộ", Adnan Tabatabai, chuyên gia phân tích người Iran của Viện CARPO ở Đức nói. Để tồn tại trong 3 năm cuối của nhiệm kỳ, ông ấy đã cố gắng thuyết phục các lực lượng bảo thủ.
"Ông ấy có thể sẽ điều chỉnh chính sách đối ngoại. Ông ta không còn khả năng duy trì cách tiếp cận hòa giải với Mỹ... mặc dù ông ta cũng phải trông chừng châu Âu để cứu vãn những gì còn lại của thỏa thuận hạt nhân". "Tôi không nghĩ rằng nhà lãnh đạo tối cao (Ali Khamenei) muốn ông ấy (tức Rouhani) thất bại... nhưng ông ấy cần đưa ra nhiều biện pháp kinh tế để giành lại sự ủng hộ của người dân", Tabatabai nói.
Lan Hạ
Theo baonghean/AFP
Mỹ mở chiến dịch dội bom Iran ngay trong tháng tới? Thông tin rò rỉ gần đây cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ra lệnh ném bom Iran, với sự hỗ trợ của đồng minh Úc. Mỹ có thể dội bom các cơ sở hạt nhân Iran ngay trong tháng tới. Theo RT, kênh ABC của Úc dẫn các nguồn tin nội bộ trong chính phủ nói chính quyền Trump đang sẵn...