Mỹ tài trợ dự án an ninh năng lượng 14 triệu USD cho Việt Nam
Dự án An ninh Năng lượng Đô thị do USAID tài trợ với kinh phí 14 triệu USD nhằm thúc đẩy triển khai giải pháp năng lượng cho một số khu vực đô thị, trong đó có TP.HCM.
Bà Bonnie Glick, Phó giám đốc toàn cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), mới đây đã công bố Dự án An ninh Năng lượng Đô thị Việt Nam, một dự án được thực hiện trong bốn năm (2019-2023) do USAID tài trợ với kinh phí 14 triệu USD.
Mục tiêu của dự án là thúc đẩy triển khai những giải pháp năng lượng phân tán, tiên tiến ở một số khu vực đô thị được chọn tại Việt Nam, trong đó có TP.HCM.
Bà Bonnie Glick, Phó giám đốc toàn cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), phát biểu tại sự kiện chiều ngày 1/11. Ảnh: USAID.
Dự án sẽ giúp giải quyết nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam và vấn đề ô nhiễm không khí ở các khu vực đô thị, thông qua việc phối hợp với chính quyền các thành phố và tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ triển khai các giải pháp năng lượng phân tán tiên tiến như công nghệ điện mặt trời áp mái tại các hộ gia đình, công nghệ lưu điện thế hệ tiếp theo và các phương thức vận tải sạch hơn.
Video đang HOT
Tại sự kiện công bố dự án ở TP.HCM chiều 1/11, phó giám đốc toàn cầu của USAID cho biết đến năm 2040, khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ sẽ tiêu thụ 46,5% năng lượng trên toàn cầu, tăng từ 30% như hiện nay. Đây sẽ là thách thức mới đối với Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển.
Theo bà Glick, Việt Nam đang là một trong những nước đi đầu ở khu vực trong việc sản xuất điện mặt trời, và đáng chú ý là Việt Nam đã đạt được thành tựu này chỉ sau hai năm gần đây.
Thông qua dự án mới, USAID sẽ cung cấp cả sự hỗ trợ về mặt tài chính và chuyên môn để đảm bảo tương lai cho nhiều thế hệ tới. Đối với TP.HCM, phía USAID cũng chia sẻ tầm nhìn về thành phố thông minh và tạo ra thị trường mới về năng lượng mặt trời cho khối tư nhân.
“Đây là nguồn viện trợ không hoàn lại giúp cho khối tư nhân và doanh nghiệp có thể góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững”, bà Glick khẳng định.
Bà Glick trao tặng Bộ Công thương phần mềm PLEXOS và phần cứng đi kèm. Ảnh: USAID.
Tại sự kiện, đại diện Sở Công thương TP.HCM cho biết thành phố đang dẫn đầu cả nước về sản xuất lượng điện mặt trời áp mái.
Theo thống kê từ EVNHCMC, từ khi chính phủ có cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam vào tháng 4/2017, tính đến tháng 7/2019 trên địa bàn TP đã có 3.138 khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới, với tổng công suất gần 38 MWp, trong đó có 2.818 đăng ký bán điện dư cho ngành điện.
Sở Công thương TP.HCM đang và sẽ hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới với USAID để đảm bảo an ninh năng lượng cho các địa phương.
Cũng tại sự kiện, phó giám đốc toàn cầu USAID đã trao tặng Bộ Công thương phần mềm PLEXOS và phần cứng đi kèm. Các công cụ tiên tiến này sẽ giúp Bộ Công thương mô phỏng hoạt động vận hành của các nhà máy điện trong một khoảng thời gian nhiều năm nhằm đặt ra những mục tiêu tối ưu về sản xuất và truyền tải năng lượng.
Theo Zing.vn
Nga chuẩn bị thử nghiệm tàu phá băng nguyên tử lớn nhất thế giới
Tàu phá băng Arktika sử dụng hệ thống năng lượng hạt nhân RITM-200 mới của Nga, được thiết kế với hai lò phản ứng hạt nhân, mỗi lò có công suất nhiệt 175MW.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân quốc gia Nga Rosatom đã đưa vào vận hành hai lò phản ứng hạt nhân trên tàu phá băng nguyên tử đa năng mới có công suất lớn nhất thế giới, mang tên Arktika ( Bắc cực ).
Hãng RIA Novosti đưa tin việc vận hành hai lò phản ứng trên tàu phá băng nguyên tử Arktika sẽ khởi động phản ứng hạt nhân dây chuyền có kiểm soát khi lò phản ứng đạt mức năng lượng tối thiểu.
Đại diện của Rosatom giải thích sau các thử nghiệm cần thiết, các lò phản ứng sẽ được nâng công suất năng lượng, tiến tới đưa Arktika vào vận hành thử nghiệm.
Tàu phá băng Arktika sử dụng hệ thống năng lượng hạt nhân RITM-200 mới của Nga. Tàu được thiết kế với hai lò phản ứng hạt nhân , mỗi lò có công suất nhiệt 175MW.
Ưu điểm chính của hệ thống này là nhỏ gọn và kinh tế với độ an toàn cao. Với công suất 60MW, dài 173,3m, rộng 34m và lượng giãn nước 33.500 tấn, cho tới nay đây là tàu phá băng lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới. Tàu có thể phá vỡ lớp băng dày tới 3m và băng này có thể mở đường cho các đoàn tàu khi tới Bắc cực.Tàu được chế tạo theo đơn đặt hàng của Rosatom tại Nhà máy đóng tàu Baltic ở St. Petersburg và dự kiến sẽ được đưa vào khai thác năm 2020.
Nhà máy này cũng đã bắt đầu đóng hai tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên Siberi và Ural trong khuôn khổ Dự án 22220.
Hồi tháng Tám vừa qua, Rosatom và nhà máy đóng tàu Baltic còn ký hợp đồng đóng thêm hai tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân khác cũng thuộc dự án kể trên./.
Theo Vietnam
Iran: Thị trường năng lượng phải mang tính phi chính trị Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh cho rằng thị trường năng lượng phải mang tính phi chính trị để ngăn chặn hành vi can thiệp. Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark, ngoài khơi vùng Vịnh. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngày 2/10, phát biểu trong khuôn khổ Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) ở Moskva (Nga),...