Mỹ tái áp đặt lệnh trừng phạt của LHQ lên Iran
Ngoại trưởng Mike Pompeo tối 19/9 thông báo Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Iran, bất chấp phản đối từ Hội đồng Bảo an.
Động thái mới nhất này là một phần trong chiến lược của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm “gây áp lực tối đa” lên Tehran. Nó được đưa ra sau khi Mỹ không thể gia hạn lệnh cấm vận vũ khí thông thường đối với Iran, dự kiến hết hạn vào tháng tới, thể theo thỏa thuận hạt nhân Iran.
Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu trước phóng viên sau một cuộc họp với các thành viên Hội đồng Bảo An tại Liên Hợp Quốc ngày 20/8. Ảnh: AP.
“Mỹ có hành động quyết đoán này bởi, ngoài việc Iran không thực hiện các cam kết trong Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), Hội đồng Bảo an cũng không thể gia hạn lệnh cấm vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran, vốn đã có hiệu lực 13 năm”, Ngoại trưởng Pompeo cho biết trong thông báo. “Theo các quyền của chúng tôi…, chúng tôi bắt đầu quá trình khôi phục gần như tất cả những lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, bao gồm cả lệnh cấm vận vũ khí. Kết quả là thế giới sẽ an toàn hơn”.
Nhà Trắng dự kiến ban hành một sắc lệnh hành pháp vào ngày 21/9 nêu rõ cách thức Mỹ sẽ thực thi các lệnh trừng phạt đã được khôi phục và Bộ Tài chính Mỹ sẽ liệt kê những hình thức trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức vi phạm.
Video đang HOT
“Mỹ hy vọng tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của họ để thực hiện các biện pháp này”, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố.
Tuy nhiên, động thái từ phía chính quyền Mỹ đã vấp phải phản đối từ các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an. Theo họ, Mỹ đã mất đi vị thế pháp lý để có thể tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Iran khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018.
Trong thư gửi Hội đồng Bảo an ngày 19/9, Iran nói rằng hành động của Mỹ là “vô hiệu, không có giá trị pháp lý và hiệu lực, do đó hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
JCPOA được Iran ký với 6 cường quốc gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc vào năm 2015 sau 15 năm đàm phán ngoại giao. Theo thỏa thuận, Iran sẽ hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc giảm bớt lệnh trừng phạt quốc tế.
Tổng thống Trump năm 2018 tuyên bố rút khỏi thỏa thuận vì “không hiệu quả”, đồng thời thực hiện chiến dịch gây áp lực tối đa với Iran bằng cách áp đặt nhiều lệnh trừng phạt với nước này, bất chấp sự phản đối của các nước còn lại trong thỏa thuận.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi JCPOA năm 2018, Iran cũng từ bỏ một số cam kết trong thỏa thuận để đáp trả. Căng thẳng hai nước thêm trầm trọng sau khi Washington không kích hạ sát tướng Qassem Soleimani đầu năm nay, khiến Tehran trả đũa bằng đòn tập kích tên lửa nhằm vào căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Iran cảnh báo Mỹ không phạm 'sai lầm'
Iran cảnh báo Mỹ không phạm "sai lầm chiến lược" sau khi Tổng thống Trump đe dọa đáp trả nếu Iran trả thù vụ giết tướng Soleimani.
"Chúng tôi hy vọng họ không mắc sai lầm chiến lược mới và chắc chắn với bất kỳ sai lầm nào, họ sẽ phải chứng kiến đòn đáp trả quyết liệt của Iran", Ali Rabiei, phát ngôn viên chính phủ Iran, nói trong cuộc họp báo trên truyền hình hôm nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/9 tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công nào từ Iran cũng sẽ bị đáp trả mạnh "gấp 1.000 lần", sau khi có thông tin Tehran lên kế hoạch trả thù cho Qassem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Phát ngôn viên chính phủ Ali Rabiei tại cuộc họp báo ở Tehran hồi tháng 7/2019. Ảnh: AFP.
Phát biểu tại cuộc họp báo trên, ông Rabiei bày tỏ tiếc nuối rằng "tổng thống của một quốc gia có các tuyên bố về trật tự và quản lý toàn cầu lại có những nhận xét vội vàng, kích động và không đáng tin cậy dựa trên cơ sở yếu kém như vậy".
Ông cũng cảnh báo việc phản ứng với các báo cáo như vậy sẽ "không mang lại điều gì ngoài gây gián đoạn hòa bình khu vực và thế giới", đồng thời khuyên Trump nên "kiềm chế chủ nghĩa phiêu lưu mới chỉ vì muốn thắng nhiệm kỳ tổng thống mới".
Truyền thông Mỹ trước đó dẫn lời các quan chức giấu tên cho hay Iran đang cân nhắc một vụ ám sát nhằm vào đại sứ Mỹ tại Nam Phi Lana Marks, để trả đũa việc Trump ra lệnh hạ sát tướng Soleimani hồi đầu năm và kế hoạch có thể được thực hiện trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Bộ Ngoại giao Iran hôm 14/9 cũng phủ nhận báo cáo về âm mưu trả thù là "vô căn cứ" và là một phần "của các biện pháp nhàm chán và cũ rích để tạo ra làn sóng chống Iran".
Ngoại trưởng Mike Pompeo từ chối bình luận trực tiếp về cáo buộc âm mưu trả thù nhắm vào đại sứ Marks, một đồng minh thân cận của Trump. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của Fox News, ông Pompeo cáo buộc Iran "đã tham gia vào nhiều nỗ lực trả thù trên toàn thế giới".
"Họ đã ám sát nhiều người ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới. Chúng tôi đang xem xét các cáo buộc một cách nghiêm túc. Chúng tôi đã nói rất rõ ràng với Cộng hòa Hồi giáo Iran rằng hành động tấn công người Mỹ ở bất kỳ nơi nào và thời điểm nào, cho dù đó có là nhà ngoại giao, đại sứ hay thành viên của chính phủ chúng tôi, hoàn toàn không thể chấp nhận", Pompeo nói.
Quan hệ giữa Washington - Tehran căng thẳng kể từ cuộc cách mạng Iran năm 1979 và rơi vào vòng xoáy kể từ khi Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào tháng 5/2018.
Mỹ trừng phạt thuyền trưởng của Iran do vận chuyển dầu tới Venezuela Ngày 24/6 đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với thuyền trưởng của 5 tàu Iran do đã vận chuyển dầu tới Venezuela. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 24/6 tại trụ sở bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, các tàu của Iran đã vận chuyển 1,5 triệu thùng xăng và các nhiên liệu liên quan tới...