Mỹ suýt tấn công Nhật Bản bằng vũ khí hoá học
Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hiroshima hồi tháng 5 đã nhen nhóm trở lại các cuộc thảo luận về việc liệu Mỹ có thực sự cần thiết thả bom nguyên tử buộc Nhật Bản phải đầu hàng vào cuối Thế chiến II hay không.
Tuy nhiên, theo trang mạng Nationalinterest, các cuộc tranh luận đã không đề cập đến vấn đề quân đội Mỹ đã có phương án sử dụng các chiến thuật kinh hoàng khác, trong đó suýt chút nữa đã sử dụng vũ khí hoá học tấn công Nhật Bản.
Theo Nationalinterest, vào tháng Tư năm 1944, quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng các hợp chất hóa học đặc biệt để tiêu diệt hoặc gây thiệt hại mùa màng. Một năm sau đó, các đơn vị chiến đấu mặt đất đã nhận được những vũ khí sẵn sàng cho một chiến dịch đặc biệt có thể xảy ra để tấn công Nhật Bản.
“Việc sử dụng có thể có của các vũ khí hóa học, để tiêu diệt các loại cây trồng chủ yếu trên đất liền Nhật Bản và trên các đảo chiếm đóng- đã được (phía Mỹ) đưa ra xem xét trong năm cuối cùng của chiến tranh thế giới II,” các thành viên của Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng giải thích trong một báo cáo năm 1946.
Quân đội Mỹ có thể đã quyết định tàn phá đất nông nghiệp của Nhật Bản trong một cuộc tấn công hóa học khổng lồ.
Video đang HOT
Theo Nationalinterest, ý tưởng phá hoại các trang trại và các cửa hàng thực phẩm làm tổn thương đối thủ trong chiến tranh là phương thức mà lịch sử đã từng ghi nhận. Đến cuối chiến tranh thế giới II, Mỹ gần như đã sẵn sàng để đưa các chiến thuật cũ thành hành động trên một quy mô rất lớn.
Tài liệu cũng cho biết, tháng 4.1945, quân đội Mỹ đã kiểm tra hơn 1.000 loại khác nhau của các chất hóa học tại Trại Detrick ở Maryland. Trong đó, quân đội Mỹ đã tạo ra ít nhất 9 vũ khí tiềm năng chứa chất phenoxyacetics.
Kể từ khi các mục tiêu tấn công ở Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, để đạt được mục đích, quân đội Mỹ đã nghiên cứu cách để thả hoặc phun thuốc diệt cỏ từ máy bay. Vào tháng Tư năm 1945, máy bay bém bom B-25 mang theo các chất hoá học diệt cỏ trong khoang chứa bom 550 gallon tiến hành rải thử nghiệm ở Terre Haute, Indiana và Beaumont, Texas. Trong các cuộc thí nghiệm, các máy bay đã thả ra hợp chất diệt cỏ, thường được pha trộn với nhiên liệu diesel và các loại dầu khác.
Nhưng cuối cùng, kịch bản đó đã không xảy ra ở Nhật Bản.
Ngày 6.8.1945, Nhà Trắng phát thông báo do Tổng thống Harry Truman viết về việc vũ khí nguyên tử đã nổ ở Hiroshima, Nhật Bản. Quả bom mang biệt danh Little Boy với sức công phá tương đương 20.000 tấn TNT phá hủy hầu hết thành phố và giết khoảng 130.000 người.
Đến ngày 9.8.1945, quả bom thứ 2, mang biệt danh Fat Man, rơi xuống thành phố Nagasaki, tàn phá mọi thứ và giết từ 60.000 đến 70.000 người. Cả thế giới gần như chấn động trước sức mạnh khủng khiếp của vũ khí hạt nhân. Nhiều năm sau vụ nổ, số người chết vì nhiễm xạ liên tục tăng. Theo thống kê từ nhiều nguồn tin khác nhau, tổng số người chết do 2 quả bom hạt nhân lên đến khoảng 246.000.
Theo Danviet
Tổng thống Obama thăm Hiroshima và Nagasaki: Hình ảnh tạm thay lời nói
Trong chuyến đi Nhật Bản sắp tới, Tổng thống Barack Obama sẽ tới thăm 2 thành phố bị Mỹ hủy diệt bằng bom nguyên tử năm 1945 là Hiroshima và Nagasaki.
Công viên tưởng niệm Hòa Bình ở Hiroshima. REUTERS
Ông Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm những nơi này kể từ thời điểm đó. Có 2 người tiền nhiệm của ông Obama đã tới nhưng không trong cương vị đứng đầu chính phủ Mỹ là ông Richard Nixon khi chưa đắc cử và ông Jimmy Carter khi đã mãn nhiệm. Vì thế, việc ông Obama thăm Hiroshima và Nagasaki được coi là một sự kiện lịch sử.
Nhật Bản và thế giới mong đợi từ bao lâu rồi lời xin lỗi chính thức của Mỹ về hành động thả bom nguyên tử. Những người tiền nhiệm và bản thân Tổng thống Obama đều không mở lời vì nhận thức lịch sử hoặc vì phải lưu ý đến dư luận nội bộ ở Mỹ. Vì thế, chuyến thăm sắp tới báo hiệu bắt đầu có nhận thức mới của chính giới Mỹ về hành động đã gây ra ở Hiroshima và Nagasaki.
Nhận thức là quá trình và việc thể hiện nhận thức mới đúng đắn hơn còn là quyết định chính trị vốn không bao giờ dễ dàng ở Mỹ. Ông Obama không thể không đi những bước đầu tiên và chuẩn bị dư luận ở Mỹ cũng như trên thế giới cho việc nước này sẽ nói lời xin lỗi trong tương lai.
Ông Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm Hiroshima và Nagasaki từ sau khi hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống hai thành phố này hồi năm 1945 AFP
Ngay sau khi lên cầm quyền cách đây hơn 7 năm, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh ý tưởng về thế giới không có vũ khí hạt nhân và được trao giải Nobel Hòa bình. Vì thế, ông thể hiện nhìn nhận riêng và khác hẳn về những gì Mỹ đã làm ở Hiroshima và Nagasaki.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Viễn cảnh loại bỏ vũ khí hạt nhân Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller cung cấp những thông tin mới nhất về tiến trình cắt giảm vũ khí hạt nhân nhằm tránh lặp lại thảm họa Hiroshima, Nagasaki. Bom nguyên tử "Fat Man" được chuẩn bị cho chiến dịch hủy diệt Nagasaki năm 1945 - Ảnh: National Archives Nhật Bản vừa tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 70 tưởng...