Mỹ sử dụng “tác nhân nổi loạn” để vây bọc Nga, Trung Quốc và Iran?
Hôm 3-5, hãng tin Nga Sputnik News dẫn nhận định của nhà phân tích địa chính trị – ông Mahdi Darius Nazemroaya rằng nếu xem cuộc bạo động ở Ukraine hay ở Trung Đông, trong đó có Yemen, Libya, Iraq và Syria không có “dính líu” gì với nhau là sai lầm.
Ông còn cho biết thêm những cuộc chiến tranh này tất cả đều nằm trong “chiến tranh đa chiều do Mỹ và liên minh của Mỹ tiến hành”.
Trong bài xã luận đăng trên tạp chí Strategic Culture Foundation, ông Nezemroaya cho hay chiến dịch nhằm mục đích hủy diệt nhắm vào vây bọc khu vực Á Âu với đối tượng chính là Nga, Trung Quốc và Iran.
Ban đầu Mỹ lên kế hoạch “xóa sổ” Tehran và Moscow, sau đó dự định sẽ “nhắm tới” Bắc Kinh.
Washington DC (Nguồn: Sputnik News)
Mỹ tiến hành cuộc chiến phá hoại này với sự giúp đỡ của cái mà ông Nazemroaya gọi là “ tác nhân hỗn loạn”.
Theo vị chuyên gia này, Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là một ví dụ điển hình cho “tác nhân hỗn loạn” đó.
Video đang HOT
Ông Nazemroaya mô tả nhóm Sunni với sự man rợ khét tiếng là “một nhóm lực lượng dân quân có mối liên kết lỏng lẻo” hoạt động trong và ngoài Trung Đông.
“Nằm trong mạng lưới của tổ chức IS là các nhóm khủng bố đến từ Caucasus, đang chiến đấu ở Syria và Iraq” – ông Nazemroaya cho hay.
Ông còn cho biết thêm một số chiến binh IS hiện đang chiến đấu ở Ukraine và sẽ sử dụng tổ chức này làm “bàn đạp tiến vào châu Âu”.
Nhà phân tích này cho hay “tác nhân hỗn loạn” này rất đa dạng, đó là “mối liên kết giữa bạo lực, phân biệt chủng tộc, bài ngoại với các lực lượng giáo phái” được “tung” ra để gây bất ổn cho khu vực Á Âu.
Ngọc NhưÔng Nemzaroaya cũng cảnh báo rằng Mỹ cũng sẽ tiến hành chiến tranh ở Ấn Độ. “Nếu Ấn Độ nghĩ rằng nó sẽ nằm ngoài “tầm ngắm” của Mỹ thì thật là sai lầm” – ông nói.
Theo_PLO
Nhật, Mỹ công bố đường lối hợp tác quốc phòng mới
Mỹ và Nhật Bản hôm 27/4 đã chính thức công bố các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới, theo đó sẽ làm thay đổi căn bản tính chất liên minh quân sự giữa hai nước trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến phức tạp.
Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Nhật, Mỹ tại lễ công bố nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới (Ảnh: Afr)
Nguyên tắc chỉ đạo hợp tác quốc phòng mới được Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp 2 2 ở New York ngày hôm qua.
Đây là bản cập nhật đầu tiên kể từ khi hai bên ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực này năm 1997.
Nguyên tắc mới cho phép hai nước thúc đẩy việc triển khai hợp tác quốc phòng trên phạm vi toàn cầu và Tokyo sẽ đảm nhận vai trò quốc tế mạnh mẽ hơn trong các vấn đề an ninh nổi lên ở khu vực để đối phó với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Theo các thông tin chính thức, quy mô hợp tác quốc phòng mới sẽ được tiến hành trên hầu khắp các lĩnh vực trọng yếu, từ phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, các cuộc tấn công mạng, tấn công từ không gian tới an ninh hàng hải.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng có quyền hỗ trợ các lực lượng Mỹ bị nước thứ 3 đe dọa, hoặc triển khai các tàu quét thủy lôi tham gia nhiệm vụ ở Trung Đông.
"Đây là sự thay đổi lịch sử trong đường hướng hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Nhật Bản", Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh.
Theo giới phân tích, những thay đổi quan trọng trong đường lối hợp tác quốc phòng mới phản ánh rõ xu hướng Nhật Bản sẽ đóng vai trò tích cực hơn và tự chủ hơn trong việc định hình an ninh khu vực, qua đó dần từng bước kiềm chế sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc.
Còn với Mỹ, việc phê chuẩn thỏa thuận hợp tác quốc phòng sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc chính thức hóa sự ủng hộ của Mỹ đối với chính sách tự vệ tập thể của Nhật Bản.
Trong những tuyên bố mới nhất, giới chức Mỹ khẳng định sẽ luôn "giữ vững" các cam kết bảo đảm an ninh cho Nhật Bản, vốn đã được Washington đưa ra trong hiệp ước đồng minh với Tokyo, bao trùm lên tất cả các vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo, kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Trung Quốc.
Đường lối hợp tác quốc phòng mới được giới chức hai nước công bố ngay trước thềm cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại thủ đô Washington DC.
Thủ tướng Abe đang trong chuyến công du quan trọng tới Mỹ trong bối cảnh tình hình địa chính trị ở Đông Á có nhiều thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là việc Trung Quốc không ngừng gia tăng các hành động gây hấn ở Biển Đông và Hoa Đông, đồng thời nỗ lực mở rộng các ảnh hưởng kinh tế thông qua việc đẩy nhanh thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và thúc đẩy triển khai sáng kiến "một vành đai, một con đường" nối châu Á với châu Âu và Trung Đông.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Sức ép quân sự của Trung Quốc và nguy cơ trên biển Đông Mặc dù giữa Việt Nam và Trung Quốc là hai nước đối tác chiến lược toàn diện. Nhưng Trung Quốc liên tiếp gia tăng sức ép quân sự không ngừng lên Việt Nam trong thầm lặng. So với các quốc gia khác có cùng biên giới với Trung Quốc, Việt Nam là một mục tiêu "được" quân sự Trung Quốc quan tâm nhiều...