Mỹ sử dụng máy bay từng rải chất độc da cam ở Việt Nam để chở binh lính
Tờ “The Washington Post” đưa tin nhiều năm sau năm 1975, quân đội Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng các máy bay từng rải chất độc diệt cỏ ( Agent Orange) ở Việt Nam để vận chuyển binh lính, nhưng không thông báo cho các cựu binh Mỹ về những rủi ro bệnh tật do chất độc nguy hiểm này gây ra.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn tin của tờ “The Washington Post” số ra ngày 4/8 cho biết khoảng 30 máy bay vận tải quân sự C-123, từng được sử dụng để rải hàng triệu lít chất độc da cam/dioxin xuống lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, vẫn được quân đội Mỹ sử dụng để vận chuyển binh lính cho tới năm 1982, khi số máy bay này bị hủy bỏ.
Dưới tiêu đề “Tác nhân cam vượt ra ngoài cuôc chiên Viêt Nam” (Agent Orange’s reach beyond the Vietnam War), tác giả bài báo Steve Vogel cho biết từ sau năm 1975 đến năm 1982, có khoảng 1.500 lính vệ binh không quân và dự bị của Mỹ tiếp tục được vận chuyển trên các chuyến bay C-123 và nhiều người trong số họ có thể đã bị nhiễm bệnh vì thứ chất độc chết người này vẫn còn tồn dư trên những chiêc máy bay này.
Điêu đáng nói là không quân Mỹ chưa bao giờ thông báo cho các binh lính từng sử dụng các máy bay C-123 này hoặc những người từng làm viêc trong khu bãi chứa máy bay tại căn cứ không quân Davis-Monthan thuộc bang Arizona vê những căn bệnh nguy hiểm có thể bị nhiễm do tiếp xúc với chất độc này. Cựu thiêu tá không quân Wes Carter, người từng làm sỹ quan quân y trên các máy bay C-123 hơn 10 năm, cho rằng đã tới lúc phải thông báo cho các cựu binh Mỹ từng tiêp xúc với máy bay C-123 biêt những rủi ro bệnh tật đê họ có thê đòi bôi thường.
Video đang HOT
Một số nghị sỹ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu điều tra về việc sử dụng vô trách nhiệm số máy bay này. Tuy nhiên, tác giả bài báo cho biết cái khó là cho tới nay, Bộ các vấn đề cựu binh Mỹ vân chưa thừa nhân có mối liên quan giữa các căn bệnh nguy hiểm với chât dioxin diêt cỏ từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1962 đến năm 1971 trong chiến dịch có mật danh “Ranch Hand”.
Bài báo cho biết không quân Mỹ từng có kê hoạch bán sô máy bay vận tải quân sự này, nhưng vào năm 1996 phải từ bỏ ý định và đưa số máy bay này vào một khu vực cách ly, sau khi có những bằng chứng về 18 chiêc C-123 còn tồn dư chât độc da cam/dioxin. Đến năm 2010, không quân Mỹ cho phá hủy và đốt 18 chiếc máy bay này ở nhiệt độ 1.400 độ C, sau đó đóng thành khối bán cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô, môt phân vì lo ngại trách nhiêm với chât độc da cam đã sử dụng.
Chiên dịch “Ranch Hand” của Mỹ đã gây ra nhiêu di chứng và bệnh tật đối với nhiều thế hệ người Viêt Nam và binh lính Mỹ. Đến nay đã có khoảng 260.000 lính Mỹ nộp đơn đòi bồi thường về những căn bệnh liên quan đến chất độc da cam và Bộ các vấn đề cựu binh Mỹ vẫn chỉ cam kết xem xét từng trường hợp.
Theo TTXVN
Sau biển, Trung Quốc lại làm căng trên đất liền
Sau một loạt những vụ xâm nhập táo tợn vào Ladakh, quân đội Trung Quốc hiện giờ đang áp dụng một chiến thuật mới là ngăn không cho phía Ấn Độ tuần tra những địa điểm thuộc lãnh thổ của Ấn Độ ở khu vực biên giới, báo chí Ấn Độ cáo buộc.
Biên giới Trung-Ấn gần đây liên tục rơi vào tình trạng đối đầu căng thẳng.
Trong động thái được miêu tả là "cách tiếp cận hung hăng, hiếu chiến" của Trung Quốc, nước này đã chặn không cho quân đội Ấn Độ thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở khu vực biên giới của họ. Trung Quốc bắt đầu áp dụng "chiến thuật" mới này từ hồi tuần trước khi quân đội Ấn Độ đưa lực lượng tuần tra "Tiranga" từ khu vực Trade Junction ở phía bắc Ladakh đến thực hiện nhiệm vụ ở hai chốt an ninh nằm dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Tuy nhiên, binh lính Ấn Độ đã bị phía Trung Quốc chặn lại. Trung Quốc đã dùng cả phương tiện hạng nhẹ và hạng nặng để chặn quân của Ấn Độ, nguồn tin chính thức từ Ấn Độ hôm qua (4/8) cho biết. Chưa hết, Trung Quốc còn giăng một tấm banner trong đó khẳng định khu vực mà binh lính hai nước đang có cuộc đối đầu là thuộc lãnh thổ Trung Quốc và vì thế, Ấn Độ không thể tiến tới chốt chặn an ninh của nước này được.
Theo các nguồn tin trên, binh lính Trung Quốc đã tỏ ra hung hăng, hiếu chiến khi ngăn không cho lực lượng Ấn Độ thực hiện nhiệm vụ ở hai chốt an ninh. Báo chí Ấn Độ khẳng định, những chốt an ninh đó nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Ấn Độ. Kể từ tháng 4 năm nay, Ấn Độ đã 21 lần thực hiện các chuyến đi tuần tra đến đây và chỉ có 2 lần nhiệm vụ này được hoàn thành.
Trung Quốc đã dựng lên một đài quan sát nhằm theo dõi nhất cử nhất động của phía binh lính Ấn Độ ở khu vực biên giới. Và mỗi khi lực lượng tuần tra Ấn Độ tiến hành nhiệm vụ là Trung Quốc sẽ nhanh chóng chặn giữa đường và buộc quân Ấn phải quay trở lại. Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp về biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian tới ở Chushul.
Khu vực biên giới giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á hiện đang nóng bỏng bởi những cuộc xâm nhập mỗi lúc một táo tợn của phía binh lính Trung Quốc vào những vùng đang nằm trong sự kiểm soát của Ấn Độ ở LAC. Mới đây nhất, hôm 16/7, khoảng 50 binh lính Trung Quốc đã cưỡi ngựa phi thẳng vào khu vực Chuma của Ấn Độ. Trước đó nữa, binh lính Trung Quốc từng kéo vào khu vực biên giới của Ấn Độ và đập phá các chốt an ninh ở đây. Đặc biệt, hồi tháng 4, sau khi binh lính Trung Quốc xông vào Depsang - một khu vực đang nằm trong quyền kiểm soát của Ấn Độ ở khu vực phía tây biên giới, quân đội hai nước đã cuộc "chạm trán" nguy hiểm kéo dài 3 tuần ở đây.
Giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á - Trung Quốc và Ấn Độ tồn tại một cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài và đã từng leo thang thành một cuộc chiến tranh năm 1962. Bất chấp 15 vòng đàm phán cấp cao đã diễn ra, Trung Quốc và Ấn Độ đến nay vẫn chưa thể giải quyết được cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa hai nước.
Theo VnMedia
Lính Trung Quốc táo tợn cưỡi ngựa phi thẳng vào đất Ấn Khoảng 50 binh lính Trung Quốc (có nguồn tin khẳng định là 100 binh lính) mới đây đã táo tợn cưỡi ngựa phi thẳng vào vùng lãnh thổ Chuma ở Ladakh của Ấn Độ trong một nỗ lực nhằm tranh giành chủ quyền khu vực này. Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ xâm nhập vào lãnh thổ Ấn Độ...