Mỹ sử dụng đội tàu không người lái ‘kinh tế’ đối phó thách thức hàng hải Trung Quốc
Quân đội Mỹ đang gấp rút thực hiện dự án cho phép Hải quân tiết kiệm chi phí đáng kể trong việc phản ứng trước “thách thức hàng hải gia tăng từ Trung Quốc”.
Mỹ có kế hoạch tạo ra một đội tàu chiến không người lái kết nối với nhau. Chúng sẽ đảm nhiệm tuần tra các đại dương, trinh sát, tấn công tàu địch và hơn nữa là, “ chúng sẽ không bao giờ phải quay trở lại cảng” – tờ Times cho biết.
Theo ấn phẩm, Hải quân Mỹ đã phát triển khái niệm vận hành tàu chiến ở khoảng cách xa. Đó sẽ là một đội tàu không người lái di chuyển thành một hàng dài để quan sát kẻ thù và thực hiện một số nhiệm vụ hải quân nguy hiểm khác.
Những chiếc tàu không người lái thuộc dự án được mô tả là “ sea train” (“đoàn hộ vệ biển”) này sẽ đảm nhiệm nhiều chức năng, bao gồm vận chuyển đạn dược và thực hiện các hoạt động trinh sát. Ngoài ra, chúng có thể cơ động trên mặt nước bằng các phương pháp đặc biệt để giảm tác động của sóng biển trong quá trình di chuyển – tờ Times lưu ý.
Tàu chiến không người lái của Hải quân Mỹ sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ nguy hiểm. (Ảnh: US Navy)
Sự kết hợp giữa yếu tố kinh tế và không người lái là “ tương phản mạnh” với biểu tượng hiện đại của sức mạnh hải quân Mỹ. Hiện tại, nó đang được đại diện bởi các nhóm tàu sân bay tấn công hạt nhân, mỗi nhóm bao gồm tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu ngầm và máy bay, với số lượng thủy thủ đoàn lên tới hơn 7.500 người – ấn phẩm nhấn mạnh.
Nhưng sẽ mất một khoảng thời gian để thực hiện dự án. Cơ quan Các dự án Nghiên cứu phòng thủ tiên tiến (DARPA) trực thuộc Lầu Năm Góc hy vọng ngành công nghiệp sẽ đưa ra những ý tưởng giúp biến khái niệm “đoàn hộ vệ biển” thành nguyên mẫu vào cuối năm 2023.
Video đang HOT
Theo Giám đốc chương trình này của DARPA, ông Andrew Nuss, những chiếc tàu không người lái của hải quân sẽ trông không khác gì tàu chiến, có điều chúng sẽ không bao giờ cần phải “ gặp các tàu có người lái hay ghé vào cảng“, do đó có thể “ triển khai tác chiến độc lập dài hạn“. “ Việc điều khiển sẽ do các hệ thống phụ trách mà không cần sự can thiệp của con người” – ông cho biết thêm.
Hiện vẫn chưa biết số lượng tàu không người lái tối đa trong mỗi “ đoàn hộ vệ biển” sẽ là bao nhiêu. Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch tạo ra một loạt tàu không người lái và dự định sẽ nhận khoảng 630 triệu USD từ ngân sách cho việc nghiên cứu và phát triển vào năm tới.
Đó sẽ là những chiếc tàu mặt nước không người lái cỡ trung và cỡ lớn, cũng như các tàu ngầm không người lái “ siêu lớn“. Hải quân Mỹ cho biết, khả năng mang tải của phiên bản tàu mặt nước cỡ lớn sẽ là 2 nghìn tấn, và chiều dài của nó sẽ là 180-300 feet. Ngoài ra, con tàu còn có thể mang theo tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên mặt đất.
Hải quân Mỹ đang gấp rút xúc tiến ý tưởng tạo ra đội tàu không người lái theo kế hoạch. Nó sẽ là câu trả lời cho “ thách thức hàng hải ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc” – ấn phẩm nhấn mạnh.
Tất cả các tàu không người lái sẽ đòi hỏi chi phí thấp hơn, bởi các nhà thiết kế không cần tính đến không gian hay các thiết bị phụ trợ cho thủy thủ đoàn. Thiết bị không người lái cũng được coi là lý tưởng để thực hiện các nhiệm vụ dài ngày do không cần phải tính đến nguy cơ kiệt sức về thể chất hay đe dọa tính mạng của các thành viên trong đội.
Nhiều khả năng, sau khi hạm đội không người lái được đưa vào hoạt động, nhu cầu về các tàu chiến có người lái cỡ lớn, bao gồm cả tàu tuần dương và tàu khu trục tên lửa, sẽ giảm mạnh – tờ Times kết luận.
(Nguồn: Times)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Vũ khí mới khiến khinh hạm Karakurt mạnh ngang tàu Aegis
Hải quân Nga đã sẵn sàng thử nghiệm phiên bản khinh hạm Karakurt mang theo hệ thống phòng thủ Pantsir-M.
Thông tin về kế hoạch thử nghiệm được đại diện Cục Thông tin và Truyền thông đại chúng Hải quân của Bộ Quốc phòng Nga, thuyền trưởng hạng nhất Igor Dygalo cho biết, việc chế tạo con tàu đầu tiên của Dự án 22800 trang bị hệ thống tên lửa và pháo phòng không Pantsir-M đã hoàn tất, công tác chuẩn bị thử nghiệm đang được tiến hành.
"Tàu tên lửa cỡ nhỏ Dự án 22800 đã bắt đầu chuẩn bị cho việc thử nghiệm trên biển của nhà máy. Thủy thủ đoàn của tàu đã được đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện Chung của Hải quân Nga ở St. Petersburg, sẵn sàng vận hành thiết bị và vũ khí mới", ông Dygalo cho biết.
Ông cũng lưu ý rằng sau khi hoàn thành việc lắp ghép tại Công ty cổ phần Nhà máy sửa chữa tàu pháo và các thử nghiệm của nhà máy trên biển, con tàu sẽ được bàn giao cho nhà nước.
"Việc chuẩn bị thử nghiệm đã được báo cáo cho Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Evmenov, tại hội thảo về việc lên kế hoạch đóng tàu mặt nước, diễn ra tại Bộ tư lệnh Hải quân", vị thuyền trưởng Nga nói.
Giới quân sự Nga khẳng định, đến khi hoàn thành thử nghiệm và chính thức trang bị khinh hạm Dự án 22800 với Pantsir-M, Hải quân Nga sẽ có trong trang bị dòng chiến hạm cỡ nhỏ nhưng mang sức mạnh tương đương với tàu chiến Aegis của Hải quân Mỹ.
Bởi dù chỉ có lượng giãn nước 800 tấn nhưng những khi hạm Dự án 22800 sở hữu các phương tiện hỏa lực dưới dạng các tổ hợp tên lửa khá mạnh.
Những vũ khí đáng kể của lớp tàu này có thể kể tới là hệ thống phóng thẳng đứng với 8 tên lửa Kalibr-NK có tàm bắn tối đa trên 2.000km.
Ngoài ra, trên lớp khinh hạm này còn được lắp đặt hệ thống pháo AK-630M - vũ khí có thể tiêu diệt mọi mục tiêu đường không ở tầm gần tạo thành chiếc ô phòng thủ lớp cuối an toàn cho chiếc tàu.
Thùy Dung
Theo baodatviet.vn
Bộ đôi tàu ngầm hạt nhân Nga "vờn" nhau trên biển Barents Hai tàu ngầm hạt nhân Pskov và Nizhny Novgorod của hải quân Nga đã tiến hành cuộc tập trận kiểu "mèo vờn chuột" chống lại nhau tại Biển Barents trong vài ngày qua. Được biết đây là hai tàu ngầm tấn công hạt nhân Đề án 945A Kondor, NATO định danh lớp Sierra II, thuộc Hạm đội Phương Bắc. Gần đây Nga đã...