Mỹ Sơn kỳ bí
Những bí ẩn xung quanh khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng đối với du khách thập phương.
Di tích Mỹ Sơn
Khu đền tháp Mỹ Sơn có tổng diện tích 11.580.000m 2, được bao bọc bởi một thung lũng khép kín. Các đền tháp như những “ngọn lửa thiêng” vươn lên trên những ngọn đồi thấp. Từng chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, mãi cho đến năm 1885, khu đền tháp Mỹ Sơn được tình cờ phát hiện bởi người Pháp.
Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở khu đền tháp Mỹ Sơn đã được người Pháp thu gom về Đà Nẵng vào những năm đầu thế kỷ XX và được trưng bày tại bảo tàng Chàm (nay là Bảo tàng Điêu khắc Chămpa Đà Nẵng). Bên cạnh đó, nhà trưng bày hiện vật Mỹ Sơn cũng đã được xây dựng vào năm 2005 tọa lạc khá gần khu đền tháp Mỹ Sơn. Nơi đây, tỉnh Quảng Nam đã cho trưng bày những hiện vật gốc của khu đền tháp Mỹ Sơn như bia ký, phù điêu, linga, yoni, gạch ngói… và những panô giới thiệu tổng quan về lịch sử nghiên cứu đền tháp Mỹ Sơn cũng như thành quả trong công tác trùng tu.
Video đang HOT
Trong số 225 di tích Chămpa được phát hiện tại Việt Nam, riêng tại khu đền tháp Mỹ Sơn đã có khoảng 70 đền tháp, 32 bi ký tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (chiếm hơn 1/5 tổng số 170 bi ký Chămpa đã biết). Kazimierz Kwiatkowski (1944-1997) – kiến trúc sư người Ba Lan tài ba nhiều năm gắn bó với khu đền tháp Mỹ Sơn, đã nhận định: “Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá; và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ – thâm nghiêm – hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”.
Khu đền tháp Mỹ Sơn được đánh giá ngang hàng về giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với các di tích đền tháp nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Angkor (Campuchia), Bagan (Myanmar), Borobudur (Indonesia), Ayutthaya (Thái Lan). Chính vì vậy, vào ngày 04/12/1999, tại thành phố Marrakech (Maroc), khu đền tháp Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) như “điển hình về trao đổi văn hóa” và “bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất”.
Kỹ thật xây dựng đền tháp Chămpa trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (thế kỷ II – VI), đền tháp chỉ xây bằng gỗ và chỉ có tượng thờ. Giai đoạn 2, đền tháp xây theo cách tường gạch và mái gỗ và đã có hệ thống tượng thờ hoàn chỉnh. Giai đoạn 3 (thế kỷ VI – XVII), đền tháp được xây dựng hoàn chỉnh có sự tham gia của đá sa thạch. Nhưng kỹ thuật xây đền tháp Chămpa trong giai đoạn đỉnh cao như thế nào thì cho đến nay vẫn chưa được thống nhất về mặt kiến giải. Hiện có 3 quan điểm về kỹ thuật xây dựng đền tháp Chăm ở giai đoạn đỉnh cao. Đầu tiên, có quan điểm cho rằng người Chăm nung gạch, dùng chất kết dính và xây lên. Quan điểm thứ hai – Leuba (1923) – cho rằng người Chămpa dùng đất sét phơi khô (gạch mộc) và “nung toàn khối”. Quan điểm thứ ba lại cho rằng: Người Chămpa xây đền tháp chừng nào nung chừng nấy, rồi độn đất vào lòng đền tháp, như vậy vòm mới có thể xây dựng được. Tuy nhiên, về mặt khoa học thực chứng, những quy trình xây dựng này vẫn chưa được kiểm chứng. Đặc biệt, quan điểm “nung toàn khối” bị bác bỏ nhiều nhất.
Bởi vậy, đã hơn 20 năm khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới nhưng những bí ẩn xung quanh nó cho đến nay vẫn chưa tìm ra được lời giải đáp cuối cùng. Điều này khiến lượng du khách thập phương đổ về khu đền tháp bí ẩn này ngày một đông để tìm hiểu.
Thác Lơ Tu (Gia Lai) huyền ảo giữa đại ngàn
Lọt thỏm giữa bạt ngàn cây cối, thác Lơ Tu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) mang một vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí.
Từ làng Đê Kôn (xã Hà Ra, huyện Mang Yang), 2 nhân viên bảo vệ rừng của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chiêng điều khiển xe máy chở chúng tôi đi xuyên qua những cánh rừng trồng hướng về làng Pờ Yầu để vãn cảnh thác Lơ Tu. Khi còn cách làng Pờ Yầu chừng 5 km, chúng tôi rẽ vào con đường mòn ngược núi lên ngọn thác đẹp nhất nhì xã Lơ Pang. Từ ngọn núi phía đối diện nhìn qua, thác Lơ Tu như một dải lụa trắng bềnh bồng giữa ngàn xanh cây cối. Nước tràn qua những tảng đá, đổ xuống con suối dưới thung lũng rồi chảy về hạ nguồn.
Anh Nguyễn Vũ Hữu Ảnh cho hay: "Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn cuồn cuộn đổ về, tràn qua các tảng đá dội xuống phía dưới phát ra những thanh âm như tiếng trống vang vọng, bọt tung lên trắng xóa một vùng. Thi thoảng còn xuất hiện cầu vồng nơi chân thác tạo nên một khung cảnh lung linh tuyệt đẹp. Mùa nắng, nước có vơi đi đôi phần, êm đềm xuôi về hạ nguồn. Mỗi lần tuần tra rừng ngang qua thác này, anh em chúng tôi thường dừng lại ngắm cảnh, chụp hình lưu niệm".
Nhìn từ xa, thác Lơ Tu như một dải lụa trắng. Ảnh: Thiên Di
Chúng tôi tiếp tục men theo đường mòn ở lưng chừng một quả đồi đi lên phía thượng nguồn của thác Lơ Tu. Nằm kế bên thác là cánh đồng rộng chừng 10 ha với 3-4 nhà đầm lợp mái xanh đỏ, dựng dưới tán mấy gốc cây ở sát mép ruộng. Nắng nhuộm vàng những thửa ruộng còn trơ gốc rạ vụ mùa gặt. Thoảng hoặc, từng lớp mây trắng đuổi nhau bay ngang qua. Chiêm ngắm cảnh sắc yên bình, lòng người trở nên thư thái lạ thường.
Nơi đỉnh thác Lơ Tu, nước trong văn vắt, soi rõ mặt người. Cảm giác mát rượi lan tỏa khắp người khi chúng tôi dùng tay vốc từng vốc nước lên rửa mặt. Không khí trong lành, mát mẻ. Phía trên cao, chim chuyền cành hót líu lo. Quan sát thì thấy, đá ở đây chủ yếu là loại đá tảng, bằng phẳng và có màu sắc khá bắt mắt. Đặc biệt là những tảng đá có đường vân màu vàng đỏ xen lẫn nhau. Chúng tôi chọn một phiến đá bằng phẳng, bẻ ít củi khô và nhặt rơm nhóm lửa nướng thịt heo mang theo trước đó. Mùi rơm cháy quyện với mỡ heo nóng chảy xì xèo trên than lửa hồng gợi nhiều ký ức.
Nước tràn qua đá đổ xuống hạ nguồn tạo hình ảnh đẹp mắt. Ảnh: Thiên Di
Ông Ghép - Trưởng thôn Pờ Yầu - chia sẻ: "Quanh làng có 2 ngọn thác đẹp, nhưng thác Lơ Tu là đẹp nhất. Vì nằm sâu trong rừng nên chưa nhiều người biết đến. Khách đến ngắm cảnh chủ yếu là người trong huyện. Đám thanh niên làng cũng hay lên đây ngồi chơi. Mùa nắng mà lên đây thì thích lắm vì mát rượi. Mấy hộ làm rẫy trên đó cũng làm hệ thống dẫn nước từ thác về tưới cho cây trồng và nấu nước vì rất sạch".
Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Ngọc Hải - Chủ tịch UBND xã Lơ Pang - cho biết: "Lơ Tu là ngọn thác đẹp, hoang sơ, phù hợp để phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, đường vào thác khá khó đi vì chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp. Huyện đang xây dựng phương án để Pờ Yầu trở thành làng du lịch cộng đồng. Khi đó, thác Lơ Tu và cánh đồng lúa cùng tên cũng sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá thiên nhiên".
Kỳ bí hang động Hòa Bình Là vùng đất cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước", những áng mo Mường sâu lắng và những điệu kèn, điệu ví say đắm lòng người. Một Hòa Bình kỳ vĩ và bí ẩn mà có lẽ phải dành nhiều thời gian, đam mê và cả lòng dũng cảm mới...