Mỹ so tên lửa Sarmat Nga với bom nguyên tử
So với tên lửa RS-28 Sarmat của Nga được trang bị vào năm 2018, Mỹ cho rằng 2 quả bom nguyên tử ném xuống Nhật Bản năm 1945 chỉ là đồ chơi.
Tuyên bố trên được Tiến sĩ Paul Craig Roberts – chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tên lửa tầm xa của Mỹ đưa ra khi trả lời câu hỏi của truyền thông nước này về sức mạnh của Sarmat: “So với siêu tên lửa RS-28 Sarmat thì hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nhật Bản hồi năm 1945 chỉ là đồ chơi”.
Chuyên gia Roberts cho rằng thế hệ siêu tên lửa mới này có sức công phá đủ mạnh để “xóa sạch 3/4 diện tích bang New York của Mỹ” một cách dễ dàng.
Trong khi đó, chia sẻ với Sputnik về tên lửa Sarmat, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov tuyên bố, Moscow đã vượt Mỹ đến 15 năm do loại tên lửa này được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu lỏng.
Ông Alexei Leonkov tiết lộ, Nga chính thức trang bị tên lửa RS-28 Sarmat vào năm 2018 và loại vũ khí chiến lược này có thể mang theo từ 10 đến 15 đầu đạn từ thông thường đến hạt nhân có sức công phá lên tới 750 kiloton.
Nói về sức mạnh của Sarmat, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov tuyên bố, khi dòng tên lửa này đưa vào trang bị, đây sẽ là sự đáp trả sáng kiến chiến lược “Đòn tấn công nhanh toàn cầu” và sẽ có thể vượt qua hầu như mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và phương Tây.
Video đang HOT
Nga đi trước Mỹ 15 năm về tên lửa đạn đạo.
Để làm được điều đó, ICBM Sarmat có kết cấu hai tầng, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Động cơ tên lửa lắp đặt trên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hạng nặng thế hệ mới Sarmat được phát triển trên cơ sở động cơ đang trang bị trên ICBM R-36M2 Voevoda.
“Chúng tôi đang phát triển các thành phần của Sarmat. Động cơ sử dụng trên tên lửa là Proton-PM do Perm Motors hoàn thiện và phát triển. Chúng tôi phối hợp với nhau để tạo ra ICBM Sarmat hoàn chỉnh”, vị quan chức này cho biết.
Tầm bắn của Sarmat được xác định vào khoảng 16.000km cho phép ICBM này có thể bắn theo phương thức vòng qua hai cực của Trái đất. Tên lửa Sarmat nặng 105 tấn và mang theo phần chiến đấu nặng trên 10 tấn và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.
Cùng với tầm bắn xa, Sarmat cũng sử dụng hệ thống dẫn đường kép và thế hệ đầu đạn tự dẫn mới tự cơ động quỹ đạo cho phép tấn công với độ chính xác cao và xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, ông Yuri Borisov nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)
Phát hiện lượng phóng xạ bí ẩn rải rác khắp châu Âu
Một lượng lớn các hạt phóng xạ nguy hiểm xuất hiện rải rác 7 quốc gia châu Âu mà các nhà khoa học chưa thể giải thích nguyên nhân.
Lượng phóng xạ bí ẩn xuất hiện rải rắc khắp châu Âu.
Theo Daily Star, các nhà khoa học hiện chưa thể lý giải vì sao lượng phóng xạ Iodine-131 lại xuất hiện ở Na Uy, Phần Lan, Ba Lan, CH Czech, Đức, Pháp và Tây Ban Nha.
Các hạt phóng xạ này thường được tìm thấy sau khi kích nổ bom hạt nhân hoặc xảy ra thảm kịch nhà máy điện hạt nhân, như Chernobyl và Fukushima.
Các nhà khoa học hiện vẫn giữ kín thông tin thu thập được, dấy lên những tin đồn.
Lượng phóng xạ dường như lan tỏa từ Đông Âu. Nhưng các nhà khoa học hiện chưa thể xác định chính xác nguồn gốc của chúng.
Astrid Liland, trưởng phòng ứng phó khẩn cấp tại Cơ quan Bảo vệ Bức xạ Na Uy cho biết, mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người hiện vẫn ở mức thấp. Đó là lý do bà Liland vẫn chưa thông báo rộng rãi về sự xuất hiện của Iodine-131, kể từ tuần thứ hai của tháng 1.
"Chúng tôi phát hiện ra một lượng nhỏ chất phóng xạ trong không khí, vì chúng tôi có những thiết bị rất nhạy", bà Liland giải thích. "Lượng phóng xạ đo được ở các quốc gia láng giềng, như Phần Lan hiện vẫn ở mức thấp, chưa nguy hại đến con người hay môi trường".
Máy bay trinh sát hạt nhân WC-135C của Mỹ đã có mặt tại Anh.
Trong một diễn biến liên quan, không quân Mỹ đã đưa máy bay trinh sát hạt nhân WC-135C tới Anh. Đây là lần hiếm hoi máy bay này xuất hiện ở nước ngoài.
Giới chuyên gia quân sự nhận định chiếc máy bay này được triển khai ở Anh để điều tra nguồn gốc lượng phóng xạ Iodine-131 cao bất ngờ.
Iodine-131 được tạo ra từ các nhà máy điện hạt nhân và có nhiều công dụng trong y học, nhưng nó cũng là một trong những đồng vị phóng xạ được tạo ra sau vụ nổ bom hạt nhân phân hạch.
Nhiều người nghi ngờ khả năng Nga vừa thử bom nguyên tử, vi phạm Hiệp ước cấm thử hạt nhân (PTBT) có hiệu lực từ năm 1963.
Một số người khác cho rằng đây, có thể là hậu quả của một vụ rò rỉ lò phản ứng hạt nhân, có thể là từ vụ nổ gần nhà máy điện hạt nhân của Pháp hồi đầu tháng.
Theo Danviet
Căn hầm chống bom nguyên tử cất giữ "giá trị Mỹ" Căn hầm bọc thép có khả năng chống bom hạt nhân là nơi lưu trữ Hiến pháp Mỹ, Tuyên ngôn độc lập cùng Tuyên ngôn về nhân quyền. Quá trình lắp đặt căn hầm năm 1953. Theo Atlas Obscura, Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ (NA) ở Washington DC có căn hầm bí mật, nơi lưu trữ các văn bản giá trị...