Mỹ sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi Baghdad
Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad sẽ sơ tán một số lượng lớn các nhân viên ngoại giao khỏi cơ sở này trong bối cảnh quân nổi dậy đã chiếm được một số thành phố của Iraq và đang siết chặt vòng vây quanh thủ đô Baghdad.
Báo Business Insider dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, khu đại sứ quán nằm bên bờ sông Tigris thuộc Vùng Xanh vốn được bảo đảm an ninh nghiêm ngặt – có đội ngũ nhân viên đông hơn bất kỳ phái bộ ngoại giao nào của Mỹ ở nước ngoài.
Con số chính xác người được sơ tán khỏi Baghdad không được tiết lộ song tòa nhà này vẫn mở cửa.
Sứ quán Mỹ ở Baghdad tọa lạc tại Vùng Xanh, nơi được đảm bảo an ninh vô cùng nghiêm ngặt. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Mỹ có khoảng 5.500 nhân viên đang hoạt động ở tòa đại sứ quán cùng hai tòa lãnh sự ở miền bắc và miền nam Iraq.
Hôm 15/6, CNN dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói rằng một số nhân viên an ninh Mỹ sẽ được điều động tới đại sứ quán ở Baghdad và các nhân viên sứ quán khác sẽ được điều động tạm thời tới các văn phòng lãnh sự ở Basra và Ibril, và tới Đơn vị Hỗ trợ Iraq ở Amman, Jordan.
Bà Psaki tiết lộ thêm rằng “Đại sứ quán sẽ được trang bị đầy đủ để thực hiện sứ mệnh an ninh quốc gia của mình”.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cảnh báo các công dân nước này không nên tới Iraq nếu thật sự cần thiết. Cảnh báo đi lại chính thức nhấn mạnh rằng người Mỹ ở Iraq “vẫn có nguy cơ cao độ bị bắt cóc hoặc khủng bố bạo lực”.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Nội chiến Iraq: Một thảm họa "Made in USA"
Cuộc tấn công bất ngờ của phe nổi dậy Hồi giáo Sunni tại Iraq chiếm lĩnh trang nhất của hầu hết các báo Pháp số ra hôm 13/6.
Quân Hồi giáo "tấn công trên toàn quốc" là hàng tựa của tờ báo phổ thông Le Parisien. Le Figaro chạy tựa chính "Iraq:Lực lượng thánh chiến ở cửa ngõ thành Baghdad". Báo l'Humanité phẫn nộ: "Hỗn loạn Hồi giáo: Di sản kinh hoàng của cuộc chiến do Bush gây ra tại Iraq". Tại Iraq "chiến tranh không có hồi kết" là lời than vãn của báo Libération.
Nội chiến Iraq: Một thảm họa "Made in USA"
Bài xã luận mang tựa đề "Một thảm họa Mỹ" của Le Figaro, không chỉ dành những lời lẽ cay nghiệt nói về cựu Tổng thống George W. Bush, mà còn nhắm vào đương kim Tổng thống Obama. "Thay vì nền dân chủ, &'giá trị tốt đẹp phổ quát' mà tổng thống Mỹ cho rằng có sứ mạng phổ biến tại vùng Trung Đông, chúng ta thấy gì ?
Tấn công một quốc gia bị nạn bè phái và tham nhũng hủy hoại, những kẻ đồ tể của Nhà nước Hồi giáo Iraq và Trung Đông, những quái thai của Al-Qaeda và thảm kịch Syria-Iraq, đang ở cửa ngõ của thành Baghdad".
Le Figaro ghi nhận hệ quả nhìn chung là tồi tệ của chính sách Mỹ đối với Trung Đông. Việc lật đổ Saddam Hussein có thể gây cảm hứng cho các xã hội Arập nổi dậy làm nên "những mùa xuân" dân chủ, nhưng ngoại trừ trường hợp của Tunisia, Iraq và Libya, mùa xuân này chỉ thay bạo chúa bằng một hình thức đàn áp mới, Syria thì rơi vào nội chiến, còn Ai Cập - sau kinh nghiệm thất bại của phong trào "Anh em Hồi giáo", thì trở lại dưới sự thống trị của quân đội.
Theo Le Figaro, thất bại của Mỹ bắt nguồn từ "thiếu sáng suốt" và "thiếu kiên quyết". Tuy nhiên, nhìn chung trong các đụng độ giữa hai hệ phái Hồi giáo chính, Sunni và Shi'ite giữa quân nổi dậy và chính quyền trung ương tại khu vực này, phương Tây không có đồng minh thực sự, mà chỉ có các đồng minh tình thế. Phương Tây không có con đường nào khác là phải tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực chống lại chủ nghĩa khủng bố. Đây là điều mà ít nhất - theo Le Figaro - ông Bush cũng có lý.
Về tình trạng hỗn loạn hiện nay tại Irak, báo La Croix đưa ra một chỉ trích dè dặt: "Sau cuộc chiến tranh tại Iraq được phát động do những kết luận dựa trên những lời dối trá, Mỹ đã hạ bệ được Saddam Hussein, nhưng chính quyền kế tục đã không tìm kiếm sự hòa giải". La Croix đặt lại một câu hỏi thường xuyên ám ảnh cộng đồng quốc tế: Tại các vùng đất như Mali, Trung Phi hay Afghanistan... nên hay không nên can thiệp? Để mặc cho những kẻ độc tài áp đặt nền cai trị đẫm máu hay giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong cuộc nổi dậy của họ, với nguy cơ là đưa thêm cái ác vào để chống lại cái ác?
Báo l'Humanité thì có thái độ dứt khoát, bất bình trước việc người dân Iraq lại phải chịu "một cuộc chiến tranh nhập khẩu mới". Lực lượng khủng bố tấn công Iraq rõ ràng đã bị Arập Xêút và các quốc gia quân chủ dầu lửa vùng Vịnh "điều khiển từ xa". Tuy nhiên, l'Humanité cũng nhấn mạnh đến mâu thuẫn khiến phương Tây khó xử trong cuộc khủng hoảng Syria hiện nay: phương Tây đang đứng "cùng một phía" với những kẻ thánh chiến cực đoan đang vượt sông Eupharate tấn công Baghdad.
Theo Đời sống & Pháp luật Online
Quân đội Iraq bỏ trốn, người Kurds hoàn toàn kiểm soát Kirkul Vào thứ 5 (12/6) lực lượng người Kurd tại Iraq cho biết họ đã hoàn toàn kiểm soát thành phố dầu mỏ Kirkuk khi mà quân đội Iraq bỏ trốn trước cuộc tấn công của người Hồi giáo xảy ra gần đó. Phát ngôn viên của người Kurd, ông Jabbar Yawar đã trao đổi với Reuster rằng: "Toàn bộ Kirkuk đã nằm trong...