Mỹ siết trừng phạt doanh nghiệp liên quan đến Triều Tiên
Mỹ đã mở rộng danh sách trừng phạt các doanh nghiệp có liên quan đến Triều Tiên, trong đó có ngân hàng Agrosoyuz của Nga, ngân hàng bị cáo buộc xử lý các giao dịch trị giá hàng triệu USD cho Triều Tiên.
Ngân hàng Nga bị đưa vào danh sách trừng phạt do bị cáo buộc giao dịch với ngân hàng Triều Tiên. (Trong ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Nga. Ảnh: EPA)
Bộ Tài chính Mỹ ngày 3/8 đã đưa Ngân hàng thương mại Agrosoyuz của Nga vào danh sách trừng phạt với cáo buộc tiếp tay cho các giao dịch với chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương của Triều Tiên ở Moscow. Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc, Agrosoyuz đã mở các tài khoản ngân hàng cho ít nhất 3 công ty bình phong của Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên.
Bộ Tài chính Mỹ cũng công bố lệnh trừng phạt với 2 doanh nghiệp được cho là 2 công ty bình phong của Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên gồm Công ty Thương mại Dandong Zhongsheng và Công ty Korea Ungum.
Ngoài ra, Mỹ cũng đưa ông Ri Jong Won, phó giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Triều Tiên chi nhánh Moscow, vào diện trừng phạt.
“Mỹ sẽ tiếp tục thực thi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc và của Mỹ nhằm ngăn chặn các nguồn thu bất hợp pháp của Triều Tiên”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói.
Video đang HOT
Lệnh trừng phạt mới đánh dấu lệnh trừng phạt đầu tiên nhằm vào doanh nghiệp liên quan đến Triều Tiên kể từ tháng 2 khi Mỹ nhằm vào các doanh nghiệp vận tải biển giúp Triều Tiên lách lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép với Triều Tiên thông qua các lệnh trừng phạt sau khi Bình Nhưỡng cam kết giải trừ hạt nhân hoàn toàn tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi tháng 6.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Báo cáo mật của Liên Hợp Quốc tiết lộ chấn động về Triều Tiên
Triều Tiên không ngừng các chương trình tên lửa và hạt nhân, theo một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát ở Bình Nhưỡng hôm 4.8. Ảnh: KCNA/Reuters.
Theo hãng tin Reuters, báo cáo 6 tháng do các chuyên gia độc lập giám sát thực hiện các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc trình lên ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an cuối ngày 3.8.
"(Triều Tiên) không ngừng các chương trình tên lửa và hạt nhân, đồng thời tiếp tục không tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an với việc tăng vận chuyển trái phép các sản phẩm dầu mỏ từ tàu qua tàu, cũng như vận chuyển than trên biển trong năm 2018" - các chuyên gia đề cập trong báo cáo dài 149 trang.
Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết, việc vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ bất hợp pháp trên vùng biển quốc tế đã "tăng phạm vi, quy mô và sự tinh vi". "Kỹ xảo" chính của Triều Tiên là tắt hệ thống theo dõi của một con tàu hoặc ngụy trang tàu và sử dụng các tàu nhỏ hơn.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng bị cáo buộc vi phạm lệnh cấm hàng dệt may khi xuất khẩu hàng hóa trị giá hơn 100 triệu USD sang Trung Quốc, Ghana, Ấn Độ, Mexico, Sri Lanka, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Uruguay từ tháng 10.2017-3.2018.
Từ năm 2006, Hội đồng Bảo an nhất trí trừng phạt Triều Tiên nhằm chặn nguồn ngân sách cho chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Lệnh cấm xuất khẩu gồm các sản phẩm than, sắt, chì, dệt may và hải sản đồng thời hạn chế nhập dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
Reuters cho hay, trong báo cáo mật cũng cáo buộc Triều Tiên hợp tác quân sự với Syria và tìm cách bán vũ khí cho phiến quân Houthi của Yemen.
"Hợp tác quân sự bị cấm với Cộng hoà Arab Syria tiếp tục không giảm" - các chuyên gia nói. Họ cho biết, các kỹ thuật viên Triều Tiên về tên lửa đạn đạo và các hoạt động bị cấm khác đã thăm Syria trong năm 2011, 2016 và 2017.
Theo báo cáo trình Hội đồng Bảo an, các chuyên gia đang điều tra nỗ lực của Bộ trang thiết bị quân sự Triều Tiên và tập đoàn Thương mại phát triển khai mỏ Triều Tiên (KOMID) về việc cung cấp vũ khí thông thường và tên lửa đạn đạo cho phiến quân Houthi.
Cũng theo báo cáo này, một quốc gia không được nêu tên cho các chuyên gia xem bức thư ngày 13.7.2016 của lãnh đạo Houthi mời Triều Tiên gặp tại Damascus "để thảo luận vấn đề chuyển giao công nghệ và các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm".
Trong báo cáo, các chuyên gia cho rằng, hiệu quả của các biện pháp trừng phạt tài chính đã bị suy giảm bởi cách thức "lách luật" của Triều Tiên.
Phái đoàn ngoại giao của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc chưa đưa ra bình luận gì về báo cáo này.
Báo cáo được đưa ra khi Nga và Trung Quốc đề nghị Hội đồng Bảo an thảo luận về các biện pháp trừng phạt sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tháng 6 và Triều Tiên cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa. Mỹ và các thành viên khác nói rằng, cần có biện pháp trừng phạt cứng rắn cho đến khi Bình Nhưỡng hành động.
HÀ LIÊN
Theo LĐO
Đàm phán với Mỹ gặp trở ngại, Triều Tiên kêu gọi người dân "thắt lưng buộc bụng" Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã kêu gọi người dân nước này sẵn sàng "thắt lưng buộc bụng" trong bối cảnh những cuộc đàm phán về tiến trình hạt nhân với Mỹ dường như có dấu hiệu gặp trở ngại. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một nhà máy Triều Tiên. (Ảnh minh họa: Reuters) Báo Rodong Sinmun, cơ...