Mỹ siết kiểm soát 4 cơ quan truyền thông Trung Quốc
Mỹ coi 4 cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc là thực thể trực thuộc đại sứ quán, động thái có thể gây thêm căng thẳng với Bắc Kinh.
4 cơ quan truyền thông Trung Quốc bị chính quyền Mỹ coi là “phái bộ nước ngoài” gồm đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, hãng thông tấn China News Service thuộc Văn phòng Kiều vụ Quốc vụ viện Trung Quốc, báo People’s Daily và Global Times, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwll hôm qua cho biết.
“Chính phủ Trung Quốc không điều hành hoạt động của những cơ quan tuyên truyền này, nhưng có quyền kiểm soát toàn bộ nội dung”, Trợ lý Stilwell nói.
Đại sứ quán Trung Quốc chưa bình luận về thông tin này.
Trụ sở hãng thông tấn Xinhua tại Mỹ. Ảnh: New York Times.
Theo các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, quy định này khiến chi nhánh tại Mỹ của 4 cơ quan truyền thông được coi như một phần của đại sứ quán Trung Quốc, phải thực thi các điều luật ngoại giao như khai báo thông tin nhân viên và bất động sản với Bộ Ngoại giao Mỹ.
Video đang HOT
Mọi biến động về nhân viên của các cơ quan này cũng phải được thông báo với chính phủ Mỹ. Họ cũng phải xin phép trước khi mua hoặc thuê bất động sản mới ở nước này.
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 2 ra quyết định tương tự với 5 cơ quan truyền thông Trung Quốc gồm hãng thông tấn Xinhua, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc ( China Radio), Công ty China Daily Distribution Corporation chuyên in ấn, phát hành, quảng bá tờ China Daily, và Công ty Phát triển Hải Thiên tại Mỹ chuyên phân phối tờ People’s Daily ở nước này.
Một tháng sau, Washington thông báo giảm số phóng viên cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc thường trú ở nước này từ 160 xuống còn 100. Trung Quốc đáp trả bằng cách thông báo trục xuất các phóng viên thường trú làm việc cho New York Times, Wall Street Journal và Washington Post, đồng thời yêu cầu các cơ quan này cùng VOA và tạp chí Time cung cấp các thông tin chi tiết về hoạt động, tài chính và bất động sản của họ ở nước này.
Quan hệ Mỹ – Trung đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm khi Tổng thống Donald Trump hành động cứng rắn với Bắc Kinh trước cuộc chạy đua vào Nhà Trắng cuối năm nay. Hai nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng đang đối đầu bởi hàng loạt vấn đề như nguồn gốc nCoV, cách Trung Quốc xử lý Covid-19 và luật an ninh Hong Kong.
Truyền thông Trung Quốc hạ thấp vụ đụng độ biên giới
Truyền thông Trung Quốc tránh nhắc tới cuộc đụng độ biên giới chết người với Ấn Độ và không đề cập tới thương vong bên mình.
Quân đội Ấn Độ hôm 16/6 cho biết 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong "cuộc đụng độ bạo lực" tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, dẫn đến "thương vong cho cả hai bên".
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cùng ngày cũng xác nhận đã có thương vong, song không đưa ra con số cụ thể, trong khi truyền thông nước này cũng khá im ắng về cuộc đụng độ.
Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đưa tin về số binh sĩ thiệt mạng của Ấn Độ, song nói rằng Trung Quốc không tiết lộ con số thương vong bên mình. Tờ báo cho biết động thái này của Bắc Kinh nhằm "tránh so sánh và ngăn tâm lý kích động căng thẳng leo thang".
"Trung Quốc không muốn biến các vấn đề biên giới với Ấn Độ thành một cuộc đối đầu", bài xã luận trên Global Times viết, đồng thời cáo buộc Ấn Độ "kiêu ngạo và liều lĩnh".
Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ (phải) trong một cuộc diễn tập chung. Ảnh: PLA.
Trong khi đó, đài truyền hình Trung Quốc CCTV và People's Daily chỉ phát hành lại tuyên bố của quân đội Trung Quốc trên phương tiện truyền thông xã hội mà không đưa ra bất cứ báo cáo bổ sung nào. Tân văn Liên bố, chương trình tin tức 30 phút buổi tối được theo dõi rộng rãi của CCTV, hôm 16/6 cũng không đề cập tới cuộc đụng độ của hai bên.
Tuy nhiên, nhiều người dùng Weibo Trung Quốc đang tỏ ra "sôi máu" vì cuộc đụng độ.
"Nếu chúng ta không đánh bại Ấn Độ, kiểu khiêu khích này sẽ không bao giờ kết thúc", một tài khoản bình luận.
"Đọc từ báo chí nước ngoài đưa tin rằng 5 chiến sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân đã thiệt mạng. Tôi vô cùng tức giận, tôi đang sôi máu", một người khác viết.
Đụng độ diễn ra tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền. Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), vốn được coi là biên giới Ấn - Trung.
Ấn Độ trước đó cáo buộc một lượng đáng kể lính biên phòng Trung Quốc đã vượt qua LAC và xâm nhập khu vực do nước này kiểm soát. Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc lính Ấn Độ đã vượt biên rồi tấn công binh sĩ nước này.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố hy vọng Ấn Độ và Trung Quốc tìm ra giải pháp hòa bình, trong khi Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi hai nước "kiềm chế tối đa".
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Đồ họa: NYT.
Hơn 40 lính Trung Quốc có thể thương vong trong ẩu đả với Ấn Độ Mỹ mong giải pháp hòa bình sau đụng độ Ấn - Trung 20 lính Ấn Độ chết trong vụ ẩu đả với Trung Quốc
Trung Quốc vừa "xuống nước", nhưng căng thẳng Mỹ - Trung liệu có hạ nhiệt? Việc Mỹ cấm các hãng hàng không vận chuyển hàng khách của Trung Quốc bay đến nước này kể từ ngày 16.6 là dấu hiệu mới nhất cho thấy quan hệ Mỹ - Trung đang ngày càng đi xuống. Giới chuyên gia cho rằng, tình trạng trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn gia tăng trong thời gian tới,...