Mỹ siết di chuyển của nhân viên ngoại giao Trung Quốc
Ngoại trưởng Pompeo thông báo thắt chặt hạn chế đi lại với nhân viên ngoại giao Trung Quốc để trả đũa nước này kiểm soát đại diện Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Trung Quốc đã hạn chế quyền đi lại và gặp gỡ của các nhân viên ngoại giao Mỹ trong nhiều năm bằng “những quy định vượt quá quy tắc quốc tế và ngoại giao”.
“Ngược lại, các nhân viên ngoại giao Trung Quốc ở Mỹ được quyền tiếp cận cởi mở với xã hội Mỹ, trong khi vẫn phớt lờ những yêu cầu liên tiếp của chúng tôi để cải thiện cân bằng”, Pompeo cho biết trong thông cáo ngày 2/9.
Sau thông cáo trên, các đại diện ngoại giao cấp cao Trung Quốc sẽ phải được Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý trước khi tới thăm trường đại học hoặc gặp quan chức địa phương tại nước này. Các sự kiện văn hóa do đại sứ quán Trung Quốc tổ chức ngoài khuôn viên trụ sở với hơn 50 người tham dự cũng phải chờ cấp phép từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Pompeo họp báo tại thủ đô Washington ngày 2/9. Ảnh: AFP.
Pompeo cho biết tất cả tài khoản mạng xã hội của đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đều phải được gắn nhãn là “của chính phủ Trung Quốc”.
Ngoại trưởng Mỹ cho biết các yêu cầu mới đối với nhân viên ngoại giao Trung Quốc là “hành động đáp trả trực tiếp những hạn chế quá mức mà Trung Quốc đặt ra với nhân viên ngoại giao của chúng tôi”. “Nếu Trung Quốc bỏ các hạn chế với nhân viên ngoại giao Mỹ, chúng tôi sẵn sàng đáp lại”, ông nói thêm.
Trung Quốc chưa bình luận về quyết định của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây gia tăng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có ngoại giao. Washington hồi tháng 7 yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Houston. Trung Quốc sau đó yêu cầu đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, để đáp trả.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 14/8 tuyên bố các Viện Khổng Tử của Trung Quốc ở nước này là “phái bộ nước ngoài”, yêu cầu họ phải cung cấp thông tin về nhân sự và tài chính. Trung Quốc sau đó tuyên bố Mỹ tăng cường kiểm soát các Viện Khổng Tử là hành động “bôi xấu nhiệm vụ” của chương trình này.
Mỹ trừng phạt quan chức Tòa Hình sự Quốc tế
Ngoại trưởng Mỹ thông báo áp lệnh cấm vận hai quan chức Tòa Hình sự Quốc tế từng điều tra cáo buộc quân đội Mỹ phạm tội ác chiến tranh.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay thông báo áp đặt trừng phạt nhằm vào công tố viên Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) Fatou Bensouda vì "điều tra nghi vấn tội ác chiến tranh của các lực lượng Mỹ ở Afghanistan". Giám đốc Cục Xét xử, Hỗ trợ và Hợp tác ICC Phakiso Mochochoko cũng bị đưa vào danh sách cấm vận vì "hỗ trợ công tố viên Bensouda".
"Hôm nay chúng tôi áp dụng bước tiếp theo, vì ICC tiếp tục nhằm vào công dân Mỹ", Ngoại trưởng Pompeo nói, thêm rằng nhiều quan chức ICC đã bị từ chối visa nhập cảnh vào Mỹ do liên quan đến cuộc điều tra của công tố viên Bensouda. Quan chức Mỹ cảnh báo những hạn chế visa và lệnh trừng phạt rộng hơn có thể áp dụng với những người hỗ trợ Bensouda và Mochochoko.
Ngoại trưởng Pompeo họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 2/9. Ảnh: AFP.
Động thái được tiến hành gần ba tháng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cho phép trừng phạt những cá nhân "trực tiếp tham gia mọi nỗ lực của ICC để điều tra, bắt, giam giữ hoặc truy tố quan chức Mỹ và đồng minh mà không có sự đồng ý của Mỹ hoặc quốc gia đó".
Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói "chính phủ Mỹ có lý do để nghi ngờ tính trung thực của ICC", đồng thời bày tỏ lo ngại các cường quốc như Nga đang thao túng ICC để theo đuổi chương trình nghị sự của chính họ nhưng không nêu bằng chứng.
ICC ra lệnh điều tra cáo buộc tội ác chiến tranh của các lực lượng Mỹ và đồng minh ở Afghanistan, cũng như cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người của phiến quân Taliban. Công tố viên Bensouda cũng thúc đẩy điều tra khả năng Israel phạm tội ác chiến tranh chống lại người Palestine, động thái khiến Washington "quan ngại sâu sắc".
Mỹ không phải thành viên của ICC và quan chức chính quyền Trump từ lâu đã bác bỏ thẩm quyền của tòa, đồng thời thực hiện các bước ngăn chặn điều tra như thu hồi thị thực của công tố viên Bensouda vào năm ngoái.
ICC ra đời năm 2002 theo một hiệp ước của Liên Hợp Quốc và được 123 nước phê chuẩn, chuyên điều tra các nghi phạm để mang lại công lý cho những người phải chịu nạn diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh, khi chính quyền các nước không thể hoặc không thực hiện việc truy tố.
Mỹ là nước chỉ trích ICC từ khi tổ chức này được thành lập, quan chức chính quyền Trump từ lâu đã bác bỏ thẩm quyền của tòa và thực hiện các bước ngăn chặn điều tra như thu hồi thị thực của công tố viên Bensouda vào năm ngoái.
Phe Dân chủ Hạ viện điều tra về bài phát biểu của Pompeo Thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện mở cuộc điều tra về bài phát biểu của Ngoại trưởng Pompeo tại Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa. Hạ nghị sĩ Joaquin Castro, Chủ tịch ban Giám sát và Điều tra Đối ngoại Hạ viện, hôm 25/8 cho rằng "người Mỹ xứng đáng được nhận điều tra đầy đủ", khi đề cập...