Mỹ sẽ yêu cầu Việt Nam giảm lệ thuộc nhập nguyên liệu từ TQ?
Wall St. Journal dẫn nhận định của các nhà đàm phán Mỹ cho biết, nếu Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Mỹ với quy chế ưu đãi, thì Việt Nam phải tạo thị trường mới cho ngành công nghiệp vải sợi Mỹ.
TPP và các đối tác
Tuần báo Phố Wall (Wall St. Journal) đưa tin cho biết Hoa Kỳ đã yêu cầu các nước gia nhập khu vực thương mại Thái Bình Dương (TPP) giảm thiểu hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo Wall St. Journal, khuyến nghị trên được Hoa Kỳ đưa ra với mục đích giúp đỡ và tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu của chính nước Mỹ.
Báo Wall St. Journal cũng bình luận rằng, đề nghị này của Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ gặp phải sự chống đối của các doanh nghiệp và các giới chức bởi có thể họ sẽ cho rằng làm như vậy sẽ gây gián đoạn cho các hệ thống cung ứng truyền thống của họ.
Nhiều khả năng trong thời gian tới, Thượng Viện Hoa Kỳ sẽ thông qua luật pháp trao thêm quyền cho Tổng thống Obama để đưa ra các quyết định cuối cùng về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 nước đối tác, trong đó có Việt Nam.
Hàng dệt may Việt Nam vốn nổi tiếng thế giới
Như vậy, có thể hiểu rằng, nếu muốn được thông qua, các chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ sẽ yêu cầu Việt Nam, quốc gia nổi tiếng bởi năng lực xuất khẩu hàng may mặc phải giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu vải sợi do Trung Quốc sản xuất, vì Trung Quốc không phải là một đối tác trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương/TPP.
Video đang HOT
Wall St. Journal dẫn nhận định của các nhà đàm phán Mỹ cho biết, nếu Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Mỹ với quy chế ưu đãi, thì Việt Nam phải tạo thị trường mới cho ngành công nghiệp vải sợi Mỹ, lĩnh vực vốn có giá trị hàng xuất khẩu lên tới 20 tỉ USD (thống kê năm 2014).
Nếu chấp nhận các điều kiện trên, Việt Nam sẽ phải nhập vải sợi từ Hoa Kỳ và Mexico, hai nước chính trong Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thay vì Trung Quốc.
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương/TPP Khi trao đổi với phóng viên báo điện tử Người đưa tin về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương/TPP, Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an nhận định: Trước hết ta phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, gia nhập TPP là một việc hết sức cần thiết và mang tính tất yếu. Ta không thể không tham gia TPP được. Trong đó, phương châm đa dạng hóa quan hệ kinh tế, không thể phụ thuộc vào một quốc gia nào cả và mở rộng thị trường là những yếu tố không thể không nhắc tới. Về lịch sử hình thành, từ năm 2005 đại diện thương mại 4 nước gồm Brunei, Singapore, Chile và New Zealand ký một Hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tới tháng 9/2008, Mỹ đã tuyên bố cùng với 4 nước thành viên cũ đàm phán một Hiệp định TPP hoàn toàn mới. Sau đó, cả Australia, Peru, Canada, Việt Nam, Malaysia, Mexico và Nhật Bản đều tham gia. Nói về mặt thuận lợi, Việt Nam có vai trò và vị trí quan trọng đối với các nước trong đàm phán TPP. Việt Nam với số dân hơn 90 triệu dân, là thị trường đáng kể và có thể đem lại giá trị gia tăng tương đối lớn cho các nước tham gia đàm phán. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh thêm ở chỗ, nó có biến thành những điểm thuận lợi và cơ hội cho Việt Nam hay không sẽ còn phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, khả năng tổ chức nền kinh tế của các nhà quản lý. Rõ ràng, một khi đã gia nhập sân chơi này mà anh có sự đột phá về tư duy quản lý và tổ chức nền kinh tế thì sẽ hiệu quả. Cộng với việc cho ra đời các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mà giá thành cạnh tranh thì đương nhiên cơ hội để phát triển kinh tế là quá rõ ràng. Còn nếu không, anh sẽ bị thụt lùi lại và bị thất bại. Nói như vậy, chúng ta cũng có những thách thức không nhỏ. Đó là trình độ công nghệ còn thấp, không thể sản xuất từ A – Z mà vẫn còn phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu để hoàn thiện sản phẩm. Bên cạnh đó, khả năng điều hành quản lý của Việt Nam còn chưa cao ở cả cấp độ doanh nghiệp và quản lý vỹ mô. Thành công tới đâu thì đều tùy thuộc vào trình độ điều hành của các cấp quản lý mà cao nhất Nhà nước Việt Nam. Phải tính đến mọi phương án để nắm bắt từng điểm mạnh của nền kinh tế.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Vén màn bí mật kinh thiên của các gia đình hoàng tộc
Đằng sau ánh hào quang quyền lực, tiền tài của các gia đình hoàng tộc là những bí mật vô cùng kinh thiên, khủng khiếp.
Đằng sau ánh hào quang quyền lực, tiền tài của các gia đình hoàng tộc là những bí mật vô cùng kinh thiên, khủng khiếp.
Tham vọng ngai vàng của nữ hoàng Cleopatra
Cleopatra là nữ hoàng Ai Cập nổi tiếng thế giới cổ đại. Sau khi vua cha qua đời, em trai của Cleopatra là Ptolemy XIII thừa kế ngai vàng. Sau đó, Cleopatra kết hôn với Ptolemy XIII trở thành người đồng cai trị Ai Cập. Triều đại Ptolemy là một trong những vương triều có bí mật kinh thiên của gia đình hoàng tộc.
Cuộc hôn nhân cận huyết của nữ hoàng Cleopatra vô cùng phổ biến thời đó vì quan niệm muốn dòng máu hoàng gia không bị vấy bẩn và luôn nắm giữ quyền lực tối cao. Tuy nhiên, tham vọng của nữ hoàng Cleopatra đã đe dọa đến Ptolemy XIII nên vị vua Ai Cập này đã bắt chị gái sống lưu vong.
Nữ hoàng Cleopatra đã cuốn vào vòng xoáy tranh giành vương quyền.
Vì vậy, nữ hoàng Cleopatra liên minh với Julius Caesar, chiếm lại ngai vàng cùng với em trai khác của cô là Ptolemy XIV. Tuy nhiên, sau đó Ptolemy XIV chết và được cho là bị nữ hoàng Cleopatra đầu độc. Em gái của nữ hoàng Cleopatra là Arsinoe IV đồng thời là đối thủ của nữ hoàng nổi tiếng này cũng bị giết hại vào năm 41 TCN.
Chuyện anh chị em trong hoàng tộc chém giết lẫn nhau trong cuộc ganh đua, tranh giành quyền lực khá phổ biến trong triều đại Ptolemy.
Cuộc chiến ngai vàng đẫm máu của triều đại Macedonia
Một số vua chúa chứng minh quyền lực lớn mạnh của mình bằng việc có hậu cung hùng hậu. Do có nhiều phi tần, mỹ nữ hầu hạ nên các ông hoàng này có rất nhiều con cái. Tất cả phụ nữ sinh con cho nhà vua đều mong muốn con trai mình sẽ trở thành người thừa kế ngôi báu. Cha Alexander Đại đế là Philip II của Macedonia, có 7 người vợ, trong đó có mẹ của nhà cầm quân xuất chúng này có tên là Olympias.
Alexander Đại đế là một trong những hoàng đế, nhà cầm quân vĩ đại nhất lịch sử.
Olympias được cho là có liên quan đến vụ ám sát hoàng đế Philip II vào năm 336 TCN. Sau khi hoàng đế Philip II qua đời, một cuộc giết chóc đẫm máu diễn ra nhằm tranh giành ngôi báu. Alexander Đại đế đã giết nhiều thành viên trong gia đình để nắm quyền lực tối thượng.
Sau khi Alexander chết năm 323 TCN, do người vợ đang mang thai nhưng không có người thừa kế chắc chắn nên người anh trai chung nửa dòng máu là Philip III Arrhidaios lên ngai vàng. Vợ của hoàng đế Philip III là Eurydice đã cố gắng biến chồng của mình thành bù nhìn do nhà vua này mắc bệnh tâm lý. Eurydice đã trở thành kẻ thù với Olympias trong cuộc chiến ngai vàng.
Cuối cùng, Philip III đã bị xử tử theo lệnh của Olympias và người vợ của ông là Eurydice cũng phải tự sát. Thi thể của vợ chồng Philip III được chôn cất sau đó và 17 tháng sau đào lên để hỏa thiêu rồi tái chôn cất. Olympias cũng không thoát được số kiếp khi bị người thân của những người bị bà giết chết trả thù bằng cách ném đá tới chết.
Pharaoh bị ám sát
Ramesses III là pharaoh Ai Cập cai trị từ năm 1186 - 1156 TCN. Theo một số tài liệu, một trong những tiểu thiếp của Ramesses III đã tham gia kế hoạch ám sát chồng bằng việc cắt cổ pharaoh này.
Người tiểu thiếp này có tên Tiye đã lên âm mưu giết chồng nhằm đưa con trai Pentaweret lên ngôi báu. Hàng chục đồng phạm tham gia kế hoạch giết pharaoh Ramesses III bị kết án tử hình, trong đó có cả hoàng tử Pentaweret.
Ramesses III bị vợ và con trai ám sát.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy xác ướp hoàng tử Pentaweret vào năm 2012. Kết quả phân tích, kiểm tra cho thấy hài cốt hoàng tử Pentaweret có miệng mở to và khuôn mặt méo mó. Xác ướp này còn không được các thợ ướp xác loại bỏ nội tạng hoặc não ra trước khi ướp xác. Thêm vào đó, thi thể hoàng tử này được bọc trong tấm da dê cho thấy đây là hình phạt sau khi chết.
Tâm Anh (theo DN)
Theo_Kiến Thức
Dân châu Âu sợ chiến tranh với Nga Kết quả thăm dò dư luận gần đây cho thấy, dân châu Âu không muốn nước mình tham gia vào một cuộc chiến chống Nga, đồng thời phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương với Mỹ. Dân châu Âu không muốn một cuộc chiến với Nga Kết quả cuộc thăm dò gần đây do Pew Research tiến hành đã cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Điểm đến hàng đầu thế giới thiếu 1 thứ khiến du khách bức xúc
Du lịch
08:21:20 21/05/2025
Thấy chị hàng xóm bán đồng nát kiếm mỗi tháng trăm triệu, mẹ chồng chì chiết tôi vì chỉ ở nhà bế con
Góc tâm tình
08:19:42 21/05/2025
Xuất hiện tựa game mới, nội dung gây bất ngờ với người chơi, khi hẹn hò trở thành cách để sinh tồn
Mọt game
08:13:50 21/05/2025
IU lộ ảnh hẹn hò V (BTS), liệu có còn yêu Lee Jong Suk?
Sao châu á
08:08:27 21/05/2025
Hoàng tử George được chuẩn bị làm vua từ bây giờ nhưng cha mẹ lại dè dặt vì một lý do đặc biệt
Netizen
08:06:16 21/05/2025
Giật mình với thu nhập của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi bị bắt
Sao việt
08:00:40 21/05/2025
HLV Kim Sang-sik tiếp tục loại Nguyễn Công Phượng
Sao thể thao
07:59:37 21/05/2025
Có gì ở đêm nhạc quy tụ dàn 'Anh trai', 'Em xinh' đình đám?
Nhạc việt
07:54:58 21/05/2025
21/5: 3 con giáp tài vận vượng phát, tình tiền đều như ý, bạn có nằm trong số đó?
Trắc nghiệm
07:34:23 21/05/2025
Galaxy S25 Edge sẽ là tiêu chuẩn thiết kế cho tương lai?
Thế giới số
07:26:41 21/05/2025