Mỹ sẽ tự túc dầu mỏ trong 23 năm tới
Mỹ có khả năng sẽ ngừng nhập khẩu dầu vào năm 2027 do nguồn cung cấp dầu thô trong nước khá phong phú.
Theo tờ RT đưa tin, nếu bao gồm cả khu vực dầu Bakken ở Bắc Dakota và khu mỏ mới hình thành Eagle Ford ở Texas, Mỹ có thể đủ khả năng thúc đẩy sản xuất để tiêu thụ trong nước. Thông tin được chính phủ Mỹ công bố.
Chi nhánh của Bộ Năng lượng Mỹ chuyên thu thập và phân tích dữ liệu – Cục Quản lý Thông tin năng lượng (EIA) nói rằng trong vòng 23 năm tới, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tự túc về năng lượng. Trong khi đó, nhu cầu dầu thô dự kiến sẽ trở nên khiêm tốn hơn.
“Đây là lần đầu tiên triển vọng năng lượng hàng năm dự đoán được thị phần nhập khẩu nhiên liệu tiêu thụ chất lỏng có thể bằng không”, tờ Bloomberg trích dẫn lời của Phát ngôn viên John Krohn của EIA cho biết.
Đánh giá lạc quan nhất của EIA cho rằng mức sản xuất sẽ tăng lên khoảng 13 triệu thùng mỗi ngày trong hai thập kỷ tiếp theo. Dự đoán này được dựa trên những giả định thuận lợi hơn liên quan đến việc cải tiến công nghệ và năng suất của các giếng dầu.
Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ đã giảm xuống còn khoảng 5 triệu thùng một ngày từ mức đỉnh điểm gần 13 triệu thùng trong năm 2006. Sự thay đổi chủ yếu là do những tiến bộ trong kỹ thuật như thủy lực bẻ gãy và khoan ngang vào đá phiến đá.
EIA cũng tính toán một kịch bản về nguồn lực hạn chế. Theo ước tính, sau khi tăng trưởng trung bình lên đến 9,1 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2017, khả năng sản xuất dầu có thể giảm mạnh còn 6,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2040. Trong trường hợp xấu nhất, EIA vẫn đánh giá thị phần nhập khẩu ròng xăng dầu và các chất lỏng khác có thể giảm đến 25% vào năm 2016 và sau đó lại tăng lên đến 32% trong năm 2040.
Tuy nhiên , các chuyên gia nói rằng ước tính sản lượng dầu, đặc biệt là cho đến năm 2040 của mỗi doanh nghiệp rất phức tạp bởi các yếu tố biến đổi khó lường. Các nhà dự báo phải thực hiện một số câu trả lời , bao gồm kích thước của trữ lượng dầu nằm dưới lòng đất hàng ngàn mét, làm thế nào để nhanh chóng đạt được tiến bộ công nghệ, và liệu tăng giá dầu có làm cho nguồn tài nguyên trở đang quá tốn kém trong sản xuất đột nhiên có hiệu quả cao về kinh tế.
Video đang HOT
“Mười năm trước chúng tôi đã nhập khẩu khí đốt tự nhiên, và bây giờ chúng tôi đang tìm cách xuất khẩu. Đã có nhiều thay đổi trong vài năm qua, nó thực sự ấn tượng và không có cách nào có thể dự đoán được chính xác về thời gian vài năm tới”, Bloomberg trích lời ông Stephen Schork, Chủ tịch Tập đoàn Schork, một công ty tư vấn tại Villanova, Pennsylvania cho biết.
Theo Infonet
6 cuộc chiến mà Trung Quốc tham gia trong 50 năm tới
Tờ Weweipo cho rằng, mọi tranh chấp lãnh thổ chủ yếu hiện nay của Trung Quốc sẽ đều dẫn tới chiến tranh trong 50 năm tới.
Cuối năm 2013, việc chính quyền Trung Quốc tuyên bố thành lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông đã khiến tình hình khu vực trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.
Vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông bao gồm vùng trời bao quanh quần đảo nhỏ gây tranh cãi được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản là Senkaku. Ngay lập tức, Nhật Bản và đồng minh Mỹ đều đồng loạt phản đối ADIZ của Trung Quốc. Thậm chí, đã có thời điểm Mỹ điều cả máy bay ném bom chiến lược B-52 bay vào ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố lập.
Không chỉ dừng lại ở Hoa Đông, ít lâu sau đó lại có những thông tin về việc Trung Quốc có thể lập cái gọi là Vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông khiến nhiều quốc gia lo ngại xung đột có thể xảy ra.
Ảnh minh họa.
Gần đây, một tờ báo của Trung Quốc Weweipo đã đưa ra nhận định, mọi tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của Trung Quốc sẽ dẫn đến chiến tranh. Qua đó, tờ báo này đưa ra giả thiết về "6 cuộc chiến tranh bắt buộc" của Trung Quốc trong 50 năm tới.
Dưới đây là 6 cuộc chiến mà Trung Quốc "bắt buộc" tham gia mà bài viết đề cập:
1. Thống nhất Đài Loan (2020-2025)
Dù Trung Quốc và Đài Loan đang có mối quan hệ khá ôn hòa, tuy nhiên Weweipo cho rằng, Trung Quốc vẫn tiếp tục phấn đấu cho sự nghiệp "thống nhất".
2. Các đảo trên Biển Đông (2025-2030)
Weweipo tin là sau sự trở lại "không thể tránh khỏi" của đảo Đài Loan, các quốc gia Đông Nam Á sẽ "run rẩy và sợ hãi". Đây sẽ là động lực cho các cuộc đàm phán để "chiếm lại" những hòn đảo ở Biển Đông mà chính phủ các nước trong khu vực như Đài Loan, Malaysia, Philippines... tuyên bố chủ quyền.
Trực thăng Mi-17 của Trung Quốc trong cuộc tập trận đổ bộ đường không.
3. Nam chinh Tây Tạng (2035-2040)
Một khu vực ở dãy Hy Mã Lạp Sơn được gọi là "Nam Tây Tạng" là điểm tranh chấp chính giữa hai quốc gia khổng lồ: Trung Quốc và Ấn Độ.
Bài báo cho rằng, "chiến lược tốt nhất cho Trung Quốc là kích động sự tan rã của Ấn Độ" bằng cách chia đất nước thành nhiều quốc gia nhỏ hơn để "Ấn Độ sẽ không có sức mạnh để đối phó với Trung Quốc".
4. Đảo trên biển Hoa Đông (2040-2045)
Bài báo khẳng định rằng nhóm đảo Điếu Nhật gọi là Senkaku, đều sẽ thuộc về Trung Quốc. Trong khi cuộc xung đột sẽ không diễn ra cho đến năm 2040, các học giả khác đã ước tính rằng một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và có khả năng là cả với Mỹ, có thể xảy ra sớm hơn.
5. Ngoại Mông (2045-2050)
"Nếu Ngoại Mông (một từ ít dùng thường để gọi Mông Cổ) có thể trở về Trung Quốc một cách hòa bình, đó là điều tốt nhất, nhưng nếu Trung Quốc gặp phải sự chống đối hay sự can thiệp của nước ngoài, cần thiết phải có hành động quân sự", bài báo viết.
Tàu chiến Trung Quốc phóng rocket trên biển.
6 . Khôi phục các lãnh thổ bị Nga chiếm (2055-2060)
Weweipo công nhận mối quan hệ tốt hiện nay giữa Trung Quốc và Nga nhưng nhấn mạnh rằng "Trung Quốc không bao giờ quên các vùng đất bị mất vào tay Nga" trong nhiều thế kỷ qua, và "khi có cơ hội đến, Trung Quốc sẽ lấy lại vùng đất này".
"Tất cả các chiến thắng trước đó sẽ khiến người Nga phải suy nghĩ về việc trao trả lại lãnh thổ cho Trung Quốc, nhằm tránh một cuộc chiến thực sự nổ ra", các nhà báo của Weweipo tự tin viết.
Theo Kiến Thức
Hành trình trở về nhà sau 23 năm bị bắt cóc Khi Luo Gang 5 tuổi, kẻ xấu bắt cóc cậu và bán cho một gia đình ở tỉnh khác tại Trung Quốc. Vì không nhớ tên gia đình và quê quán, Luo không hy vọng sẽ có cơ hội đoàn tụ với người thân. Tuy nhiên, 23 năm sau, điều kỳ diệu đã đến. Sự việc xảy ra năm 1990. Khi đó, Luo...