Mỹ sẽ trừng phạt Iran như thế nào?
Đó là chủ đề thảo luận nóng bỏng trong giới chức Mỹ sau khi quan hệ giữa Washington và Tehran xấu đi nghiêm trọng liên quan tới cáo buộc Iran âm mưu giết đại sứ Ảrập Xêút tại Mỹ.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Không nên loại trừ vũ lực như một sự đáp trả trước một âm mưu ám sát của Iran trên đất Mỹ – nghị sĩ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, nhấn mạnh hôm 16/10.
“Tôi không nghĩ các bạn sẽ loại vấn đề này khỏi bàn thảo luận”, thành viên Cộng hòa đến từ bang Michigan nói trên chương trình “Tuần Này” của Đài Truyền hình ABC.
Ông Rogers cho rằng, các lựa chọn khác sẽ bao gồm việc vận động cộng đồng quốc tế chống lại Iran hoặc hành động chống lại các mật vụ Iran ở Iraq.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm 16/10, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein – một thành viên Dân chủ ở California, người đứng đầu Ủy ban Tình báo – phản đối một đề xuất của Jack Keane, một tướng về hưu và kiến trúc sư của kế hoạch tăng viện quân Mỹ tới Iraq, rằng Washington nên tham gia vào các hoạt động ngầm nhằm giết các thành viên Lực lượng Quds của Iran.
Các quan chức Mỹ hiện đang xem xét nên hành động như thế nào sau cáo buộc hôm 11/10 của Bộ Tư pháp Mỹ rằng Iran bảo trợ cho một âm mưu giết hại đại sứ Ảrập Xêút ở Mỹ. Âm mưu này dính dáng đến Quds, một đơn vị quân sự đặc biệt của Iran, và một công dân của nước Cộng hòa Hồi giáo có hộ chiếu Mỹ.
Video đang HOT
Hai người đàn ông bị buộc tội âm mưu sử dụng chất nổ C-4 để ám sát đại sứ Adel al-Jubeir và tấn công các cơ sở của Ảrập Xêút ở Mỹ. Mục tiêu bao gồm “các cơ sở của chính phủ nước ngoài có quan hệ với Ảrập Xêút và với nước khác”, các quan chức Mỹ khẳng định trong một đơn kiện đệ lên tòa án liên bang ở Manhattan.
Tuần trước, Tổng thống Obama tuyên bố vụ việc có “nhiều mối liên hệ trực tiếp” với chính phủ Iran.
Phản ứng trước cáo buộc này, Iran tuyên bố đây là một sự bịa đặt hòng gây chia rẽ giữa Iran và Ảrập Xêút, là một âm mưu nhằm áp đặt thêm các lệnh trừng phạt chống đối với Tehran, đồng thời lôi kéo các đồng minh cô lập Iran và chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự mới.
Thượng nghị sĩ Feinstein nói rằng bà ủng hộ tăng cường cấm vận kinh tế chống Iran, đặc biệt là chống Ngân hàng Trung ương Iran, với các danh sách đen bao gồm bất cứ nước nào hoặc công ty nào làm ăn với ngân hàng này.
Phản đối một hành động quân sự chống Lực lượng Quds, Feinstein nói rằng, trong khi các chỉ huy của Quds biết rõ về âm mưu này, không có bằng chứng cho thấy lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei nắm được kế hoạch.
“Nó có thể leo thang thành một cuộc chiến, và câu hỏi là: Liệu chúng ta có muốn dấn tới chiến tranh với Iran vào thời điểm này”?”, bà Feinstein đặt câu hỏi. “Theo tôi là Không. Chúng ta đã có Iraq, Afghanistan, và một mối quan hệ đang xấu đi với Pakistan”.
Hôm 16/10, lãnh tụ tối cáo Iran Khamenei cảnh báo Mỹ rằng bất cứ một biện pháp nào chống Tehran về các cáo buộc kể trên sẽ dẫn tới một phản ứng “kiên quyết”.
Bình luận của lãnh tụ Khamenei có thể phản ánh những lo lắng của Iran rằng Washington có khả năng sử dụng vụ Jubeir để tiến hành các lệnh cấm vận và huy động các đồng minh quốc tế nhằm cô lập Tehran hơn nữa.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phủ nhận các cáo buộc của Mỹ trong một cuộc họp ở Tehran hôm 16/10. “Mỗi ngày họ đều cố vận động chống lại Iran”, nhà lãnh đạo này nói.
Tehran quả quyết rằng chính quyền Obama dựng lên các cáo buộc để đổi hướng dư luận khỏi tình trạng thất nghiệp trong nước, phong trào Chiếm phố Wall, và các vấn đề kinh tế khác.
Theo VietNamNet
Iran phủ nhận gặp Mỹ về "âm mưu ám sát đại sứ Ảrập"
Iran phủ nhận giới chức chính phủ nước này đã liên hệ trực tiếp với Mỹ xung quanh cáo buộc Tehran âm mưu ám sát đại sứ Ảrập trên đất Mỹ.
Manssor Arbabsiar, người bị cáo buộc tham gia vào âm mưu ám sát đại sứ Ảrập.
Mỹ cáo buộc hai người đàn ông có liên hệ với lực lượng an ninh của Iran đã tham gia vào âm mưu ám sát đại sứ Ảrập. Iran chỉ trích cáo buộc là bịa đặt, còn Tổng thống Obama lại cho biết "sự thực đã phơi bày cho tất cả chúng ta thấy".
Hai người đàn ông đã bị một tòa án liên bang ở New York cáo buộc âm mưu ám sát đại sứ Ả rập vào hôm thứ ba vừa qua. Một trong số họ là Manssor Arbabsiar, 56 tuổi, người mang hai quốc tịch Mỹ - Iran. Người này bị bắt hồi đầu tuần khi trở lại nước Mỹ.
Alireza Miryousefi, người phát ngôn của phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc, cho biết với báo chí Iran rằng "không có liên hệ trực tiếp nào giữa hai nước".
Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức phản ứng lại. "Đó là hai ngày trước. Họ biết rõ điều đó và nỗ lực phủ nhận của họ càng chứng tỏ mức độ trung thực của họ như thế nào trong vấn đề này", người phát ngôn Bộ ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay.
Chính phủ Mỹ hiện đang vận động sự ủng hộ của quốc tế nhằm trừng phạt thêm ngân hàng trung ương Iran. Ngoài ra, Mỹ cũng cử một nhóm tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải thích thêm về âm mưu cho các quan chức tại đó. Giới phân tích cho rằng động thái là dấu hiệu chứng tỏ Thổ Nhĩ Kỳ đang hoài nghi cáo buộc của Mỹ và Ả rập.
Trừng phạt hãng hàng không
Giới chức Mỹ cho biết Arbabsiar đã gửi 100.000 USD vào một tài khoản ngân hàng Mỹ. Số tiền này được cho là nhằm trả cho âm mưu ám sát, mà Arbabsiar đã thảo luận với người đưa tin, đóng giả là một tay buôn lậu ma túy Mexico.
Kể từ khi công bố hôm thứ tư, Bộ Tài chính Mỹ đã áp dụng trừng phạt đối với 5 người, trong đó có Arbabsiar và đối với hãng hàng không lớn thứ hai Iran, Mahan Air.
Washington cáo buộc Mahan Air đã bí mật vận chuyển các thành viên của lực lượng Quds và Hezbollah khắp Trung Đông.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iran, vốn đã căng thẳng do chương trình hạt nhân của Tehran, nay trở nên ngày càng căng thẳng hơn. Washington và đồng minh lo ngại chương trình hạt nhân của Tehran là nhằm chế tạo bom nguyên tử. Trong khi đó, Iran luôn khẳng định họ chỉ nhằm sản xuất điện.
Theo Dân Trí
Gaddafi từng bị mưu sát như thế nào? Bất thành trong kế hoạch sát hại đại tá Muammar Gaddafi cách đây nhiều năm, ba người đàn ông đến từ Benghazi giờ đây thực sự vui mừng khi chứng kiến chính quyền sụp đổ và nhà lãnh đạo lâu năm phải trốn chạy. Đại tá Muammar Gaddafi cuối cùng đã bị lật đổ sau 42 năm lãnh đạo Libya. Abdullah Ahmed al-Shaari,...