Mỹ sẽ trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc hưởng lợi từ vụ gián điệp mạng
Mỹ đang xem xét áp đặt lệnh trừng phạt lên các công ty và cá nhân Trung Quốc được cho hưởng lợi từ các bí mật thương mại mà “tin tặc của chính phủ Trung Quốc” đánh cắp được từ Mỹ.
Những vụ lùm xùm về tin tặc nghi của Trung Quốc tấn công mạng Mỹ có thể ảnh hưởng đến chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 9 tới – Ảnh: Reuters
Quyết định đưa ra lệnh trừng phạt có thể sẽ có trong 2 tuần tới, tờ The Washington Post (Mỹ) ngày 30.8 dẫn lời nhiều quan chức Mỹ giấu tên.
Hồi tháng 4, Tổng thống Barack Obama đã ký sắc lệnh cho phép đóng băng các tài khoản của các công ty và cá nhân nước ngoài bị nghi là gián điệp thương mại và sẽ lần đầu được áp dụng nếu các lệnh trừng phạt được đưa ra.
Những nghi ngờ về việc tin tặc được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn là thủ phạm hàng loạt vụ tấn công mạng và đánh cắp dữ liệu tại Mỹ đang ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Mỹ vào tháng tới.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Obama cho rằng chính phủ Trung Quốc đứng sau vụ tấn công mạng đánh cắp dữ liệu cá nhân của ít nhất 4,2 triệu quan chức Mỹ. Tuy nhiên Bắc Kinh phủ nhận có liên quan đến vụ việc.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Mỹ chưa bình luận về những thông tin trên.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Tin tặc nghi của Trung Quốc tấn công mạng chính phủ Ấn Độ
Một nhóm tin tặc được cho có nguồn gốc từ Trung Quốc đã tấn công vào hệ thống mạng các cơ quan chính phủ và học viện Ấn Độ để đánh cắp những thông tin ngoại giao "nhạy cảm" của nước này.
Tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc tấn công chính phủ Ấn Độ - Ảnh minh họa: AFP
Một nhóm tin tặc rất tinh vi, được cho có nguồn gốc tại Trung Quốc, thường nhắm đến các nước Nam Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ để lấy cắp những thông tin liên quan đến tranh chấp biên giới của New Delhi với các nước láng giềng, tờ The Washington Post ngày 21.8 dẫn nguồn tin từ công ty an ninh mạng FireEye (Mỹ) cho biết.
"Hầu hết tin tặc từ Trung Quốc", ông Bryce Boland, Giám đốc công nghệ khu vực châu Á - Thái Bình Dương của FireEye phát biểu trong một cuộc phỏng vấn. "Chúng tôi không có bằng chứng cụ thể, nhưng tất cả những dấu vết đều dẫn đến Trung Quốc", ông Boland nhận định.
Vụ tấn công cũng nhắm đến các nước Bangladesh, Nepal và Pakistan, đánh cắp thông tin liên quan đến biên giới với Ấn Độ, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông). Những tổ chức của người Tây Tạng ở Ấn Độ cũng là mục tiêu của "tin tặc Trung Quốc", tờ báo trích dẫn từ báo cáo của công ty an ninh mạng FireEye .
Báo cáo này khiến mâu thuẫn về vấn đề biên giới, bắt đầu từ năm 1962, giữa 2 quốc gia đông dân nhất thế giới càng thêm sâu sắc. Trung Quốc và Ấn Độ có chung đường biên giới dài hơn 4.000 km.
Về phương thức tấn công, FireEye cho biết nhóm này gửi một loại email được gọi là "spear-phishing" đến các đối tượng mà bọn chúng muốn nhắm đến cùng với tài liệu đính kèm. Với loại email này, khi nạn nhân mở tài liệu đính kèm, tự động sẽ tạo "cửa sau" cho tin tặc xâm nhập và tiếp cận các thông tin trong máy tính và hệ thống mạng.
Ông Boland cho biết Ấn Độ rất yếu về an ninh mạng, nhất là các trang mạng của các cơ quan chính phủ, dù nước này có nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin.
FireEye cho biết thêm tin tặc Trung Quốc theo dõi các chính phủ Ấn Độ và Đông Nam Á từ cả thập niên nay. Họ quan tâm đến các thông tin về chính trị, quân sự và cả kinh tế. Tin tặc cũng nhắm đến trang web và tài khoản cá nhân của các tổ chức, nhà báo thường đề cập, viết bài về Trung Quốc và chính phủ nước này.
Tin tặc được cho từ Trung Quốc từng tấn công vào hệ thống mạng của chính phủ Mỹ. Vấn đề này trở thành chủ đề nóng trong đối thoại giữa quan chức cấp cao 2 nước vừa qua. Washington cáo buộc Bắc Kinh đứng sau những vụ tin tặc này và đánh cắp tài liệu, thông tin của hàng chục triệu quan chức liên bang và công dân Mỹ hồi năm 2014. Giới chức Mỹ xem đây là vụ tấn công mạng lớn nhất và tồi tệ nhất trong lịch sử của Mỹ.
Chưa rõ vụ tấn công nhắm vào chính phủ Ấn Độ gây thiệt hại cho nước này như thế nào. Trong một động thái khác, Ấn Độ và Mỹ trong tháng 8.2015 thống nhất phối họp truy quét tội phạm và tăng cường an ninh mạng sau 2 ngày thảo luận ở Washington, tờ The Washington Post cho hay.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Rót tiền ra nước ngoài, Trung Quốc lãnh 'cú sốc văn hóa' Đau đầu với việc kinh tế trong nước tăng trưởng chậm và chi phí thuê nhân công cao, các doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài đầu tư, song con đường ấy không dễ dàng khi họ lần đầu tiên phải đối mặt với những cú sốc mạnh về văn hóa. Công nhân xô xát với cảnh sát chống bạo động...