Mỹ sẽ triển khai vũ khí siêu thanh tại Ấn Độ – Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper cho biết Washington sẽ triển khai vũ khí siêu thanh tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương trong vòng 5 năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mask Esper
Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông Esper nói rằng, việc duy trì ưu thế về công nghệ là yếu tố sống còn trong bối cảnh các đối thủ đang phá vỡ lợi thế mà Mỹ nắm giữ lâu nay về vũ khí thông thường.
Video đang HOT
“Tôi rất tự tin rằng trong 5 năm tới chúng ta sẽ triển khai được vũ khí siêu thanh trong bối cảnh các bộ tư lệnh cần loại vũ khí này trong hệ thống tên lửa, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, ông nói.
Tên lửa siêu thanh có thể bay nhanh hơn 5 lần so với tốc độ âm thanh và có thể chuyển đổi quỹ đạo trên không.
Các chuyên gia cho rằng loại vũ khí này có thể vượt qua mọi radar và hệ thống phòng không hiện có. Được biết, Trung Quốc và Nga cũng đang phát triển loại vũ khí này.
Theo anninhthudo.vn
Tổng thống Trump: Quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ "vững như bàn thạch"
Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi Hiệp ước hợp tác và an ninh song phương Nhật Bản - Mỹ là thiết yếu khi ngày 19-1-2020 đánh dấu 60 năm ký kết hiệp ước sửa đổi này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong 1 tuyên bố, ông Trump nói rằng, trong 60 năm qua "quan hệ đồng minh vững như bàn thạch giữa 2 quốc gia chúng ta có vai trò hết sức quan trọng đối với hòa bình, an ninh, và thịnh vượng của Mỹ và Nhật Bản, cũng như của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và toàn thế giới".
Theo Tổng thống Mỹ, "khi môi trường an ninh tiếp tục biến đổi và thách thức mới lộ diện, việc thắt chặt và phát triển sâu hơn nữa quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ là điều thiết yếu".
Ông Trump cũng bày tỏ tin tưởng rằng Nhật Bản sẽ đóng góp ngày càng nhiều hơn cho an ninh song phương, và quan hệ đồng minh giữa 2 nước sẽ tiếp tục phát triển.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định, quan hệ đồng minh Nhật Bản - Mỹ là trụ cột không thể lay chuyển để bảo vệ hòa bình thế giới.
Ông Abe cam kết tăng cường và thắt chặt hơn nữa quan hệ đồng minh cả trong lĩnh vực vũ trụ lẫn không gian mạng, và nói rằng hiệp ước sẽ tồn tại trong 100 năm nữa.
Vào ngày 19-1-1960, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Nobusuke Kishi, tức ông của Thủ tướng Abe, và Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower ký kết Hiệp ước Hợp tác và An ninh song phương sửa đổi. Hiệp ước quy định Mỹ phải bảo vệ Nhật Bản, đồng thời cho phép quân đội Mỹ triển khai căn cứ ở Nhật Bản.
Theo anninhthudo.vn
Nga bắt tay vào sản xuất Hệ thống phòng thủ S-400 cho Ấn Độ Ngày 17/1, Phó Đại sứ Nga tại Ấn Độ Roman Babushkin cho biết, nước này đã bắt tay vào sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Ấn Độ. Năm 2018, Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 5 tỷ 430 triệu USD để mua 5 hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, bất chấp những đe...