Mỹ sẽ triển khai tàu chiến mạnh nhất ứng phó Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ sẽ triển khai tàu khu trục lớp Zumwalt ở Thái Bình Dương, thúc giục Australia gia nhập hạm đội tuần tra của Mỹ để răn đe hành động khiếu khích của TQ.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 Hải quân Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Mỹ sẽ triển khai tàu khu trục lớp Zumwalt ở Biển Đông
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 2 tháng 4 dẫn tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ cho hay, tại một hội nghị ở Australia, Phó tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Paul chỉ ra, Mỹ sẽ triển khai tàu chiến mới nhất – tàu khu trục lớp Zumwalt ở Thái Bình Dương để thực hiện cam kết với đồng minh. Ông đồng thời thúc giục Hải quân Australia cân nhắc điều tàu chiến mới nhất tham gia hạm đội tuần tra “sát thủ truy kích-tiêu diệt” do Mỹ lãnh đạo.
Chuẩn Đô đốc Paul cho rằng, tàu chiến thế hệ mới của Australia, bao gồm tàu khu trục tên lửa, tàu tác chiến đổ bộ cùng với tàu hộ vệ có thể gia nhập kế hoạch triển khai tác chiến “kiểu phân tán sát thương” do Hải quân Mỹ tuyên bố gần đây. Theo thiếu tướng Paul: “Nâng cấp lực lượng lên thành kiểu tấn công, có thể xây dựng môi trường có hiệu quả hơn cho phô diễn sức mạnh một cách thích hợp”.
Theo bài báo, Đô đốc Harry Harris đã bày tỏ lo ngại về mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông nói: “Chúng tôi nhìn thấy Trung Quốc có một chuỗi hành động mang tính khiêu khích đối với các nước nhỏ yếu và sự chênh lệch xa về thực lực giữa Trung Quốc và các nước nhỏ khác, không còn nghi ngờ gì nữa, điều này sẽ làm cho bên ngoài nghi ngờ rắp tâm của Trung Quốc”.
Bài báo cho rằng, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây bất an cho Philippines và Việt Nam. Là đồng minh của Mỹ, Australia cũng bày tỏ quan ngại đối với tình hình, năm 2014 ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự và diễn tập quân sự với Nhật Bản vào năm 2014, mục đích là ngăn chặn lực lượng quân sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 Hải quân Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Trước đó, Tư lệnh Hạm đội 7 Hải quân Mỹ Robert Thomas cũng đã đề nghị Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không tới Biển Đông, đồng thời đề nghị ASEAN thành lập lực lượng trên biển tuần tra liên hợp ở Biển Đông, điều này khiến cho Trung Quốc rất tức giận – PV.
Ngoài ra, theo tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 2 tháng 4, trên tàu chỉ huy USS Blue Ridge của Hạm đội 7 tại Yokohama, Nhật Bản ngày 31 tháng 3, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ Robert Thomas còn cho biết: “Nếu cho phép thực hiện quyền tự vệ tập thể, Hạm đội 7 Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có nhiều cơ hội hơn tham gia diễn tập đa quốc gia”.
Video đang HOT
Theo “Tin tức Tham khảo”, Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về sự phê phán của Đô đốc Mỹ Harry Harris, nhưng Bắc Kinh trước đây luôn nhấn mạnh hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông là “hợp lý” và “hợp pháp”. Trung Quốc nói như vậy nhưng phải xem hành động của Trung Quốc có căn cứ lịch sử và pháp lý hay không, có xâm phạm chủ quyền, lợi ích của nước khác hay không, có vi phạm luật pháp quốc tế hay không… – PV.
Tại hội nghị, Harry Harris nhấn mạnh, Mỹ không thay đổi cam kết đối với tái cân bằng sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương. Hiện nay đang triển khai các bước, cuối cùng đến năm 2020, Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng quân sự của Hải quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có tàu tấn công đổ bộ USS America của Mỹ.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 Hải quân Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Dựng lên “Trường Thành đất cát” có ý đồ đáng quan ngại
Hãng tin CNA Đài Loan ngày 31 tháng 3 dẫn lời Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris cùng ngày cho rằng, Trung Quốc đang thông qua phương thức xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, “dựng lên bức Trường Thành bằng đất cát”, nhưng gây ra sự quan ngại nghiêm trọng về yêu sách lãnh thổ của họ.
Tại Hội nghị hải quân Australia, Đô đốc Harry Harris cho rằng, nhiều quốc gia Biển Đông đều tuyên bố có chủ quyền, “làm gia tăng tình hình căng thẳng khu vực và khả năng phán đoán nhầm tình hình”.
Đô đốc Harry Harris nói: “Nhưng, hiện nay, điều thực sự gây quan ngại ở khu vực này là Trung Quốc đang tiến hành hoạt động xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) chưa từng có”.
Harry Harris nói thêm: “Trung Quốc đang dùng phương thức hút cát lấp đầy đá san hô hiện có, đồng thời rải bê tông lên. Những đá san hô này có một số chìm ngập trong nước. Trung Quốc đến nay đã tạo ra khu đất trên 4 km2″.
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 Hải quân Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Ông chỉ ra, khu vực này vốn nổi tiếng vì đảo tự nhiên đẹp, nhưng “trong vài tháng qua, Trung Quốc đã sử dụng tàu nạo vét và máy xúc, đã dựng lên Trường Thành đất cát và đã tạo ra sự đối lập rõ rệt so với trước đây”.
Đô đốc Harry Harris cho rằng, tốc độ xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc “gây hoài nghi nghiêm trọng về ý đồ của họ”. Ông nói: “Trung Quốc hành động như thế nào sẽ là chỉ tiêu quan trọng để khu vực này rốt cuộc đi theo hướng đối đầu hay hợp tác”.
Theo Đô đốc Harry Harris, Mỹ thúc giục các bên liên quan tuân thủ “Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC)” và cho biết, Mỹ vẫn có kế hoạch triển khai 60% lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương vào năm 2020. Mỹ cho biết, giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông phù hợp với lợi ích quốc gia của họ, Trung Quốc thì cho rằng, yêu sách chủ quyền của họ đối với Biển Đông “có căn cứ lịch sử và phản đối Mỹ can thiệp” (có lẽ Trung Quốc cho rằng, họ có lịch sử cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của Việt Nam?!).
Tàu khu trục USS Zumwalt DDG-1000 Hải quân Mỹ (nguồn mạng sina TQ)
Theo Giáo Dục
Mỹ đưa tàu khu trục tàng hình tới Thái Bình Dương
Ngày 31/3, một lãnh đạo hải quân Mỹ tuyên bố Washington triển khai các tàu khu trục tàng hình hiện đại nhất tới Thái Bình Dương do lo ngại nguy cơ bất ổn ở khu vực này.
Tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt siêu hiện đại của hải quân Mỹ. Ảnh: Navy.mil
Theo báo Wall Street Journal, tại Canberra (Australia), chuẩn đô đốc Christopher Paul thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Washington quyết duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ ở khu vực. Mỹ sẽ triển khai thêm hàng loạt tàu chiến hiện đại tới Thái Bình Dương, trong đó có tàu khu trục lớp Zumwalt.
Tàu khu trục lớp Zumwalt là loại tàu chiến hiện đại nhất của hải quân Mỹ, chi phí mỗi chiếc lên đến 3,45 tỷ USD. Tàu Zumwalt dài 180 m, đạt tốc độ tối đa 56 km/giờ, được trang bị các loại tên lửa hùng mạnh như Tomahawk hay Sea Sparrow. Tàu Zumwalt có thể chở theo máy bay trực thăng và được trang bị hệ thống chống rađa cực kỳ hiện đại.
Bảo vệ an ninh
"Khu vực Thái Bình Dương đang có nhiều thay đổi và thế giới đã trở nên kém an toàn hơn. Có những kẻ muốn cản trở tự do hàng hải và hạn chế đi lại trên vùng biển quốc tế, bồi đắp đất xây đảo trái phép, tạo ra các vùng cấm và đe dọa láng giềng", chuẩn đô đốc Paul khẳng định.
Ông Paul nhấn mạnh Mỹ muốn Australia và Nhật mở rộng hoạt động quân sự ở Thái Bình Dương để hỗ trợ Mỹ đảm bảo an ninh khu vực. Ông đánh giá thế hệ tàu chiến mới của Australia, bao gồm các tàu khu trục tên lửa và tàu đổ bộ có thể chở 1.000 binh sĩ và trực thăng, hoàn toàn phù hợp với chiến lược mới tại Thái Bình Dương.
Chuẩn đô đốc Paul cho rằng Australia là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương. Australia đang có kế hoạch hiện đại hóa quân đội và sẽ mua ít nhất 72 máy bay chiến đấu tàng hình F-35, hàng loạt tàu chiến mới và xây dựng một hạm đội tàu ngầm trị giá khoảng 50 tỷ USD.
Chuẩn đô đốc Paul cho biết các tàu chiến Australia hoàn toàn có thể phối hợp với tàu khu trục Zumwalt của Mỹ trong các sứ mệnh bảo vệ an ninh trên Thái Bình Dương, ví dụ như "bảo vệ một hòn đảo nhỏ không có người ở".
Tháng trước, các lãnh đạo hải quân Mỹ cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang xem xét kế hoạch triển khai tàu chiến tại Australia và tăng cường tập trận với Ấn Độ.
Mỹ, Nhật mở rộng chiến dịch hải quân
Theo Reuters, cùng ngày ở Tokyo (Nhật), đô đốc Robert Thomas, tư lệnh hạm đội 7 của Mỹ, tuyên bố việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe theo đuổi quyền phòng vệ tập thể (CSD) sẽ giúp hải quân Nhật và Mỹ tăng cường hợp tác ở Thái Bình Dương.
"CSD giúp hạm đội 7 và Lực lượng phòng vệ biển Nhật (JMSDF) tập trận và hoạt động khắp Thái Bình Dương cũng như Ấn Độ Dương một cách dễ dàng hơn", đô đốc Thomas nhấn mạnh. Ông khẳng định lực lượng Nhật có thể hoạt động ở vùng biển và vùng trời quốc tế tại bất cứ đâu trên thế giới.
Trước đó Nhật và Mỹ đã tuyên bố đến cuối tháng 6 sẽ ra quyết định về các hướng dẫn mới đối với quan hệ liên minh. Các thay đổi này sẽ giúp Nhật đóng vai trò quân sự to lớn hơn trong khu vực. Ở Tokyo, đô đốc Thomas đã thảo luận với tư lệnh JMSDF Eiichi Funada về các chiến dịch quân sự chung như chống cướp biển, chống buôn người và cứu hộ.
Lực lượng hai nước cũng sẽ tổ chức tập trận ở nhiều địa điểm mới tại châu Á. Hạm đội 7 vẫn là lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á với 80 tàu chiến, 140 máy bay và 40.000 binh sĩ. JMSDF có khoảng 120 tàu chiến, bao gồm hơn 40 tàu khu trục và 20 tàu ngầm.
Theo Tri Thức
Mỹ chậm bàn giao khu trục hạm Zumwalt vì trục trặc công nghệ Những vấn đề phát sinh từ công nghệ phức tạp được trang bị trên khu trục hạm tàng hình lớp Zumwalt đã buộc Hải quân Mỹ trì hoãn kế hoạch bàn giao 2 chiếc đầu tiên, theo Sputnik News. Khu trục hạm Zumwalt của Hải quân Mỹ - Ảnh: Reuters Thời gian giao chiếc khu trục hạm lớp Zumwalt đầu tiên, cũng có...