Mỹ sẽ triển khai các tàu tác chiến LSC ở Nhật Bản
Theo mạng tin tức Nhật Bản, Tư lệnh Hải quân Mỹ Greenert tuyên bố rằng, Mỹ sẽ triển khai tàu chiến ven bờ LSC (Littoral Combat Ship) tiên tiến nhất ở căn cứ Sasebo thuộc tỉnh Nagasaki – Nhật Bản.
Tàu tác chiến ven bờ LSC (Littoral Combat Ship) là một trong những thiết kế chiến hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ, nó chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tác chiến mặt nước, chống ngầm và chống thủy lôi ở khu vực ven bờ nhưng không chỉ đơn thuần là ven bờ biển nước Mỹ mà trên toàn thế giới.
Hiện nay, hải quân Mỹ đang sử dụng 2 loại tàu tác chiến ven bờ thuộc 2 lớp hoàn toàn khác nhau. Các tàu thuộc lớp “Independence” (Độc Lập) được đánh số chẵn như LSC-2, LSC-4… Đây là lớp tàu được thiết kế kiểu 3 thân vỏ nhôm, là sản phẩm của hãng Austal (Mỹ).
Tàu tác chiến ven bờ lớp “Freedom” (Tự Do) là sản phẩm của hãng Lockheed Martin có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Đây là lớp tàu được đánh số lẻ trong các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ, bắt đầu từ LSC-1, LSC-3… Hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 6 tàu thuộc mỗi lớp.
Tàu tác chiến ven bờ LSC-2 Independence là chiếc đầu tiên thuộc lớp Independence
Video đang HOT
Trong tháng tư năm nay, tàu tác chiến ven bờ LSC-1 Freedom, lớp Freedom đã được triển khai đến thường trực trên biển Đông ở căn cứ của Mỹ tại Singapore, hiện nay, Mỹ tiếp tục triển khai các chiến hạm loại này đến khu vực biển Hoa Đông.
Đô đốc Greenert nói rằng, kế hoạch triển khai các tàu chiến duyên hải ở căn cứ Sasebo của Hải quân Mỹ sẽ hoàn thành vào năm 2018 hoặc 2019.
Đô đốc Greenert còn cho biết, bắt đầu vào năm 2019, Hoa Kỳ sẽ triển khai máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F35-A ở phía tây Thái Bình Dương. Nhưng ông không khẳng định liệu có triển khai khai máy bay chiến đấu tàng hình F35 ở Nhật Bản hay không.
Tuy nhiên, trong tương lai chắc chắn F-35A sẽ có mặt ở Nhật Bản. Hiện nay, Nhật đã xác định sẽ mua sắm 42 chiếc máy bay chiến đấu F-35A, trong đó 4 chiếc do Mỹ lắp ráp, còn lại 38 chiếc sẽ do các công ty Nhật Bản tự chế tạo và lắp ráp với đơn giá khoảng trên 120 triệu USD/chiếc.
Tàu tác chiến ven bờ LSC-3 Fort Worth là chiếc thứ 2 thuộc lớp Fredom
Tháng 1-2014, Nhật cũng sẽ chạy đua cùng với Hàn Quốc và Alaska để đón nhận máy bay F-35A thuộc chương trình triển khai loại máy bay chiến đấu này ra các căn cứ nước ngoài của Mỹ. Tham gia “cuộc đấu” này gồm có 3 địa điểm là căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc cùng với 2 căn cứ không quân Kadena và Misawa của Nhật Bản.
Căn cứ không quân Eielson ở bang Alaska của Mỹ cũng tham gia chương trình này bởi vì nó là 1 trong 2 bang nằm ở nước ngoài của Mỹ (cùng với Hawaii). Rất có khả năng Mỹ sẽ lựa chọn cả căn cứ Eielson của Alaska và 1 trong số 3 căn cứ của Nhật, Hàn để triển khai F-35A.
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc bám đuôi, hiện rõ trên radar tàu sân bay Mỹ
Ngày 8-11, nhóm tác chiến tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS George Washington đã cập cảng Hồng Công bắt đầu chuyến thăm định kỳ thành phố cảng này.
Theo kế hoạch, nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington, bao gồm siêu tàu sân bay lớp Nimitz và 4 tàu chiến khác, sẽ ở thăm Hồng Công trong khoảng 5 ngày.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ngay sau khi đến Hồng Công, Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery cho rằng, các sự kiện quân sự là một phần quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc.
Theo ông, chuyến thăm cảng này là một ví dụ điển hình của sự kiện đó, nơi các chỉ huy cao cấp trong nhóm tác chiến giao lưu với những người đồng cấp quân đội Trung Quốc và thảo luận việc xây dựng quan hệ đối tác, tăng cường niềm tin và sự minh bạch giữa hai bên.
Trong khi ở thăm Hồng Công, khoảng 5.500 thủy thủ của nhóm tác chiến tàu sân bay này cũng sẽ có cơ hội thưởng thức văn hóa và các món ăn của thành phố này.
Tàu sân bay USS George Washington
Trước đó, khi đang hoạt động trên biển Đông hôm 7-11, nhóm tác chiến tàu sân bay USS George Washington đã đón tiếp các sĩ quan quân đội Trung Quốc lên thăm tàu, như một phần của nỗ lực cam kết với quân đội Trung Quốc vốn đang lo lắng về sự gia tăng hoạt động của quân đội Mỹ ở châu Á.
Tuy nhiên, chỉ cách tàu sân bay USS George Washington có 30 km là một tàu khu trục của hải quân Trung Quốc nằm gọn trong màn hình radar bảo vệ của các tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ. Chiếc tàu khu trục này được cho là bám theo để theo dõi hoạt động của nhóm tàu chiến Mỹ.
Chuẩn Đô đốc Mark Montgomery, tư lệnh nhóm tác chiến, đã chỉ tay về phía chiếc tàu khu trục Trung Quốc đang bị che khuất bởi mây mù và thừa nhận rằng, những cuộc chạm trán như vậy giữa các cường quốc đối thủ hiện nay là chuyện bình thường.
Theo ANTD
Nối gót HQ-182 Hà Nội, tầu ngầm Kilo Hồ Chí Minh về nước tháng 1-2014 Chiếc tau ngâm diesel-điên lớp Varshavyanka thuộc Dự án 636 (NATO gọi là Kilo) thứ 2 mang tên Hồ Chí Minh, có thể nhận tiếp vào tháng 1-2014, trong khi Kilo Hải Phòng đã được hạ thuỷ... Ngày 7-11, nguôn tin thuôc nganh công nghiêp quôc phong Nga cho biêt, nươc nay se ban giao hai chiêc tau ngâm diesel-điên lớp Varshavyanka thuộc...