Mỹ sẽ triển khai 1.500 quân đến Trung Đông đối phó Iran
Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cử khoảng 1.500 binh sỹ Mỹ tới Trung Đông, chủ yếu như một biện pháp phòng vệ, trong bối cảnh căng thẳng tăng cao với Iran.
Theo một số nguồn tin trước đó, lực lượng được cử đến Trung Đông sẽ giúp tăng cường sự phòng vệ của Mỹ trong khu vực. Các lực lượng này cũng bao gồm các kĩ sư.
Lính Mỹ tại Trung Đông
“Chúng tôi muốn có sự bảo vệ tại Trung Đông. Chúng tôi sẽ cử một số lượng khá nhỏ binh lính, chủ yếu là để phòng ngừa và một số người tài năng đến Trung Đông. Tôi không nghĩ, Iran muốn xảy ra chiến tranh với Mỹ thời điểm này, nhưng họ cũng không thể sở hữu vũ khí hạt nhân. Với Thỏa thuận đã kí dưới thời cựu Tổng thống Obama, Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân trong vòng 5 đến 6 năm nữa. Iran không thể có vũ khí hạt nhân”, Tổng thống Donald Trump phát biểu trước khi rời Nhà Trắng lên đường thăm Nhật Bản.
Quân đội Mỹ đã triển khai tàu sân bay và máy bay ném bom cùng tên lửa Patriot tới Trung Đông đầu tháng này, trong phản ứng với những gì mà Mỹ cho rằng là mối đe dọa của Iran đối với lợi ích của Mỹ trong khu vực.
Video đang HOT
Căng thẳng gia tăng giữa Iran và Mỹ leo thang trong những tuần gần đây khi Mỹ thắt chặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này. Đầu tuần này, Tổng thống Trump cũng cảnh báo sẽ “hủy diệt” Iran, nếu nước này tấn công lợi ích của Mỹ tại Trung Đông.
PHẠM HÀ/VOV
Theo VTC
Hoạt động quân sự của Mỹ ở Trung Đông đẩy căng thẳng với Iran leo thang
Gần đây một nhóm tác chiến tàu sân bay hướng tới Vịnh Ba Tư, "pháo đài bay" B-52 hạ cánh xuống các căn cứ trên sa mạc, Lầu Năm Góc đưa tên lửa Patriot và tàu đổ bộ đến Trung Đông. Những diễn biến dồn dập này khiến Iran không thể ngồi yên.
Tàu USS Abraham Lincoln khi di chuyển qua Kênh đào Suez tại Ai Cập. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết ngày 5/5, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đồng ý điều động nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tới Trung Đông. Cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nói "Mỹ không muốn chiến tranh với Chính quyền Iran nhưng chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào".
Ngoài hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, nhiều máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã hạ cánh tại Qatar và một số địa điểm ở Tây Nam Á trong những ngày gần đây. Ngày 10/5, Lầu Năm Góc tuyên bố đưa tên lửa Patriot quay trở lại Trung Đông, đồng thời cử tàu đổ bộ USS Arlington thực hiện hành trình tương tự.
Trên thực tế, trước cả khi Mỹ triển khai lực lượng lớn gây chú ý như trên, Washington đã duy trì một mạng lưới rộng lớn các căn cứ quân sự khắp Vịnh Ba Tư từ năm 1991 - thời điểm xảy ra Chiến tranh Vùng Vịnh. Sự hiện diện này luôn khiến Iran dè chừng.
Tình hình những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước khiến Tổng thống Mỹ khi đó Jimmy Carter ban hành Học thuyết Carter, trong đó nhấn mạnh Mỹ sẽ dùng lực lượng quân sự để bảo vệ lợi ích của quốc gia này tại Vịnh Ba Tư.
Đến năm 1990, khi Iraq đưa quân đánh quốc gia hàng xóm Kuwait, Mỹ đã thống nhất thỏa thuận quốc phòng với nhiều quốc gia Arab Vùng Vịnh dẫn đến việc thiết lập hàng loạt căn cứ quân sự tại khu vực. Trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001, thủ lĩnh al-Qaida là Osama bin Laden đã lấy việc quân đội Mỹ hiện diện tại Saudi Arabia làm cái cớ để chỉ trích.
Việc Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003 và sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ngày càng khiến Washington tin vào sự hiện diện của các căn cứ trong khu vực.
Hạm đội số 5 của Hải quân Mỹ có căn cứ tại Bahrain với hơn 7.000 binh sĩ. Bên cạnh đó, Kuwait là nơi đồn trú của 13.000 binh sĩ Mỹ. Bên cạnh đó, tại UAE còn có 5.000 binh sĩ Mỹ, phần lớn đồn trú tại căn cứ không quân Al Dhafra ở Abu Dhabi.
Căn cứ không quân Al Udeid của Qatar cũng có khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ. Trong khi đó, nhiều thành viên lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng hoạt động tại Yemen tham gia chiến dịch do Saudi Arabia dẫn đầu. Mỹ cũng tiến hành chiến dịch không kích bằng máy bay không người lái kéo dài nhiều năm nhằm vào al-Qaida tại Bán đảo Arab.
Về phần Iran, quốc gia này luôn nghi ngờ sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các nước trong khu vực. Điểm khiến Iran đặc biệt để mắt là Eo Hormuz, nơi được coi là tuyến đường biển vận tải quốc tế huyết mạnh. Lực lượng Mỹ thường xuyên xuất hiện tại Eo Hormuz bất chấp nhiều lần đối mặt căng thẳng với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Iran cho rằng hành động này sẽ giống như việc Tehran cử chiến hạm tới Vịnh Mexico.
Theo giới quan sát, mọi hoạt động quân sự của Iran, và tất nhiên cả những động thái phô trương sức mạnh và điều động lực lượng của Mỹ tại Trung Đông, những năm qua đều tiềm ẩn các nguy cơ làm bùng phát xung đột và đẩy quan hệ giữa Tehran và Washington leo thang căng thẳng.
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Leo thang căng thẳng Mỹ - Iran Ngày 11-5, hãng BBC đưa tin Lầu Năm Góc công bố đang triển khai tàu tấn công đổ bộ USS Arlington cùng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng với Iran đang leo thang. Tàu đổ bộ USS Arlington và hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot Đe dọa lẫn nhau Tàu đổ bộ USS...