Mỹ sẽ trả hết nợ trước khi rời WHO
Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ sẽ trả hết số tiền đã cam kết góp cho WHO, một ngày sau khi Trump tuyên bố rút khỏi tổ chức này.
“Chúng tôi sẽ làm việc với quốc hội về khoản ngân sách này”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm 8/7, đề cập đến số tiền Mỹ cam kết đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhưng chưa chuyển. “Chúng tôi sẽ thanh toán khoản nợ”.
Mỹ hôm 7/7 gửi thông báo rời khỏi WHO vì cách tổ chức này phản ứng với Covid-19 và thiên vị Trung Quốc trong đại dịch. Để chính thức rút khỏi WHO, Mỹ cần thông báo trước một năm và thanh toán mọi khoản tiền đã cam kết trước ngày ấn định rời khỏi tổ chức này vào 6/7/2021. Theo hồ sơ do WHO cung cấp, Mỹ còn nợ hơn 99 triệu USD tiền cam kết viện trợ.
“Tổng thống đã nói rõ rằng chúng ta không thể bảo trợ cho một tổ chức không đủ năng lực và không thực hiện đúng chức năng cơ bản của nó”, Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao Mỹ tại thủ đô Washington hôm 8/7. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Trump lần đầu đe dọa rời khỏi WHO hồi tháng 5 nếu tổ chức này không cải cách trong vòng một tháng sau khi Tổng giám đốc WHO nhận được công hàm từ phía Mỹ. Tổng thống Mỹ cho rằng WHO “đã nhiều lần mắc sai lầm” và cách tổ chức này phản ứng với đại dịch “gây tốn kém cho thế giới”.
Trump cũng chỉ trích cách thức mà WHO xử lý đại dịch là thiên vị Trung Quốc, dù ban đầu ông cũng ca ngợi cách Trung Quốc ứng phó Covid-19.
“Đây là một tổ chức đã mắc sai lầm trong ứng phó SARS, tiếp theo là Ebola”, Pompeo nói. “Mỹ từng phải tạo ra một hệ thống riêng là PEPFAR để thực hiện công việc ngăn chặn và đưa ra các giải pháp cho đại dịch HIV/AIDS”.
Một số nghị sĩ Mỹ phản đối quyết định rút khỏi WHO của Trump trong thời điểm này. Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cố vấn y tế của Nhà Trắng, cho rằng “WHO là một tổ chức không hoàn hảo, mắc một số sai lầm nhưng nó cũng làm được nhiều điều hữu ích. Thế giới cần WHO”.
Trung Quốc hôm qua cũng chỉ trích quyết định rút khỏi WHO của Mỹ, cho rằng nó sẽ ảnh hưởng khả năng ứng phó Covid-19 của thế giới và tác động nghiêm trọng tới các nước đang phát triển vốn đang rất cần sự hỗ trợ quốc tế.
WHO: Thế giới bước vào 'giai đoạn nguy hiểm'
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định nhân loại đang tiến đến giai đoạn mới và nguy hiểm của đại dịch, khi các tường hợp nhiễm nCoV đạt mức cao kỷ lục.
Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đề cập số trường hợp dương tính toàn cầu được báo cáo chỉ riêng hôm 18/6 là 150.000, cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Gần một nửa số này là từ châu Mỹ, phần khác là ở Nam Á và Trung Đông.
"Nhiều người đã chán ngấy với việc phải ở nhà. Các quốc gia vì thế mà nỗ lực nới lệnh giãn cách và mở cửa lại nền kinh tế. Nhưng virus vẫn đang lây lan nhanh chóng. Nó còn nguy hiểm và hầu hết người dân dễ mắc bệnh", ông Tedros nói.
Hiện Mỹ vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với hơn 2,1 triệu người nhiễm nCoV và ít nhất 118.000 ca tử vong. Các trường hợp dương tính trung bình tăng hơn 15% so với tuần trước.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp báo tại Geneva, Thuỵ Sĩ hồi tháng 3. Ảnh: WHO
Người đứng đầu WHO cho biết các nhà lãnh đạo và công chúng cần đề cao cảnh giác đối với virus, tập trung vào những cách phòng ngừa cơ bản.
"Duy trì giãn cách xã hội, ở nhà nếu bạn cảm thấy không khoẻ. Che cả mũi và miệng khi ho. Đeo khẩu trang nếu cần thiết và nhớ rửa tay", ông phát biểu.
WHO cũng từng cảnh báo rằng sau đại dịch, các nước có thể không quay trở lại hoạt động phát triển kinh tế như bình thường được nữa. Cơ quan cho rằng chính phủ cần xử lý hệ quả trước mắt của Covid-19, khi các ca nhiễm mới đã giảm ở một số quốc gia, nhưng đạt đỉnh hoặc trên đà tăng trở lại tại các khu vực khác.
Tedros nhận định thế giới sẽ khắc phục được đại dịch, đồng thời có kinh nghiệm hơn để ứng phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Tuy nhiên tổ chức lo ngại về tình hình ở những nước thu nhập thấp và trung bình.
"Covid-19 đã chứng minh rằng không nơi nào là an toàn cho đến khi dịch bệnh hoàn toàn được đẩy lùi. Cách duy nhất là bỏ qua vấn đề chính trị, thực sự hợp tác để tạo ra sự khác biệt", ông nói.
Các chuyên gia trên thế giới đang ráo riết chạy đua để phát triển loại vaccine phòng ngừa nCoV. Hiện có ít nhất 141 "ứng viên" đang trong giai đoạn nghiên cứu, ít nhất 13 loại đã được thử nghiệm lâm sàng, theo WHO.
Tổ chức nhận định có được một loại vaccine an toàn và hiệu quả là hành trình khó khăn, lưu ý rằng các nhà khoa học chưa từng tìm ra cách thức ngăn ngừa bất cứ virus chủng corona nào, ngay cả sau khi SARS và MERS bùng phát.
WHO 'giữa hai làn đạn' Mỹ - Trung Khi gửi "tối hậu thư" cho WHO tuần trước, Trump dường như trông đợi đòn đánh của ông có thể mang lại nhiều tác động hơn thực tế. Trong lá thư dài 4 trang, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebryesus cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về cách ứng phó với đại dịch,...